Câu 2:
Một tác phẩm văn học đồng thời thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đều có sức thu hút mãnh liệt đối với người đọc. Một trong các tác phẩm như thế đó là Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống tối tăm tủi cực của những người dân lao động miền núi dưới ách thống trị của bọn chúa đất vùng cao. Họ bị vùi dập quyền sống, bị áp bức, đè nén hết sức nặng nề. Mị và A Phủ là những hình ảnh tiêu biểu cho số phận của người nông dân nghèo miền núi trước ách cai trị bạo tàn của thế lực thống trị nơi đây. Mị và A Phủ đều là nạn nhân dưới ách thống trị tàn bạo. Trở thành “dâu gạt nợ” trong nhà thống lý, Mị sống một cuộc đời tủi cực, đắng cay. Còn A Phủ cũng phải sống cuộc đời của người ở trừ nợ cho nhà thống lý. Cả hai đều bị đọa đầy trong kiếm sống nô lệ, bị bóc lột sức lao động,bị thế lực thống trị chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Mị có thể bị đánh đập bất cứ lúc nào, và đã hơn một lần Mị thổn thức kiếp sống không bằng một con vật. Ở cái xã hội đó, họ coi kiếp người không bằng thân con trâu, con bò.
Tác phẩm cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết chân thực về đời sống văn hóa, phong tục vùng cao Tây bắc. Cuộc sống ở đây mang những bản sắc riêng, không bị trộn lẫn với các vùng miền khác. Đặc biệt là không khí tết được tác giả tái hiện lại : “ Trong các làng Mèo….sân chơi trước nhà”., “ở mỗi đầu làng…thổi khèn và nhảy”. Sở dĩ có được những am hiểu sâu sắc về các tục lệ của người miền núi như vậy, tác giả đa phải tham gia chuyến đi thực tế Tây bắc năm 1952. Được sống và gắn bó với mảnh đất và con người Tây Bắc nên Tô Hoài có những am hiểu vô cùng tinh tế và sâu sắc về cảnh vật và con người nơi đây. Đặc biệt, cảnh xử kiện A Phủ cũng là một bức tranh đượm màu sắc của miền núi. Bọn chức viên thì ngồi và nằm dài bên khay đèn hút thuốc phiện, A Phủ thì phải quỳ và bị chửi bị đánh đập nhiều lần. “Cứ như thế…càng hút”. Có thể thấy được lối xử kiện dã man và tán ác nhất, khi mà ở đó hiện hình rõ sự bất công. Luật pháp nằm trong tay kẻ thống trị.
Cùng với giá trị hiện thưc thì tác phẩm cũng thể hiện những giá trị tư tưởng nhân đạo của tác giả. Trước hết, nhà văn gửi vafoo đó niềm cảm thương sâu sắc với số phận của những người dân lao động miền núi bị đọa đầy dưới xiềng xích phong kiến lạc hậu, ác độc. Đặc biệt là hai nhân vật Mị và A Phủ, nhà văn gửi trọn sự thấu hiểu, đồng cảm với hoàn cảnh khốn khổ và cùng cực của họ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động miền núi. Họ không chỉ là những con người thật thà, chất phát, cam chịu mà họ còn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Mặc dù thế lực thống trị có ác độc hủy hoại nhân phẩm, chà đạp thể xác và tinh thần đến đâu cũng không thể hủy diệt được sức sống tiềm tàng mà tiêu biểu là Mị và A phủ. Bên cạnh đó còn là sự đồng cảm với khát vọng sống, khát vọng tự do của những con người bị áp bức. Điều này thấy rõ được trong đêm tình mùa xuân khi sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy.
Đặc biệt, giá trị nhân đạo còn được thể hiện ở việc nhà văn lên án và tố cáo bộ mặt tác ác của những kẻ thống trị. Tác giả thể hiện sự coi thường, khinh bỉ đối vớ hội nhà thống lý Pá Tra.
Như vậy, có thể thấy rằng, “Vợ chồng A Phủ” vừa mang giá trị hiện thực đồng thời mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Chính những điều này tạo nên sức hút của tác phẩm còn đọng mãi về sau.