Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nghị luận về tệ nạn trong học đường

viết 1 bài văn nghị luận về 1 tệ nạn trong học đường (nghiện game, quay cóp trong thi cử, bạo lực học đường)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.567
3
1
Nguyễn Diệu Hoài
19/04/2018 19:57:11

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, chính vì thế cũng ngày càng xuất hiện nhiều nhiều tệ nạn xã hội và đặc biệt việc phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường luôn được coi trọng hàng đầu.

Tệ nạn xã hội là những hành động trái với đạo đức, văn hóa của mỗi con người, tệ nạn xã hội là một trong những thứ kìm nén sự phát triển của xã hội, chính vì thế việc phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường luôn được quan tâm hàng đầu trong mỗi nhà trường. Mỗi chúng ta cần phải luôn rèn luyện đạo đức cho mình, phải tuân thủ theo những quy định của nhà trường, của xã hội để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc phòng chống tệ nạn trong nhà trường luôn được mỗi cá nhân, mỗi nhà trường quan tâm, vì thế để xây dựng một môi trường trong lành, môi trường tích cực để học sinh có thể phát triển bản thân, phát triển kĩ năng để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường, luôn được đưa lên hàng đầu bởi học sinh luôn là những mầm non của đất nước, việc phòng chống đó sẽ giúp cho mọi người có thêm nhiều điều kiện để phát triển bản thân, nâng cao tri thức, phát triển bản thân mỗi ngày.

Mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến việc phòng chống tệ nạn trong xã hội, bởi ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bị sự cám dỗ của những thói hư, tật xấu trong cuộc sống, chính vì thế, không chỉ phát triển tri thức cho bản thân mà mà việc trau dồi, bồi dưỡng đạo đức cũng luôn được coi trọng mỗi ngày. Vì thế việc phòng chống đạo đức cho học sinh luôn là một trong những điều mà cán bộ, giáo viên nhà trường đưa lên làm một trong những chính sách đầu tiên phát triển của mỗi nhà trường.

Việc phòng chống tệ nạn xã hội được thể hiện qua những hành động sau, mỗi nhà trường cần phải xuất chặt hơn trong việc quản lý học sinh, sinh viên, luôn khống chế ngăn chặn những hành động mang lại hậu quả xấu tới xã hội như buôn ma túy, đánh nhau, ăn cắp đồ đạc… Những hành vi đó cần phải được quản lý chặt chẽ để mang lại được những lợi ích cho mỗi nha trường, cần phải có những quy định nghiêm ngặt trong việc điều chỉnh, hạn chế những tệ nạn xã hội xâm nhập trong môi trường học đường.

Hơn nữa chúng ta cũng cần phải nâng cao, ý thức, đối với việc phổ biến cho học sinh về việc phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường để không ngừng nâng cao trình độ dân trí, kiến thức cho học sinh về việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Hiện nay như chúng ta đều thấy trong rất nhiều nhà trường họ xiết chặt quy định trong đối với học sinh như cấm mang vũ khí tới trường, cấm tàng trữ ma túy, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lắc… Đặc biệt là có cách xử lý nghiêm ngặt nhằm răn đe học sinh trong nhà trường.

Vì thế mỗi học sinh chúng ta cần phải có ý thức trong việc giữ gìn an ninh, chặt tự trong nhà trường, chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường trong sạch, an toàn và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hơn nữa cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm và gây nên những tệ nạn xã hội trong nhà trường.

Tệ nạn xã hội kìm nén sự phát triển của xã hội, vì vậy mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức nâng cao nhận thức, và trình độ văn hóa để giữ gìn môi trường học đường luôn trong lành. Ngoài ra mỗi cá nhân cũng nên ra sức tuyên truyền và bảo vệ môi trường học đường luôn bền đẹp. Mỗi cá nhân học sinh là cá thể tạo nên một môi trường trong sạch vì vậy việc nâng cao ý thức tự giác để bảo vệ môi trường học đường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Ruby
19/04/2018 19:57:46

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực từ cuộc sống, chính vì thế cũng ngày càng xuất hiện nhiều nhiều tệ nạn xã hội và đặc biệt việc phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường luôn được coi trọng hàng đầu.

Tệ nạn xã hội là những hành động trái với đạo đức, văn hóa của mỗi con người, tệ nạn xã hội là một trong những thứ kìm nén sự phát triển của xã hội, chính vì thế việc phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường luôn được quan tâm hàng đầu trong mỗi nhà trường. Mỗi chúng ta cần phải luôn rèn luyện đạo đức cho mình, phải tuân thủ theo những quy định của nhà trường, của xã hội để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc phòng chống tệ nạn trong nhà trường luôn được mỗi cá nhân, mỗi nhà trường quan tâm, vì thế để xây dựng một môi trường trong lành, môi trường tích cực để học sinh có thể phát triển bản thân, phát triển kĩ năng để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường, luôn được đưa lên hàng đầu bởi học sinh luôn là những mầm non của đất nước, việc phòng chống đó sẽ giúp cho mọi người có thêm nhiều điều kiện để phát triển bản thân, nâng cao tri thức, phát triển bản thân mỗi ngày.

Mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến việc phòng chống tệ nạn trong xã hội, bởi ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng bị sự cám dỗ của những thói hư, tật xấu trong cuộc sống, chính vì thế, không chỉ phát triển tri thức cho bản thân mà mà việc trau dồi, bồi dưỡng đạo đức cũng luôn được coi trọng mỗi ngày. Vì thế việc phòng chống đạo đức cho học sinh luôn là một trong những điều mà cán bộ, giáo viên nhà trường đưa lên làm một trong những chính sách đầu tiên phát triển của mỗi nhà trường.

Việc phòng chống tệ nạn xã hội được thể hiện qua những hành động sau, mỗi nhà trường cần phải xuất chặt hơn trong việc quản lý học sinh, sinh viên, luôn khống chế ngăn chặn những hành động mang lại hậu quả xấu tới xã hội như buôn ma túy, đánh nhau, ăn cắp đồ đạc… Những hành vi đó cần phải được quản lý chặt chẽ để mang lại được những lợi ích cho mỗi nha trường, cần phải có những quy định nghiêm ngặt trong việc điều chỉnh, hạn chế những tệ nạn xã hội xâm nhập trong môi trường học đường.

Hơn nữa chúng ta cũng cần phải nâng cao, ý thức, đối với việc phổ biến cho học sinh về việc phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường để không ngừng nâng cao trình độ dân trí, kiến thức cho học sinh về việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Hiện nay như chúng ta đều thấy trong rất nhiều nhà trường họ xiết chặt quy định trong đối với học sinh như cấm mang vũ khí tới trường, cấm tàng trữ ma túy, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lắc… Đặc biệt là có cách xử lý nghiêm ngặt nhằm răn đe học sinh trong nhà trường.

Vì thế mỗi học sinh chúng ta cần phải có ý thức trong việc giữ gìn an ninh, chặt tự trong nhà trường, chống lại các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường trong sạch, an toàn và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hơn nữa cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm và gây nên những tệ nạn xã hội trong nhà trường.

Tệ nạn xã hội kìm nén sự phát triển của xã hội, vì vậy mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức nâng cao nhận thức, và trình độ văn hóa để giữ gìn môi trường học đường luôn trong lành. Ngoài ra mỗi cá nhân cũng nên ra sức tuyên truyền và bảo vệ môi trường học đường luôn bền đẹp. Mỗi cá nhân học sinh là cá thể tạo nên một môi trường trong sạch vì vậy việc nâng cao ý thức tự giác để bảo vệ môi trường học đường.

6
0
Ruby
19/04/2018 19:58:48
Thời đại mới kéo theo một thế hệ học sinh trẻ và giàu nhiệt huyết hơn, nhưng đi kèm với nó cũng nảy sinh nhiều tiêu cực.
Đại thể, đơn giản chỉ so sánh với thế hệ học sinh những năm 90, thế hệ mà chúng ta vẫn chê bai là lạc hậu, là “chậm tiến”, thế hệ mà chắc chắn khả năng hoà nhập cũng như tiếp thu kiến thức mới không thể bằng được với các bạn ngày nay, chúng ta đã thua sút họ về nhiều mặt: số các tệ nạn học đường đang gia tăng một cách đáng kinh ngạc. Đơn giản, vào những năm 1999, tức là 10 năm trước, một học sinh hút thuốc lá trong trường đã bị lên án gay gắt, thì bây giờ, 10 năm sau, hành động đó lại đang trở thành “ mốt”, thành một lối thời trang thời thượng trong giới trẻ.
Những tình trạng đó đang khiến cho chúng ta, tôi muốn chỉ những người còn chút gì đó thiết tha với nền văn hoá dân tộc, phải trăn trở.
Nguyên nhân là do đâu ? Mỗi một thời đại lại mang trong mình vô vàn mâu thuẫn. So với thế hệ 7x, 8x, thế hệ chúng ta ngày hôm nay đã sung sướng hơn về nhiều mặt. Bây giờ, 20 năm sau hội nhập, chúng ta đã khó mà hình dung ra được một xã hội không có internet, không có truyền hình, rạp chiếu bóng hay các trung tâm vui chơi giải trí hay mua sắm đồ sộ. Một mặt, đó là một bước phát triển trông thấy của xã hội. Nhưng mặt còn lại, nó đang làm cho giới trẻ sa đà vào các cuộc vui chơi dông dài, quên đi công việc chính của mình mà các thế hệ cha anh đã luôn luôn tâm niệm : sống và tu dưỡng nhân cách.
Không thể tin nổi một học sinh cấp 3 có thể đọc vanh vách tiểu sử họ hàng gốc rễ cua một diễn viên nổi tiếng mà lại không nhớ nổi ngày sinh của Bác Hồ.
Đi sâu vào vấn nạn học đường, chúng ta sẽ không phải chỉ bàn về những tệ nạn đang diễn ra đầy rẫy, tôi muốn nói đến tai nạn giao thông, tiêu cực thi cử và việc sử dụng các chất kích thích. Vấn đề chính chính là sự tha hoá về tư tưởng, bào mòn về ý chí, bê tha về mặt tinh thần :Hãy so sánh giữa một thế hệ học sinh, chỉ vào khoảng 20 năm trước, một thế hệ đã từng thiếu thốn về nhiều mặt, không có internet, không có cinesma, không có café, thậm chí cả truyền hình. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp tục: tuổi trẻ vẫn nồng nhiệt với khát vọng yêu thương và dâng hiến. Thì chỉ 2,3 thế hệ sau đó, ngày nay, đi kèm với sự thừa mứa về vật chất, người học sinh Việt nam đang mất dần những đức tính tốt, các vấn nạn học đường tăng vọt, tư tưởng và đạo đức của một phần không nhở học sinh đang là những cái gai nhức nhối. Vấn đề không phải là chỉ của một thời.
Không nên đổ hoàn toàn lỗi lầm cho sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường. Bên châu Âu người ta phát triển hơn mình, họ giàu hơn, văn minh hơn, con người họ sống thoáng hơn, nhưng là cái thoáng trong khuôn khổ, không phải cứ thoáng là thoáng…vô tổ chức. Người Việt Nam rõ ràng là còn vô vàn nhược điểm, bên cạnh những đức tính mà lịch sử đã ghi nhận. Người ta sinh ra không ai xấu, nhưng trong một xã hội tha hoá và trì trệ, con người khi trưởng thành cũng sẽ dần tha hoá và trì trệ theo (đã có những gia đình mà cha mẹ dạy con cái đánh bài, hút thuốc !), như cái cây xanh trồng trong một thau nước đục. Xã hội, dù văn minh đến mấy, vẫn phải nhận gia đình làm nền tảng. Nhiều tế bào đau bệnh, cơ thể sẽ ốm yếu, nhiều gia đình yếu kém, xã hội sẽ suy đồi..
Rõ ràng chỉ trong một thơì gian rất ngắn, với những cố gắng khắc phục của toàn thể xã hội, số các tệ nạn học đường không những giảm đi mà còn tăng vọt. Có lẽ cần thêm một điều gì khác. Một điều gì đó phải xuất phát từ chính những đối tượng nảy sinh tiêu cực: học sinh. Mỗi người học sinh hãy xác định rõ mục tiêu của mình. Trên con đường thành công sẽ vĩnh viễn không có dấu chân của người hèn nhát, chân trời rất đẹp những không cố đi thì sẽ mãi chỉ dậm chân ở cuối con đường. Dường như mỗi người học sinh hôm nay, bên cạnh một số không nhỏ những học sinh thực sự có ý chí, phần nhiều đều sợ: sợ khó, sợ khổ, sợ thay đổi, sợ bị chê bai. Những nỗi sợ sẽ ăn mòn ước mơ, như một đoàn tàu tuột xích. kết cục, sẽ chỉ còn là một đống phế thải không biết vứt đi đâu.
Hãy đừng để mình trở thành gánh nặng !
Xã hội là một nơi đầy cám dỗ. Đức Phật khi tu luyện dưới chân gốc đồ đề đã phải trải qua thử thách và chiến thắng tất cả các nhục dục trần gian. Con đường đến với thành công sẽ chỉ được đo bằng ý chí và quyết tâm có lý tưởng. Sẽ có những căn nhà, những chiếc giường êm ấm, nhưng một khi đã đặt lưng xuống, thiếp đi, là không bao giờ còn trở dậy được. Lúc tỉnh lại, nhìn về xa thì cơ hội lên đường lại đã vuột mất rồi.
Nhưng cũng đừng đổ toàn bộ gánh nặng lên vai người học sinh. Hãy nhớ, loài người là một cộng đồng, chứ không phải từng cá nhân riêng lẻ, rời rạc. Một con người dầu giỏi dầu kém, nếu đặt một mình, cũng thành bất lực. Những vấn đề đặt ra trước mắt, là cần sự chung tay của cả cộng đồng. Bởi vì chỉ có hành động, chứ không phải lời nói (dù là lời chỉ trích) mới là động lực để đưa một xã hội phát triển đi lên.
Dân ta dạy
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Cần biết bao nhiêu sự quan tâm động viên từ những bậc cha mẹ, thầy cô, từ những con người trong xã hội, những gì mà ngày nay còn thiếu. hãy đừng chỉ biết trách cứ. hãy nhìn thẳng vào sự việc; Chúng ta đang thiếu gì, và chúng ta thực sự cần gì..
Con đường trước mắt dù lắm chông gai, nhưng nếu cùng nhau bước tới, chúng ta sẽ đi tới cái đích cuối cùng. Đừng để cho những cám dỗ thực dụng làm mờ mắt. lối sống vật chất, hưởng thụ, hơn mọi thứ, bây giờ sẽ giết chết toàn bộ những đức tính tốt đã được ghi nhận của người học sinh Việt nam.
Một ngươì bạn ở nước ngoài nói với tôi; Người học sinh Việt Nam thông minh, chịu khó…Hãy đừng để những cái nhìn thiện cảm đó trở thành sai lầm, đừng làm bạn bè thất vọng. Những gì cha anh đã làm được, đừng để mất đi. Khó, những không phải là không làm được.
Xã hội phát triển, đó là một tín hiệu rất đáng mừng. Nhưng đừng để cái đáng mừng đó lại trở thành nơi ươm mầm, dung dưỡng cho những tật xấu. Cùng với những gì họ đã làm được trong quá khứ, hiện tại và có thể là cả tương lai, tôi tin tưởng người Việt nam đủ can đảm để loại trừ đi những gì không tốt, những gì cần khắc phục, để xứng đáng công dân của một xã hội văn minh, trưởng thành trong một đất nước có giáo dục và truyền thống tốt, và sẽ xây dựng nó trở nên tươi đẹp hơn nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×