Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau: "Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời, Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"

Bài tập 1: Viết đoạn văn phân tích phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Bài tập 2: Viết đoạn văn phân tích phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Săc đành đòi một tài đành họa hai.
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
32.208
31
24
Ngoc Hai
14/08/2017 20:54:00
Bai 1
+Trong đoạn thơ thứ nhất: 
-Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây là so sánh (đương nhiên ^^).Ở đây,những so sánh của Nguyễn Du thực sự là rất ấn tượng và đặc sắc.Từ những điều tưởng chừng như khó có thể mà ước lượng được(như là trong,đục) thì lại được ông ví với những sự vật rất cụ thể.(như tiếng hạc bay qua,như tiếng suối mới sa nửa vời).Từ những hình ảnh so sánh này,Nguyễn Du đã thực sự chứng minh được tài năng sáng tạo rất độc đáo của mình,để ngôn ngữ truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
16
Ngoc Hai
14/08/2017 20:54:57
Bai 2
Làn thu thủy nét xuân sơn, 
Ha ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh 
Một hai nghiêng nước nghiêng thành 
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. 
Đến đây chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục. Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp vủa Thúy Kiều không dài, chỉ vài câu thôi, vậy mà ta thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ "tuyệt thế giai nhân". Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến hoa cũng phải ghen, dáng người tươi xinh mơn mởn đến mức liễu cũng phải hờn. Khi đọc đoạn thơ này, ta không chỉ thấy rung động, thán phục, mà còn có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều xinh đẹp quá. Phương pháp ước lệ, nhân hóa là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc, kết hợp vời phương pháp dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thnàh", tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận, mà như thấy tận mắt nàng Kiều. nàng quả là có mộtt vẻ "sắc sảo mặn mà" mà ta có thể nói là "có một không hai" làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu trên ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du ki miêu tả vẻ đẹp "đoan trang phúc hậu" của Thúy Vân trước vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" của Thúy Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều, quyến rũ của Thúy Kiều rất có hiệu quả 
11
18
Thuỳ Linh
14/08/2017 20:56:23
Bài tập 1: Viết đoạn văn phân tích phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phép so sánh. Qua so sánh để cụ thể hoá, chi tiết hoá tiếng đàn. Qua so sánh để hình tượng hoá, nghệ thuật hoá tiếng đàn. Đoạn thơ vừa ca ngợi ngón đàn, tài đàn của Thuý Kiều. Đoạn thơ cũng góp phần thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việcsử dụng ngôn ngữ dân tộc. Có thể nói đây là một thành công trong văn học.
2
8
Thuỳ Linh
14/08/2017 20:57:55
Bài tập 2: Viết đoạn văn phân tích phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Săc đành đòi một tài đành họa hai.
Ông đã dùng nghệ thuật đòn bẩy để tôn vinh vẻ đẹp của Kiều.Nếu như tả Vân ông sử dụng nghệ thuật liệt kê: tả cẩn thận từng chi tiết khuôn mặt, nụ cười... thì khi tả Kiều ông sử dụng nghệ thuật điểm nhãn. Tại sao vậy? Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ đặc tả đôi mắt của Kiều, Nguyễn Du muốn khẳng định rằng nàng có tâm hồn trong sáng, bao dung, độ lượng.Cũng như tả Vân, khi tả Kiều, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng " Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ".Đôi mắt của Kiều trong trẻo dịu êm như làn nước hồ thu, cặp lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Kiều đẹp sắc sảo, nổi trội hơn Vân. Tuy nhiên trong vẻ đẹp ấy của đôi mắt nàng dường như phảng phất 1 nỗi buồn.Nghệ thuật nhân hóa " hoa ghen, liễu hờn " gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.Nét đẹp của Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, tạo hóa cũng phải hờn ghen.Sắc đẹp của nàng khiến cho tướng phải mất thành, vua phải mất nước " Một hai nghiêng nước nghiêng thành" Chính vẻ đẹp quá sắc sảo, quá hoàn mĩ của Thúy Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, ganh ghét. Điều đó dự báo số phận của Kiều sẽ gặp nhiều đắng cay, bất hạnh, bão tố.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×