Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề Đoạn trích Trong lòng mẹ đã giúp người đọc cảm nhận được nỗi uất hận của bé Hồng khi nghe những lời nhục mạ của bà cô

3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.845
19
14
Trà Đặng
09/10/2017 20:41:35

- Sống với người cô luôn ghét mẹ mình, sống trong sự gièm pha nói xấu, bé Hồng không vì thế mà không còn yêu thương mẹ. Chú đã muốn nói có ngay sau khi bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không; rồi chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin: “Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.

- Khi bà cô ngân dài hai tiếng “em bé”, thì nỗi đau đớn,phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi, nước mắt chú bé”ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”.Không phải vì bé Hồng đau đớn tủi cực vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì thương mẹ và căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải sinh nở một cách giấu giếm.Bé Hồng chẳng những không kết án mẹ vì đẻ em bé khi chưa đoạn tang chồng mà trái lại chú lại càng thương mẹ hơn. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”

- Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.

- Tình yêu thương mẹ của bé Hồng đặc biệt vì nó luôn bị thử thách trong cảnh ngộ éo le. Nó giản dị, chân thành, hầu như không vì mong được đền đáp: “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Và cũng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ :“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn với phép so sánh đặc sắc, bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
8
Deano
09/10/2017 20:47:24
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã giúp người đọc cảm nhận được nỗi uất hận của bé Hồng khi nghe những lời nhục mạ của bà cô. Qua cuộc đối thoại giữa hai cô cháu ở phần thứ nhất của thân bài, nhân vật bà cô hiện lên là một người phụ nữ mang tâm địa độc ác. Mở đầu câu chuyện, bà cô gọi bé Hồng, cười hỏi : "Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?". Sao lại cười hỏi mà không phải là lo lắng hỏi, nghiêm trang hỏi, hoặc âu yếm hỏi,... ? Nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò kia tưởng đã chạm tới nỗi nhớ và tình thương mẹ của chú bé khốn khổ. Nhưng không, chỉ trong giây lát, Hồng đã "nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch kia". Điều đó nghĩa là bề ngoài, bà cô ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, thực chất bên trong bà ta chỉ gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi hoài nghi, rồi ruồng rẫy người mẹ đang phải tha hương cầu thực. Sau khi nghe cháu đáp : "Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.", một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp : "Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !". Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói : "Mày... cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ". Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao ! Điêu này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu. Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác - lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ - cứ săm soi hành hạ. Nguyên Hồng đã kể lại vô cùng chân thực nỗi đau của đứa trẻ bị hành hạ bàng một giọng văn trĩu nặng tình đời : "Nước mất tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng em bé mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn". Cái ý định nói xấu người mẹ, chia rẽ tình mẹ con của nhân vật bà cô như vậy đã đến đích. Song bà ta vẫn chưa thoả lòng. Cả đến khi chú bé phẫn uất, nức nở cười dài trong tiếng khóc, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay như bị xát muối trong lòng của đứa cháu. Bà ta cứ tươi cười kể các chuyện... Tinh cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc, rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Cho đến khi nhìn thấy đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng, bà cô mới đổi giọng nghiêm nghị và vỗ vai an ủi cháu, tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở, nói tới ngày giỗ anh, nói tới việc nhắn chị dâu về, nói tới cái sĩ diện của đứa cháu,... Vài lời vớuvát cuối cùng ấy tuy làm dịu đi đôi phần nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn chú bé Hồng, nhưng không xoá nổi những nét bản chất trong tính cách nhân vật bà cô. Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Khắc hoạ nhân vật một bà cô như thế, nhà văn Nguyên Hồng đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Câu tục ngữ cổ xưa của cha ông ta "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" dường như đã ứng nghiệm trong nhân vật bà cô ở đoạn trích này. Đọc văn Nguyên Hồng, suy ngẫm về lời cha ông, chúng ta mong rằng những bà cô của chúng ta ngày nay sẽ khác những bà cô ngày xưa...
*câu chủ đề in đậm và đứng đầu đoạn nha*
6
10
Phạm Trúc Anh
10/10/2017 22:42:32
Qua cuộc đối thoại giữa hai cô cháu ở phần thứ nhất của thân bài, nhân vật bà cô hiện lên là một người phụ nữ mang tâm địa độc ác. Mở đầu câu chuyện, bà cô gọi bé Hồng, cười hỏi : "Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?". Sao lại cười hỏi mà không phải là lo lắng hỏi, nghiêm trang hỏi, hoặc âu yếm hỏi,... ? Nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm dò kia tưởng đã chạm tới nỗi nhớ và tình thương mẹ của chú bé khốn khổ. Nhưng không, chỉ trong giây lát, Hồng đã "nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch kia". Điều đó nghĩa là bề ngoài, bà cô ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con của đứa cháu côi cút, thực chất bên trong bà ta chỉ gieo rắc vào đầu đứa trẻ nỗi hoài nghi, rồi ruồng rẫy người mẹ đang phải tha hương cầu thực. Sau khi nghe cháu đáp : "Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.", một lời đáp cứng cỏi, đầy niềm tin đối với mẹ, thì bà cô hỏi luôn, giọng ngọt, kèm theo cái nhìn bằng đôi mắt long lanh, chằm chặp : "Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !". Nói câu này, bà cô như ngầm báo với Hồng rằng mẹ của chú bé đã thay lòng đổi dạ, không thương con, không gắn bó với gia đình như trước nữa. Khi thấy cháu im lặng, cúi đầu xuống đất, bà cô hẳn biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Nhưng bà vẫn chưa tha, tiếp tục cười mà nói : "Mày... cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ". Cái cử chỉ vỗ vai, cái nụ cười và lời nói ấy mới giả dối, độc ác làm sao ! Điêu này chứng tỏ bà ta cố ý lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người lớn. Đến đây, bà cô không chỉ cay độc, mà còn châm chọc, nhục mạ cháu. Thật cay đắng biết bao khi niềm tin và tình mẫu tử bị người khác - lại chính là cô mình, người gắn bó với mình bằng tình máu mủ - cứ săm soi hành hạ. Nguyên Hồng đã kể lại vô cùng chân thực nỗi đau của đứa trẻ bị hành hạ bàng một giọng văn trĩu nặng tình đời : "Nước mất tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng em bé mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn". Cái ý định nói xấu người mẹ, chia rẽ tình mẹ con của nhân vật bà cô như vậy đã đến đích. Song bà ta vẫn chưa thoả lòng. Cả đến khi chú bé phẫn uất, nức nở cười dài trong tiếng khóc, bà cô vẫn không mảy may xúc động. Bà ta như vô cảm, lạnh lùng và có phần thích thú trước nỗi đắng cay như bị xát muối trong lòng của đứa cháu. Bà ta cứ tươi cười kể các chuyện... Tinh cảnh túng quẫn, hình ảnh gầy guộc, rách rưới của người mẹ chú bé được bà cô miêu tả một cách tỉ mỉ với vẻ thích thú rõ rệt. Cho đến khi nhìn thấy đứa cháu nghẹn lời, khóc không ra tiếng, bà cô mới đổi giọng nghiêm nghị và vỗ vai an ủi cháu, tỏ một chút xót thương người anh trai vừa khuất, thương hại người chị dâu khổ sở, nói tới ngày giỗ anh, nói tới việc nhắn chị dâu về, nói tới cái sĩ diện của đứa cháu,... Vài lời vớuvát cuối cùng ấy tuy làm dịu đi đôi phần nỗi đau tình mẫu tử trong tâm hồn chú bé Hồng, nhưng không xoá nổi những nét bản chất trong tính cách nhân vật bà cô. Đó là một người phụ nữ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Khắc hoạ nhân vật một bà cô như thế, nhà văn Nguyên Hồng đã chân thành và mạnh dạn phê phán những người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ, ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ. Câu tục ngữ cổ xưa của cha ông ta "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" dường như đã ứng nghiệm trong nhân vật bà cô ở đoạn trích này. Đọc văn Nguyên Hồng, suy ngẫm về lời cha ông, chúng ta mong rằng những bà cô của chúng ta ngày nay sẽ khác những bà cô ngày xưa...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư