Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về lễ hội "Vía Bà chúa xứ Núi Sam" (Châu Đốc, An Giang)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10.754
13
4
Trịnh Quang Đức
19/02/2019 19:57:46
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, tạo nên một mùa lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Sau khi xây dựng, miếu được một người trông nom cai quản gọi là Từ. Ban đầu, các hoạt động cúng bái còn khá lẻ tẻ và đơn sơ, tuy nhiên sau năm 1870, khi miếu được trùng tu khang trang đã thu hút người dân thập phương nên Lễ hội Bà Chúa Xứ từ đó cũng trở nên phổ biến. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 23/4 đến ngày 27/4 âm lịch, ngày chính vía là 25/4 âm lịch, là ngày tượng Bà an vị sau khi khiêng xuống núi. Các nghi thức cúng bái sẽ được các hương chức trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi cử hành các nghi thức, vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, Ban quản trị miếu bầu ra chủ lễ với các tiêu chí như ngoài 60 tuổi và vẫn khỏe mạnh, còn đủ vợ đủ chồng, con cái đông đủ cả trai cả gái và đạo đức tốt.

Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới, còn y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và ban cho khách trẩy hội như một hình thức cầu an, cầu may.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà được tiến hành lúc 15h ngày 24/4 âm lịch. Tương truyền, Thoại Ngọc Hầu là một danh tướng lẫy lừng thời Nguyễn, từng là trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, người có công lớn trong công cuộc khẩn hoang lập ấp, đào kênh đắp đường, xây dựng và bảo vệ vùng đất mới. Một trong những đóng góp to lớn nhất của Thoại Ngọc Hầu chính là lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5km, xây dựng từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4500 nhân công. Sau khi hoàn thành, ông cho khắc bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn nhưng còn văn bia trong sử sách. Các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu mặc lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu làm Lễ thỉnh sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết được tổ chức vào đêm 25, rạng sáng 26/4 âm lịch. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Cuối cùng, văn tế được hóa cùng một ít giấy vàng mã. Tiếp ngay sau Lễ Túc Yết là đến Lễ Xây Chầu – Hát Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong Ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương. Lễ khai hội thường tổ chức vào trước đêm Lễ tắm Bà, tức là phần trước lễ truyền thống. Chương trình khai hội khá đặc sắc, phong phú với các tiết mục được sân khấu hóa như biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa hay ca múa nhạc dân tộc Khmer. Sau đó, Lễ phục hiện sẽ được tiến hành với ý nghĩa tái hiện bối cảnh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam theo truyền thuyết.

Hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ thu hút hàng nghìn khách thập phương đến hành hương chiêm bái, đóng góp cho việc tôn tạo miếu. Ngoài việc trùng tu miếu, Ban quản lý sử dụng một phần số tiền đóng góp để làm phúc lợi xã hội.

Nhờ có Lễ Bà Chúa Xứ, hàng năm, những người tham gia lễ hội đã giúp tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đời sống dần trở nên ổn định hơn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vẫn luôn là nét văn hóa cộng đồng đặc sắc của các dân tộc, nét hành hương tâm linh đặc trưng của Nam bộ. Ý nghĩa của Lễ hội không chỉ dừng lại ở văn hóa tâm linh mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc với những trang sử vẻ vang chói lọi cũng như các đóng góp cho xã hội. Du khách đến với Lễ hội không chỉ là tham gia một nét văn hóa vùng miền, mà còn tận mắt chứng kiến các chứng tích lịch sử mà ông cha ta đã dày công xây dựng và giữ gìn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
2
Nguyễn Đình Thái
19/02/2019 19:57:46

Vào những năm 1820, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu biên giới nước ta. Khi đến núi Sam, trông thấy tượng Bà, chúng hì hục dùng đủ mọi cách để khiêng tượng Bà xuống núi, nhưng khi vừa đi được một đoạn ngắn thì kì lạ thay, tượng Bà bỗng nặng trĩu đến cả chục binh sĩ trai tráng cũng không thể bê nổi. Khi đó, một tên trong đám giặc nổi giận, đạp vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay lập tức bị trừng phạt đau đớn.

Một thời gian sau, nhiều người trong làng luôn mơ thấy tượng Bà hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ, báo mộng dân làng khiêng bà xuống núi lập miếu thờ, bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, bảo vệ dân làng khỏi nạn giặc cỏ. Vậy là cả làng lên khiêng tượng Bà Chúa Xứ xuống núi để xây miếu thờ cúng, nhưng không hiểu sao tất cả thanh niên lực lưỡng trong làng cũng không thể bê tượng Bà lên. Khi ấy, một cô gái tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và báo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh khiêng bà. Quả nhiên, 9 cô gái di chuyển Bà một cách dễ dàng và khi xuống đến chân núi, tượng Bà trở nên nặng không thể di chuyển được, dân làng hiểu rằng Bà đã chọn vị trí này để làm miếu cho mình.

Tượng Bà cao khoảng 1m65, theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, tượng Bà thuộc loại tượng thần Visnu, tạc dáng người ngồi nghĩ ngợi quý phái vương giả. Chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, có thể được tạc vào cuối thế kỷ VI. Theo một số nghiên cứu khác, tượng Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu, điểm tô lại trở thành Bà Chúa Xứ quyền thế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tượng Bà Chúa Xứ vẫn là còn là điều bí ẩn.

Ban đầu, miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng khá sơ sài, nằm trên vùng đất trũng và lợp bằng lá tre, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra con đường làng và cánh đồng bát ngát. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến năm 1992, di tích quốc gia miếu Bà Chúa Xứ hoàn thành khá quy mô với khu Đông Lang, Tây Lang, chánh điện, nhà khách… Ngay lối chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền uy linh thiên của Bà Chúa Xứ:

Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng.

Dịch nghĩa là:

Cầu tất được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết

Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi.

Sau khi xây dựng, miếu được một người trông nom cai quản gọi là Từ. Ban đầu, các hoạt động cúng bái còn khá lẻ tẻ và đơn sơ, tuy nhiên sau năm 1870, khi miếu được trùng tu khang trang đã thu hút người dân thập phương nên Lễ hội Bà Chúa Xứ từ đó cũng trở nên phổ biến. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 23/4 đến ngày 27/4 âm lịch, ngày chính vía là 25/4 âm lịch, là ngày tượng Bà an vị sau khi khiêng xuống núi. Các nghi thức cúng bái sẽ được các hương chức trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi cử hành các nghi thức, vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, Ban quản trị miếu bầu ra chủ lễ với các tiêu chí như ngoài 60 tuổi và vẫn khỏe mạnh, còn đủ vợ đủ chồng, con cái đông đủ cả trai cả gái và đạo đức tốt.

Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới, còn y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và ban cho khách trẩy hội như một hình thức cầu an, cầu may.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà được tiến hành lúc 15h ngày 24/4 âm lịch. Tương truyền, Thoại Ngọc Hầu là một danh tướng lẫy lừng thời Nguyễn, từng là trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, người có công lớn trong công cuộc khẩn hoang lập ấp, đào kênh đắp đường, xây dựng và bảo vệ vùng đất mới. Một trong những đóng góp to lớn nhất của Thoại Ngọc Hầu chính là lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5km, xây dựng từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4500 nhân công. Sau khi hoàn thành, ông cho khắc bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn nhưng còn văn bia trong sử sách. Các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu mặc lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu làm Lễ thỉnh sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết được tổ chức vào đêm 25, rạng sáng 26/4 âm lịch. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Cuối cùng, văn tế được hóa cùng một ít giấy vàng mã. Tiếp ngay sau Lễ Túc Yết là đến Lễ Xây Chầu – Hát Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong Ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương. Lễ khai hội thường tổ chức vào trước đêm Lễ tắm Bà, tức là phần trước lễ truyền thống. Chương trình khai hội khá đặc sắc, phong phú với các tiết mục được sân khấu hóa như biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa hay ca múa nhạc dân tộc Khmer. Sau đó, Lễ phục hiện sẽ được tiến hành với ý nghĩa tái hiện bối cảnh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam theo truyền thuyết.

Hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ thu hút hàng nghìn khách thập phương đến hành hương chiêm bái, đóng góp cho việc tôn tạo miếu. Ngoài việc trùng tu miếu, Ban quản lý sử dụng một phần số tiền đóng góp để làm phúc lợi xã hội.

Nhờ có Lễ Bà Chúa Xứ, hàng năm, những người tham gia lễ hội đã giúp tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đời sống dần trở nên ổn định hơn.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vẫn luôn là nét văn hóa cộng đồng đặc sắc của các dân tộc, nét hành hương tâm linh đặc trưng của Nam bộ. Ý nghĩa của Lễ hội không chỉ dừng lại ở văn hóa tâm linh mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc với những trang sử vẻ vang chói lọi cũng như các đóng góp cho xã hội. Du khách đến với Lễ hội không chỉ là tham gia một nét văn hóa vùng miền, mà còn tận mắt chứng kiến các chứng tích lịch sử mà ông cha ta đã dày công xây dựng và giữ gìn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×