LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em: "Vì sao phải đấu tranh cho một thế giới hòa bình"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.630
2
3
Lê Như Bình
29/08/2018 19:22:09
Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… đó là chiến tranh và hòa bình.
Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.
Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khoi nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn………"
Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh huởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó… Đến đây tôi tự đặt ra câu hỏi: chiếntranh tàn khốc là thế, đau thương là thế nhưng tại sao nó vẫn xảy ra, ở quá khứ, và ngay cả thời điểm hiện tại? Phải chăng con người thích sự chết chóc? Đó chắc chắn ko phải. Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỉ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng cho mình. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Nếu phải dùng một từ để nói về chiến tranh bạn sẽ dùng từ gì? Còn tôi, đó là đau thương…
Trái ngược với chiến tranh và cũng là khái niệm được nhắc đến nhiều nhất bên cạnh chiến tranh, đó là hòa bình. Hòa bình là trạng thái một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu sống trong sự an toàn, không phải dùng vũ khí, vũ lực để đấu tranh với các nước khác cũng như không có vũ lực quân sự từ các quốc gia khác can thiệp. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Để có được hòa bình mọi dân tộc trên thế giới chấp nhận hi sinh tất cả, tôi tin là như vậy. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Đó cũng là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Bạn có biết người giành giải Nobel Hòa Bình năm 2014 vừa qua là ai không? Bên cạnh nhà vận động chiến dịch chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ Kailash Satyarthi thì cô bé Malala Yousafzai lúc ấy mới 17 tuổi đã dám đứng lên đấu tranh chống lại tay súng Taleban để giành quyền đi học cho những em gái ở vùng thung lũng Swat của Pakistan nơi bị Taleban chiếm đóng. Với hành động dũng cảm của mình Malala đã chinh phục hàng vạn con tim yêu hòa bình trên thế giới. Hơn thế em còn là chủ nhân của câu nous nôur tiếng: "Mục tiêu của tôi không phải là giành giải Nobel hòa bình, mục tiêu của tôi là hòa bình và mọi trẻ em được đi học ". Đó chỉ là một người trong hàng vạn con người đang không ngừng đấu tranh trong công cuộc giành hòa bình, chống chiến tranh trên thế giới hiện nay.
Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tránh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới bạn có những kiến thức nghị gì mới để góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới? Theo tôi suy cho cùng thì nguyên nhận chiến tranh cũng là do con người với con người vẫn còn sự đố kỵ lẫn nhau, vẫn sống theo chủ nghĩa cá nhân. Lúc này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Tố Hữu:
"Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau".
Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/08/2018 19:44:08
Chúng ta phải đấu tranh cho một thế giới hoà bình là vì hòa bình là trạng thái một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu sống trong sự an toàn, không phải dùng vũ khí, vũ lực để đấu tranh với các nước khác cũng như không có vũ lực quân sự từ các quốc gia khác can thiệp. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Để có được hòa bình mọi dân tộc trên thế giới chấp nhận hi sinh tất cả, tôi tin là như vậy. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư