Chào bạn, bạn cứ hiểu đơn giản thế này nhé:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Câu nghi vấn được dùng để hỏi, nhưng có lúc lại để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...(trong những trường hợp này thì không nhất thiết người đối thoại phải trả lời)
Câu cầu khiến thì dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Câu cảm thán: dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.
Câu trần thuật thì không có các đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,... Hơn thế, chúng còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (mà bạn thấy vốn dĩ là chức năng của các kiểu khác)
Câu phủ định thì để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (đây là câu phủ định miêu tả); Hay để phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
Vậy nên mình khuyên bạn nên viết thành một đoạn hội thoại (đề bài là đoạn văn tự do mà)
Hôm nay là một ngày chủ nhật đẹp trời, bố gọi mình xuống dưới nhà: (Đây là câu trần thuật, mục đích kà để kể và tả các hiện tượng, sự vật, sự việc)
_ Con gái, pha cho bố ấm chè! (Đây là hành động nói, bố bạn nói để nhằm một mục đích: bạn pha chè cho bố bạn. Đồng thời cũng là một câu cầu khiến nhằm yêu cầu, đề nghị bạn pha chè)
_ Bố có cần cho thêm chút đường không hả bố? (Đây là câu nghi vấn, bạn hỏi bố bạn)
_ Không cần, cho vào làm gì! (Đây là câu phủ định, chính xác là câu phủ định bác bỏ: nhằm bác bỏ ý kiến cho thêm đường vào chè của bạn)
_ Vâng ạ! (Đây là câu cảm thán, dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói: trong trường hợp này là bạn)
Bạn thấy đấy, câu nào của mình cũng có một mục đích nhất định và riêng biệt, chỉ một đoạn hội thoại giả định giữa bạn và bố thôi là đã đủ để hoàn thành một bài tập rồi ^^"!
Chúc bạn học tập thật tốt, mạnh khỏe, vui vẻ và ngập tràn hạnh phúc ^^
Thân!