Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về khổ thơ đầu trong bài "Bếp Lửa" của Bằng Việt

 (Đoạn văn từ 12 - 15 câu, có sử dụng câu đặc biệt .)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
17.832
42
41
Nguyễn Thị Nhung
12/11/2018 20:37:38

Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.
Mở đầu bài thờ là hình ảnh bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Ba tiếng “một bếp lửa đã trở thành điệp khúc, gợi lại một hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh “bếp lửa” thật ấm áp giữa cải giá lạnh của sương sớm. Đó không chỉ là cái chờn vờn của ngọn lửa mới được nhóm lên trong sương mà còn là cái chờn vờn trong tâm trí của người chầu nơi phương xa. Hình ảnh bếp lửa thân quen với biết bao tình cảm ấp iu nồng đượm. Nó đã gợi lại sự săn sóc, lo lắng, chăm chút, che chở cho đứa cháu nhỏ của người bà. Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ thương khi nghĩ về bà:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Đọng lại trong câu thơ là chữ “thương”, thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà. Bà vất vả, lặng lẽ trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”, làm sao tính được có bao nhiêu mưa nắng khổ cực đã đi qua đời bà. Cháu thương người bà vất vả, tần tảo để khi nhớ về bà, trong kí ức của cháu hiện về những gian khổ thời còn bé!
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc. Kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với người cháu là khói bếp, luồng khói được hun từ bếp lửa thân thuộc:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói …
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
Giờ đây nghĩ lại, cháu như đang sống lại những năm tháng ấy. Câu thơ ấy sức truyền cảm đặc biệt khiến người đọc không khỏi có cảm giác cay cay nơi sống mũi. Tuổi thơ ấy lớn lên trong cảnh hoang tàn của chiến tranh. Quê hương, xóm làng bị giặc tàn phá. Cuộc sống khó khăn song hai bà cháu cũng được an ủi bởi tình cảm hàng xóm láng giềng. Bởi trong hoàn cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam lúc ấy, những người lớn phải tham gia kháng chiến, ở nhà chỉ còn cụ già và cháu nhỏ: Mẹ cùng cha công tác bận không về.Và vì thế chỉ có hai bà cháu côi cút bên nhau. Bà kể chuyện ở Huế cho cháu nghé, bà dạy cháu học, chỉ cháu làm. Bao công việc bà đều lo hết vì bố mẹ bận công tác không về. Bà là chỗ dựa cho cháu, và đứa cháu ngoan ngoãn là nguồn vui sống của bà. Những kỉ niệm của tuổi thơ đều gắn liền với hình ảnh “bếp lửa”, bởi “lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”, đã sớm phải lo toan. “Cháu cùng bà nhóm lửa” trong tám năm ròng rã. Tám năm đó nó cũng không phải là dài lắm nhưng sao cứ kéo dài lê thê trong lòng cháu. Cho nên, nhớ về tuổi thơ, người cháu lại “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt”. Cảm giác ấy chân thật và xúc động. Cái làn khói bếp của ngày xưa ấy như bay đến tận bay giờ làm cay nơi sống mũi. Ngày xưa cay vì khói còn giờ đây sống mũi lại cay khi nhớ về tuổi thơ và cũng vì thương nhớ đến người bà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
33
21
Death Angel
15/05/2019 18:14:46
Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà "biết mấy nắng mưa", trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ "một bếp lửa" kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
21
22
NoName.479084
15/05/2019 19:52:48
Cảm nhận của em về câu thơ sau:
" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ui nồng đượm
Cháu thuơng bà biết mấy nắng mưa. "

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo