Tả lá cây mítLá mít to chừng ba đến bốn ngón tay, khá dày dặn nên nhìn cây cứ như một cái nấm rơm khổng lồ. Không như lá bàng, lá mít xanh quanh năm. Và hầu như mùa nào cũng có những chiếc lá già chuyển đỏ cam mà rụng xuống đất. Bà còn dạy em làm những con nghé ọ bằng lá mít thật vui nữa. Chiều chiều thì các bạn hàng xóm chạc tuổi em cũng sang chơi cùng khiến cho em càng thích thú hơn.
Tả lá cây bưởiLá bưởi thuôn dài, dày và xanh mướt một cách kì lạ, đến gần đầu thì thắt lại trông giống như những trái tim. Đôi lúc em cảm giác như lá bưởi chính là quả hồ lô đã bị ép dẹp lép. Lá bưởi thoảng một mùi hương đặc biệt, bà em thường hái chúng, đem nấu với bồ kết để gội đầu, hương bưởi cứ như vương mãi trên mái tóc. Mỗi khi đến mùa hoa bưởi là cả khu vườn ướp đầy hương thơm ngan ngát.
Tả lá cây phượng lớp 5Lá của cây phượng không to như lá của cây bàng hay của cây bằng lăng, mà lá của cây phượng lại rất nhỏ. Dễ nhận thấy được rằng cũng chính các chiếc lá phức dường như cũng lại có bề ngoài giống như lông chim vậy. Từ đó em cũng thêm hiểu vì sao cây phượng lại được gọi là cây phượng vĩ. Đồng thời những chiếc lá này lại có màu lục sáng, nhạt đặc trưng của cây phượng dù ở bất cứ nói đâu. Người ta nói rằng lá phượng cũng chính là loại lá phức lông chim kép thật đẹp. Em được bố em giải thích lá phức lông chim ghép đó chính là mỗi chiếc lá dài khoảng 30-50 cm. Thể rồi trên chiếc lá đó lại có từ 20 đến 40 các cặp lá chét sơ cấp hay còn được gợi là lá chét lông chim lớn. Đồng thời mỗi lá chét lông chim lớn vừa rồi cũng đã lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con tiếp theo. Cứ lớp này nối lớp khác thật đẹp, nhìn cây phượng em cũng đã cảm thấy được một sự liên kết thật chặt chẽ và nó như cũng đã thể hiện sự dũng mãnh của nó.
Tả lá của cây xoàiQua tháng Giêng, cành lá xoài trở nên rườm rà, xanh mướt. Lá xoài cũng khá đặc biệt: nó thon dài, một mặt nhẵn bóng còn mặt kia mờ mờ như phủ phấn. Gân lá xoài đối xứng nhau nổi đều ra hai bên cuống lá. Gân lá có màu xanh rêu chứ không xanh mướt như phiến lá. Vò nhẹ một lá xoài, em ngửi thấy mùi xoài chua chua, man mát như mùi quả xoài xanh non. Lá xoài rụng xuống gốc vào tháng mười một, tháng Chạp âm lịch rồi qua tháng Giêng xoài ra hoa trắng cành. Trong vòm lá xanh mướt, hoa xoài “dọn mình” đơm quả. Tháng năm, tháng sáu, nhìn lên cành, em thấy quả xoài lớn lên, to trái, lúc lỉu chen nhau trong vòm lá xanh biếc.
Tả lá cây vú sữa
Lá của cây vú sữa khá đặc biệt: mỗi cái lá cong cong hình bầu bầu, có hai mặt khác màu. Mặt trên của lá láng bóng, màu xanh biếc. Mặt dưới của lá màu vàng đồng hay là một màu gì không rõ, nó là chất đỏ của đồng pha với màu nâu của lá. Lá vú sữa hơi cứng, gân lá nổi ở mặt dưới của phiến lá. Bẻ một lá vú sữa, từ gân lá cưng cứng đó, một dòng nhựa đục chảy ra. Nhựa đục đó có tính kết dính như keo. Người dân quê có lúc dùng nhựa lá vú sữa thay cho keo, hồ dán. Tuy nhiên, nếu dây phải nhựa lá vú sữa nhiều, em có thể bị bỏng rát da tay. Vì thế em thích ăn quả vú sữa hơn là nghịch chơi với lá của nó.
Tả lá bàngMùa thu trong Nam không đậm nét như ngoài Bắc nhưng cũng đủ làm cho những chiếc lá bàng to màu xanh thẫm từ từ chuyển sang màu vàng pha đỏ, có những chấm đen rồi dần dần pha màu nâu. Gặp cơn gió nhẹ thoảng qua, đôi ba chiếc lá vàng lìa cành, chao qua chao lại rồi rớt xuống sân trường. Bây giờ chỉ còn là đôi ba chiếc lá vàng rơi nhưng rồi một hai tháng nữa, lá bàng sẽ dần dần rụng hết, thân cành của nó sẽ trở nên khắng khiu, gầy guộc, in trên nền trời. Mùa ấy, bàng không đẹp, nhưng biết làm sao được?
4. Tả bộ phận của cây - Tả thân của cây
Tả thân cây bàngCây bàng đại lão ở sân trường được trồng lúc nào em không biết. Khi em vào lớp một thì cây bàng đã có gốc, thân to, sừng sững bên cạnh phòng Truyền thông từ bao giờ. Thân bàng to hai người ôm. Vỏ thân cây có chỗ lồi lõm, đen mốc, sần sùi, có chỗ rạng nứt, li ti như váng của cháo gạo để khô, tưởng chừng đưa ngón tay vào là cạy được vỏ cây ra. Nhưng không, vỏ cây bàng có chỗ nứt nẻ như thế nhưng dính chắc như keo dán. Năm tháng qua đi, thân bàng nâng đỡ mấy tầng lá, như một chiếc ô khổng lồ che mát sân trường. Trên thân cây, cành bàng phân nhánh, ra lá xanh mướt màu thạch bích. Thân cây là cầu nối tiếp cho lá, hoa nhận được chất bổ của đất từ rễ cây để nuôi cây thêm lớn. Rồi chim muông bay đến. Chúng đậu trên cành hót véo von. Thân cây bàng cùng vạn vật chim muông dâng cho đời bài ca thiên nhiên bất tử.
Tả thân cây míaĐa phần các loại cây trái đều được trồng để lấy quả cho người ăn. Riêng cây mía hiến hết thân nó cho con người sử dụng. Thân mía giống như thân tre nhưng nhỏ hơn, các đốt mắt ngắn hơn, ruột cây mía đặc, mọng nước. Nước mía có màu vàng chanh. Mía mây ăn ngọt thanh, thân nó mềm nên nhiều người nhai được. Mía đường cứng, vỏ nó màu vàng ngà, phủ đầy phấn trắng. Nước của nó được dùng để sản xuất đường. Mía tím có thân màu tím như lá cẩm, thịt mía mềm, ngọt, được dùng trong các thang thuốc lá mát hoặc róc vỏ ăn cũng rất ngon. Mía chặt từng khúc độ ba đốt mía là món quà quê tươi mát cho lũ trẻ khi mẹ đi chợ về. Với thân thẳng đuột, cao từ một mét rưỡi đến hai mét, mía đem lại vị ngọt mà đấng tạo hoá làm ra, nó giúp đời sống con người thêm ngọt dịu, mát lành.