Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Buổi đầu mới giành độc lập, đất nước ta còn chưa cường thịnh. Trong mấy chục năm mà đã thay đổi sự trị vì tới ba vương triều. Các triều đại Đinh, Tiền Lê số vận ngắn ngủi thực là đau xót! Sự suy vong nhanh chóng của các vương triều là tiếng chuông cảnh báo về sự tồn vong của dân tộc, của quốc gia. Không thể để kẻ thù có cơ hội đặt lại nền thống trị. Thành quả của hơn một ngàn năm đấu tranh kiên cường bền bỉ của bao thế hệ lẽ nào lại để mất? Không những phải giữ yên giang sơn bờ cõi mà còn phải đưa đất nước ta phát triển hùng cường. Làm thế nào để cho Đại Việt phát triển thành một quốc gia hùng mạnh? Đó là nguyện vọng của một vị hoàng đế và cũng là nguyện vọng của muôn dân trăm họ. Ý nguyện của nhân dân đã thôi thúc hoàng đế Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Trong Chiếu dời đô Lí Thái Tổ đã bày tỏ rõ: …Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu của Thương, Chu, cứ đóng yến đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.
Huống gì thành Đại La, kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngồi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bổn phương trời đất cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Nếu như khát vọng độc lập trong Chiếu dời đô thể hiện ở nguyện vọng xây dựng một đất nước phồn thịnh, với sự trị vì của các đế vương muôn đời thì ở Hịch tướng sĩ, khát vọng ấy lại được biểu lộ bằng tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc thù. Cả bài hịch sục sôi một tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Trần Quốc Tuấn đã mài sắc ý chí chiến đấu của ba quân tướng sĩ bằng cách thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, căm thù giặc trong họ, thức tỉnh lòng tự tôn và ý thức dân tộc trong họ, chỉ ra cho họ thấy trách nhiệm của kẻ làm tướng cũng như nghĩa vụ của bề tôi; cao hơn nữa là trách nhiệm của một người dân trước sự tồn vong của đất nước. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc thù trở thành tư tưởng chủ đạo của bài Hịch và của cả thời đại nhà Trần. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh để ta đập tan một đạo quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ.
Từ ý nguyện về một đất nước hùng mạnh, đến ý chí quyết chiến thắng giặc thù, và nay, thành chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt là sự kế thừa và tiếp nối một khát vọng cao cả luôn ôm ấp trong tim người dân đất Việt.
Và đây, chân lí ấy được Nguyễn Trãi khẳng định:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Bên canh việc phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường, các áng ván còn nêu cao khí phách của dân tộc Đại Việt đang và đã trên đà lớn mạnh.
Ngay từ buổi đầu xây nền độc lập, khí phách dân tộc đã bộc lộ rõ. Đó là bản lĩnh, là tư thế của một dân tộc dám hiên ngang đứng giữa đất trời. Chỉ có bản lĩnh ấy, khí phách ấy mới dám dời đổi kinh đô từ một nơi có địa thế che chắn của núi rừng hiểm trở, ra nơi đồng bằng bốn bể trông vắng: địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng (Chiếu dời đô). Thật là kiên cường.
Khí phách kiên cường ấy là khí phách của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
Và khí phách Đại Việt càng trở nên kiên cường hơn trong tinh thần dũng cảm xả thân vì nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng, trong bản lĩnh: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, coi lũ giặc như những loài cầm thú. Tư thế của Trần Quốc Tuấn và dân tộc ta trong: Hịch tướng sĩ là tư thế của một con người, một dân tộc đứng trên đầu thù, mà xốc tới, sẵn sàng nghiến nát kẻ thù của mình: Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Thật là oai hùng!
Có thể nói: Hịch tướng sĩ là một bản hùng ca lẫm liệt của dân tộc, là hào khí Đông A âm vang đến ngàn đời.
Bản lĩnh và khí phách trong: Nước Đại Viết ta cũng ngang tàng lẫm liệt không kém. Nguyễn Trãi khẳng định vì thế của Đại Việt ngang hàng với các cường quốc lớn ở phương Bắc:
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Kiêu hãnh, tự hào về một dân tộc hào kiệt, đời nào cũng có. Càng kiêu hãnh hơn bởi tư thế của một dân tộc là tư thế của người chiến thắng:
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đàng giết tươi Ô Mã.
Đặc biệt, ở đoạn sau của bài Cáo, khí phách anh hùng của một dân tộc anh hùng càng bộc lộ rõ ở khí thế tiến công như vũ bão, rung trời, chuyển đất:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
(Bình Ngô đại cáo)
Khiến cho quân giặc phải bạt vía kinh hồn đến mức kẻ lê gối dâng cờ tạ tội, kẻ trói tay để tự xin hàng, kẻ xéo lên nhau để chạy thoát thân…
Ra đời trong hào khí chiến thắng, cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn, Bình Ngô đại cáo cũng tràn đầy cái hào khí ấy. Hào khí của một dân tộc đã chiến thắng và đã lớn mạnh!
Càng đọc kĩ ba áng văn, ta càng hiểu rõ vì sao nó có sức rung động lòng người đến thế. Sức truyền cảm ấy được tạo nên từ tình cảm sục sôi của các tác giả. Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm nên vẻ đẹp tinh thần hiếm có của ba áng văn chương kiệt tác này.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |