Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5->7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của con người trong cuộc sống hiện nay

3 trả lời
Hỏi chi tiết
722
0
0
doan man
25/12/2018 20:16:03
Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
25/12/2018 20:19:03
Chúng ta không nên đánh giá hoàn toàn một con người khi ta vừa gặp họ hay chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát. Bởi vì con người sẽ thay đổi tính cách theo thời gian và đối tượng giao tiếp, cùng với những kinh nghiệm sống rút ra được trong quá trình trưởng thành, họ sẽ có cách ứng xử khác nhau trong từng giai đoạn.Do đó, ta nên tiếp xúc nhiều hơn và trong thời gian lâu dài để có cái nhìn chính xác và khách quan khi đánh giá một con người. Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp một người với những hành động xấu, ngay sau đó ta liền đánh giá họ là một người không tốt và hình thành những định kiến về con người họ. Để rồi khi cùng nhau hợp tác làm một việc gì đó, những thành kiến trong chúng ta sẽ ngăn không cho ta thấy được năng lực cũng như mặt tốt của họ một cách chính xác và khách quan nhất. Điều này cũng là một trong những lý do gây nên hiểu lầm giữa người và người. Giả sử như những ngừi đó khôgn xấu như ta vẫn từng cho rằng, thì với cái suy nghĩ tiêu cực ấy, ta sẽ vô tình tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của họ. Đôi khi, ta lại bắt gặp một người có hành động cao đẹp và mặc định họ là người tốt. Giả sử họ không tốt như ta vẫn nghĩ, mà ẩn sau những điều đẹp đẽ đó lại là những mưu toan khó lường thì vô tình cái suy nghĩ nhất thời ban đầu lại trở thành một trong những lý do để họ có thể dễ dàng lừa gạt chúng ta. Từ đó tránh gây ra hiểu lầ đáng tiếc và đồng thời cũng là bảo vệ bản thân.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/01/2019 11:18:22
Nếu sống không có tình cảm thì khác nào tự huỷ hoại hai tiếng "con người". Truyền thống người Việt từ xưa "thương người như thể thương thân". Đó là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời mà dân ta giữ gìn. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, lại xuất hiện những con người có lối sống gặm nhấm dần mòn những truyền thống tốt đẹp ấy. Đó là những con người mang trong mình căn bệnh vô cảm - một căn bệnh cực kì nguy hiểm. Bệnh vô cảm không hề có trong danh sách bệnh của y học. Vậy nhưng điều đáng nói là những điều đó gây ra lại khiến con người ta phải xót xa, đau đớn thay. Có thể những căn bệnh hiểm nghèo, bệnh thế kỉ AIDS là sự quan tâm hàng đầu của y học hiện nay bởi sự nguy hiểm chết người của chúng. Tuy nhiên nó vẫn chỉ là căn bệnh và với sự tiến bộ y học vẫn hy vọng có thể được chữa khỏi. Còn bệnh vô cảm? không đơn giản là sự sống còn của một ai đó mà nó là cả một vấn đề của xã hội - vấn đề nhân đạo. Những "biểu hiện lâm sàng" của căn bệnh này rất dễ nhận biết. Ngày qua ngày biết bao nhiêu những ứng xử vô cảm diễn ra mà đôi khi người ta coi chúng như những việc bình thường. Người ta thấy việc làm càn không ngăn, thấy người yếu bị ức hiếp cũng không bênh vực. Những líu do "đó là việc của kẻ khác, hơi đâu quan tâm.." càng tiếp tay cho những kẻ xấu, việc xấu lấn tới. Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để ăn cắp, lấy tài sản của họ. Đó là những kẻ không biết động lòng trước nỗi đau của người khác, không biết phẫn nộ, bất bình trước cái xấu. Những cách sống khô khan nghèo nàn và khan hiếm tình cảm như vậy thất đáng buồn. Càng đáng buồn hơn nữa khi nó tồn tại ở mọi tầng lớp, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn. Một đứa trẻ có thể bắt con chuồn chuồn và vặt cánh, ngắt đuôi nó, lấy đó xem nhu một thú vui. Chúng không hề biết nghĩ hay thất sợ sệt mà ngần ngại. Nhiều bậc cha mẹ cũng nghĩ chuyện bình thương, nó chỉ biết chơi với con vật vậy thôi. Nhưng chác chắn một điều rằng , vô tình đã gieo vào mình ít nhiều mầm mống bệnh vô cảm. Chẳng hạn những cử động, thoát khỏi bàn tay đứa trẻ của con chuồn chuồn một cách bất lực không làm cho đứa trẻ động lòng thương. Liệu có chắc rằng sau này nó không hành động với con người như vậy. Nói một cách khác có thể bạn cho hơi quá nhưng không hề vô lí, nó có thể đối xử với người ta như đã từng đối xử với con chuồn chuồn khi nó lớn lên ai biết được?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư