Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài luận về chủ đề UPU mới

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
707
0
1
Nguyễn Khánh Linh
13/01/2018 20:11:03
Lá thư xuyên thời gian gửi thông điệp về chống biến đổi khí hậu. Bài văn mẫu UPU lần thứ 47
Vừa qua, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã công bố chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 trên trang web của tổ chức này. Theo đó, chủ đề của năm 2018 là: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”
Hằng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế dành cho trẻ em nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.
Chủ đề năm nay chỉ đưa ra một giới hạn duy nhất: Hãy tưởng tượng mình là một bức thư. Trong đó, các em học sinh đóng vai là một bức thư và sứ mệnh của bức thư là chứa đựng thông tin, là sự kết nối, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng, mong muốn, ước mơ… của người này với người khác.
Dưới đây là một bài văn tham khảo để các em có thể tưởng tượng bài viết UPU lần 47 này nhé. Người viết vào vai một lá thư của công dân toàn cầu Michel Nguyen Hoai
Nước Mỹ ngày 10/1/2100
Xin chào các bạn của những năm 2000, tôi là lá thứ do Michel Nguyen Hoai gửi tới các bạn đang sống ở thời kỳ 2000.
Tôi là công dân toàn cầu, tôi có cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới và điều tôi đang cảm nhận và muốn gửi gắm tới các bạn là hãy bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ngay từ thế hệ của các bạn.
Khi tôi viết những thông điệp này, tôi đang sống ở một nước Mỹ với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, lạnh kỷ lục các bạn ạ.
Những ngày gần đây, nước Mỹ đang trải qua một đợt rét khắc nghiệt nhất trong nhiều thế kỷ. Tại miền Bắc của nước này, nhiệt độ có lúc đã xuống tới âm 50 - 60 độ C. Còn miền Trung Tây và Bờ Đông của Mỹ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối: tai nạn xe cộ, xe chết máy vì ống bô đóng băng, người thiệt mạng vì sốc lạnh, mưa và bão tuyết đang khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng cực khổ. Các bạn thử tưởng tượng nếu ra ngoài được chỉ 3 - 5 phút thì da thịt bạn đã đông cứng lại với một tủ đá âm đến 50 - 60 độ C mà các bạn vẫn thấy sẽ như thế nào.
Tôi đang chịu đựng đợt giá rét lần này đã phá sâu nhiều kỷ lục về nhiệt độ của Mỹ. Và thậm chí, nó lạnh đến mức khiến cho các loài vật vốn sinh ra để chịu lạnh - phải chết cóng và loci người dù cố gắng cũng đang rất khổ sở để vượt qua mùa đông.
Tuyết cũng đang rơi ở mức kỷ lục tại Mỹ. Tại một số khu vực ở New York ghi nhận tuyết rơi với độ dày lên tới 2 m.
Các con sông bị đóng băng, nhiều sự kiện liên quan đến bơi lội thường niên bị hủy bỏ vì quá nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến thời tiết lạnh bất thường hiện vẫn chưa được làm rõ! Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân, hoặc liên hệ trực tiếp với hiện tượng La Nina xảy ra sau khi El Nino kết thúc.
Chưa lúc nào mà nỗ lực phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lại được đề cao như hiện nay, đặc biệt là khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với cường độ mạnh hơn, với diễn biến ngày càng bất thường, khó đoán.
Bão nối tiếp bão, liên tiếp những trận siêu bão với sức tàn phá lớn đổ bộ vào các khu vực Đông Nam Á, Mexico... Đó còn chưa kể hàng chục cơn bão đang đổ ập vào Trung Quốc, Mỹ và ngay cả Canada quê hương thứ hai của tôi.
Trong khi đó, Ấn Độ và các nước Nam Á cũng phải trải qua các đợt mưa lũ nghiêm trọng. Thảm họa lũ lụt được cho là tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại khu vực này đã làm hơn triệu người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời nhà cửa đi lánh nạn.
Biến đổi khí hậu không còn là câu chuyện xa vời nữa, khi hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi các nước phải có những biện pháp quyết liệt hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
Sự nóng lên của trái đất không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên.
Chúng ta đã không còn những Bắc Cực, Nam Cực trong lịch sử mà tất cả đã băng tan. Thật khủng khiếp các bạn ạ, những vùng đất nứt nẻ vì khô hạn, những nơi người dân chỉ sống chung với bão lụt và mùa đông nó trở thành nỗi ám ảnh của Châu Âu và Bắc Mỹ.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.
Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Đến nay, chúng ta đang có trên 3 tỷ người nghèo đói, không có thức ăn chính là do biến đổi khí hậu mang đến.
Trước những thách thức đó tôi chỉ mong muốn các bạn phải điều chỉnh cách sống để phù hợp với sự biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với những hình thái thời tiết hoặc khí hậu thay đổi bất thường xảy ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Bạch Ca
13/01/2018 20:11:51
Nước Mỹ ngày 10/1/2100
Xin chào các bạn của những năm 2000, tôi là lá thứ do Michel Nguyen Hoai gửi tới các bạn đang sống ở thời kỳ 2000.
Tôi là công dân toàn cầu, tôi có cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới và điều tôi đang cảm nhận và muốn gửi gắm tới các bạn là hãy bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ngay từ thế hệ của các bạn.
Khi tôi viết những thông điệp này, tôi đang sống ở một nước Mỹ với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, lạnh kỷ lục các bạn ạ.
Những ngày gần đây, nước Mỹ đang trải qua một đợt rét khắc nghiệt nhất trong nhiều thế kỷ. Tại miền Bắc của nước này, nhiệt độ có lúc đã xuống tới âm 50 - 60 độ C. Còn miền Trung Tây và Bờ Đông của Mỹ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối: tai nạn xe cộ, xe chết máy vì ống bô đóng băng, người thiệt mạng vì sốc lạnh, mưa và bão tuyết đang khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng cực khổ. Các bạn thử tưởng tượng nếu ra ngoài được chỉ 3 - 5 phút thì da thịt bạn đã đông cứng lại với một tủ đá âm đến 50 - 60 độ C mà các bạn vẫn thấy sẽ như thế nào.
Tôi đang chịu đựng đợt giá rét lần này đã phá sâu nhiều kỷ lục về nhiệt độ của Mỹ. Và thậm chí, nó lạnh đến mức khiến cho các loài vật vốn sinh ra để chịu lạnh - phải chết cóng và loci người dù cố gắng cũng đang rất khổ sở để vượt qua mùa đông.
Tuyết cũng đang rơi ở mức kỷ lục tại Mỹ. Tại một số khu vực ở New York ghi nhận tuyết rơi với độ dày lên tới 2 m.
Các con sông bị đóng băng, nhiều sự kiện liên quan đến bơi lội thường niên bị hủy bỏ vì quá nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến thời tiết lạnh bất thường hiện vẫn chưa được làm rõ! Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân, hoặc liên hệ trực tiếp với hiện tượng La Nina xảy ra sau khi El Nino kết thúc.
Chưa lúc nào mà nỗ lực phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lại được đề cao như hiện nay, đặc biệt là khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với cường độ mạnh hơn, với diễn biến ngày càng bất thường, khó đoán.
Bão nối tiếp bão, liên tiếp những trận siêu bão với sức tàn phá lớn đổ bộ vào các khu vực Đông Nam Á, Mexico... Đó còn chưa kể hàng chục cơn bão đang đổ ập vào Trung Quốc, Mỹ và ngay cả Canada quê hương thứ hai của tôi.
Ads by AdAsia
  Trong khi đó, Ấn Độ và các nước Nam Á cũng phải trải qua các đợt mưa lũ nghiêm trọng. Thảm họa lũ lụt được cho là tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại khu vực này đã làm hơn triệu người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời nhà cửa đi lánh nạn.
Biến đổi khí hậu không còn là câu chuyện xa vời nữa, khi hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi các nước phải có những biện pháp quyết liệt hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
Sự nóng lên của trái đất không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên.
Chúng ta đã không còn những Bắc Cực, Nam Cực trong lịch sử mà tất cả đã băng tan. Thật khủng khiếp các bạn ạ, những vùng đất nứt nẻ vì khô hạn, những nơi người dân chỉ sống chung với bão lụt và mùa đông nó trở thành nỗi ám ảnh của Châu Âu và Bắc Mỹ.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.
Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Đến nay, chúng ta đang có trên 3 tỷ người nghèo đói, không có thức ăn chính là do biến đổi khí hậu mang đến.
Trước những thách thức đó tôi chỉ mong muốn các bạn phải điều chỉnh cách sống để phù hợp với sự biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với những hình thái thời tiết hoặc khí hậu thay đổi bất thường xảy ra.
2
1
Bạch Ca
13/01/2018 21:41:45
Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!
Ta là Apollo – thần của ánh sáng và tri thức!
Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.
Là vị thần của ánh sáng và tri thức, ta thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh những đứa trẻ không được hưởng một nền giáo dục chất lượng. Thay vào đó, chúng phải lang thang khắp nơi để tìm kiếm cái ăn và rồi lại bắt đầu một cuộc đời đầy vất vả, khốn khổ và chìm đắm trong lầm than.
Chính vì thế, ta đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.
Có lẽ ai cũng biết, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.
Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.
Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.
Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.
Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.
Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.
Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì tri thức sẽ thống lĩnh tất cả, có tri thức tức là con người sẽ nắm trong tay chìa khóa của sự thành công, của văn minh nhân loại. Còn nếu không, cả thế giới của chúng ta sẽ rơi vào lầm than, khốn cùng, bệnh dịch, di cư, chiến tranh…
Ta mong rằng, với những cảnh báo trong lá thư này, mỗi người sẽ biết mình cần làm gì để nâng cao trình độ của bản thân, xây dựng một thế giới văn minh và phát triển và điều ta mong muốn hơn cả là dù với bất cứ lí do nào cũng phải cho trẻ em đến trường.
Thư cũng đã dài, ta còn rất nhiều việc phải giải quyết, ta mong rằng bằng hành động của mình mỗi con người ở thế giới hiện đại hãy góp phần thay đổi thế giới, vì một thế giới tri thức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×