Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về một sự việc hiện tượng trong cuộc sống

5 trả lời
Hỏi chi tiết
461
2
1
Trịnh Quang Đức
19/01/2019 21:13:52
Mình viết về hiện tượng vô cảm trong cuộc sống nha!
Bài làm:
"Vô cảm" là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, xã hội, nhân loại...
Trải qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dường như càng qua gian khổ, đau thương, mất mát con người lại sống gần nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn. Tình làng nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc: "Bán anh em xa mua láng giềng gần".
Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng mình. Cuộc sống quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động...Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng.
Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy. Họ làm việc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao, thậm chí còn làm trì trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân, giúp đỡ nhân dân tận tâm, tận tình.
Gần đây thôi, nếu bạn có tình cờ xem qua các trang báo sẽ ngỡ ngàng vô cùng với "sự nhẫn tâm" đến đáng sợ của con người: Một thanh niên gào khóc thảm thiết trên chuyến xe buýt khi kẻ gian lấy mất chiếc bóp của anh ấy nhưng đáp lại là sự im lặng đến xót xa. Và đau lòng hơn nữa khi xem cảnh bao người đi "hôi bia" khi chuyến xe định mệnh của người tài xế đáng thương lật trên đường. Đáp lại cho tiếng khóc của anh là tiếng cười hả hê của những người đi nhặt của "trên trời rơi xuống". Viết đến đây tôi lạnh cả người và tự hỏi lòng trắc ẩn, tình thương của con người hiện đại có còn hay không? Phải chăng khi xã hội phát triển con người lại đánh mất tình yêu thương?
Là bản thân học sinh chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Đừng để một ngày nào đó khi nhìn thấy bà lão ăn xin, một đứa bé côi cút bơ vơ, một người khách lỡ đường mà trái tim bạn không lên tiếng. Hãy thắp sáng, hãy gieo mầm cho những yêu thương trong trái tim bạn, trái tim tôi, trái tim tất cả chúng ta.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Thanh Hằng Nguyễn
19/01/2019 21:14:08
Viết về một sự việc hiện tượng trong cuộc sống : bạo lực học đường
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng phải đối mặt với những vấn đề tiêu cực mà không ai mong muốn. Nó tác động một cách sâu sắc tới sự phát triển và ổn định của xã hội. Hiện nay, giới trẻ đang có những hành vi mà khiến cho các bậc cha mẹ và xã hội phải đau đầu, vắt óc suy nghĩ để đưa ra những hướng giải quyết. Trong số đó, bạo lực học đường đang trong tình trạng báo động. Có nhiều người cho rằng cá nhân gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lại có người đi tìm nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, xã hôi. Vậy bạn nghĩ như thế nào về điều đó, chúng ta cùng nhau suy nghĩ và tìm ra câu trả lời bạn nhé.
Như chúng ta đã biết, bạo lực học đường không còn xa lạ với bất kỳ ai, nó đang diễn ra một cách thường xuyên và liên tục trên thực tế. Đây là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi sử dụng ngôn ngữ của quả đấm để giải quyết mẫu thẫn, xích mích trong không gian trường học. Trong khoảng thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều trong thời gian qua, gây nên nhiều lo lắng, bất bình trong xã hội. Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận một cách khách quan để giúp giải thiểu tình trạng này.
Rất nhiều người nhìn nhận vấn đề này theo các cách khác nhau, không thống nhất. Một số người nghĩ rằng đó là do bản năng thích phô diễn và thể hiện mình của giới trẻ. Có người lại cho là do gia đình, nhà trường và xã hội. Theo tôi, chúng ta cần phải xem xét tới nhiều khía cạnh. Đối với việc thể hiện bản thân, đây là một nguyên nhân không thể nào tránh khỏi. Chỉ vì những xích mích nhỏ, hay một câu nói thoáng qua mà con người ta có thể dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Phải chăng bản năng ở con người là như thế. Nhưng nếu nói bạo lực học đường chỉ do bản năng của giới trẻ thì hoàn toàn không đúng hoặc có thể nói là không đầy đủ. Xã hôi hiện nay đang phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, kĩ thuật. Giới trẻ ngày nay tiếp xúc với internet, phim ảnh, mạng xã hội rất nhiều. Những trang wed, phim ảnh mang tính bạo lực đã làm cho trong hồn trong sáng của học sinh, sinh viên trở nên chai sạn đi và chính những cái đó đã dẫn đến những vụ việc không đáng có. Các bạn nghĩ rằng họ làm được như thế thì tại sao mình lại không làm được và đã thể hiện một cách thái quá mà không hề nghĩ tới hậu quả mà nó mang lại. Một nguyên nhân không thể không kể đến đó là do gia đình. Các bậc phụ huynh không có sự giáo dục đúng đắn cho con em mình. Trong độ tuổi này, các bạn có những thay đổi về tâm sinh lý, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa, hướng dẫn cho bạn để các bạn hiểu rõ mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Các bậc cha mẹ đừng nghĩ cứ chu cấp tiền bạc cho con ăn học đầy đủ thì đã làm tốt vai trò của mình, đấy chỉ là một phần để giúp con em chúng ta hoàn thiện tốt bản thân.
Thực tế cho thấy, bạo lực học đường hiện nay không dừng lại ở học sinh nam với nhau mà còn xảy ra với cả học sinh nữ. Chúng ta đã không còn xa lạ với những hình ảnh học sinh nữ mặc áo dài đánh nhau, xé quần xé áo bạn với những lý do hết sức vớ vẩn là “ Mày nhìn tao với ánh mắt khác”. Hình ảnh ấy như đã làm xấu đi nét đẹp của học sinh, sinh viên và hơn hết đó là giới trẻ.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay đó là xuất phát từ nhà trường. Chính nhà trường đã không đưa ra những kỷ luật nhất định để xử phạt những hành vi bạo lực học đường. Với hình thức nhắc nhở thì quá nhẹ so với những việc mà các bạn gây ra hoặc không đủ răn đe và có tính thuyết phục. Tất nhiên, sự giáo dục luôn được đềcao trong trường học nhưng chúng ta cần phải xử phạt nghiêm minh hơn những người có ý thức kém về đạo đức, không có ý thức phát triển bản thân, gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến xã hội.
Tại sao trong cùng một môi trường lại có những người thích thể hiện sức mạnh “ cơ bắp” để làm những điều mà xã hội lên án, phải chăng đó là do sự lệch lạc về nhân cách, có sự méo mó về nhận thức và tình cảm. Những người như thế phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai. Tại sao có những việc làm tốt hơn mà chúng ta không làm, không học hỏi để cho bản thân trở thành người có ích cho xã hội? Câu hỏi đó là dành cho mỗi chũng ta.
Chúng ta cần phải phối hợp giữa giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân mỗi người với nhau. Ở đâu có sự giáo dục tốt thì ở đó tình trạng bạo lực học đường diễn ra ít đi và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ở mức độ xô xát nhẹ, có thể hòa giải được. Ngược lại, ở đâu có sự buông lỏng kỷ cương, tự do quá trớn, có sự ỷ lại về trách nhiệm thì vấn đề bạo lực học đường là một tất yếu, khó tránh khỏi.
Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực học đường, chúng ta cần phải đứng lên đấu tranh để có được một xã hội tốt hơn, văn minh hơn, con người được tự do làm việc, sinh sống. Tình trạng bạo lực học đường chỉ có thể ngăn chặn khi chúng ta biết yêu thương nhau, sống hiền hòa, luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, đừng chỉ vì một lời nói hay cái gì đó mà đánh mất đi giá trị bản thân mình.
Vậy đấy, bạo lực học đường đang chiếm một phần trăm đáng kể trong bảng thống kê về những vấn đề bức thiết trong xã hội. Đừng để cho bạo lực học đường diễn ra nữa, chính nó đang đe dọa đến sự ổn định xã hội mà chúng ta đang sinh sống đấy. Không có gì là tự nhiên mà có, chúng ta phải hành động, phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, biết nhận thức được cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào cần phải loại bỏ và cái nào nên tích cực phát huy. Đừng nghĩ đến bạo lực học đường dù là trong suy nghĩ bạn nhé!
2
1
Thanh Hằng Nguyễn
19/01/2019 21:15:02
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng phải đối mặt với những vấn đề tiêu cực mà không ai mong muốn. Nó tác động một cách sâu sắc tới sự phát triển và ổn định của xã hội. Hiện nay, giới trẻ đang có những hành vi mà khiến cho các bậc cha mẹ và xã hội phải đau đầu, vắt óc suy nghĩ để đưa ra những hướng giải quyết. Trong số đó, bạo lực học đường đang trong tình trạng báo động. Có nhiều người cho rằng cá nhân gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lại có người đi tìm nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, xã hôi. Vậy bạn nghĩ như thế nào về điều đó, chúng ta cùng nhau suy nghĩ và tìm ra câu trả lời bạn nhé.
Như chúng ta đã biết, bạo lực học đường không còn xa lạ với bất kỳ ai, nó đang diễn ra một cách thường xuyên và liên tục trên thực tế. Đây là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi sử dụng ngôn ngữ của quả đấm để giải quyết mẫu thẫn, xích mích trong không gian trường học. Trong khoảng thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều trong thời gian qua, gây nên nhiều lo lắng, bất bình trong xã hội. Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận một cách khách quan để giúp giải thiểu tình trạng này.
Rất nhiều người nhìn nhận vấn đề này theo các cách khác nhau, không thống nhất. Một số người nghĩ rằng đó là do bản năng thích phô diễn và thể hiện mình của giới trẻ. Có người lại cho là do gia đình, nhà trường và xã hội. Theo tôi, chúng ta cần phải xem xét tới nhiều khía cạnh. Đối với việc thể hiện bản thân, đây là một nguyên nhân không thể nào tránh khỏi. Chỉ vì những xích mích nhỏ, hay một câu nói thoáng qua mà con người ta có thể dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Phải chăng bản năng ở con người là như thế. Nhưng nếu nói bạo lực học đường chỉ do bản năng của giới trẻ thì hoàn toàn không đúng hoặc có thể nói là không đầy đủ. Xã hôi hiện nay đang phải đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, kĩ thuật. Giới trẻ ngày nay tiếp xúc với internet, phim ảnh, mạng xã hội rất nhiều. Những trang wed, phim ảnh mang tính bạo lực đã làm cho trong hồn trong sáng của học sinh, sinh viên trở nên chai sạn đi và chính những cái đó đã dẫn đến những vụ việc không đáng có. Các bạn nghĩ rằng họ làm được như thế thì tại sao mình lại không làm được và đã thể hiện một cách thái quá mà không hề nghĩ tới hậu quả mà nó mang lại. Một nguyên nhân không thể không kể đến đó là do gia đình. Các bậc phụ huynh không có sự giáo dục đúng đắn cho con em mình. Trong độ tuổi này, các bạn có những thay đổi về tâm sinh lý, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa, hướng dẫn cho bạn để các bạn hiểu rõ mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Các bậc cha mẹ đừng nghĩ cứ chu cấp tiền bạc cho con ăn học đầy đủ thì đã làm tốt vai trò của mình, đấy chỉ là một phần để giúp con em chúng ta hoàn thiện tốt bản thân.
Thực tế cho thấy, bạo lực học đường hiện nay không dừng lại ở học sinh nam với nhau mà còn xảy ra với cả học sinh nữ. Chúng ta đã không còn xa lạ với những hình ảnh học sinh nữ mặc áo dài đánh nhau, xé quần xé áo bạn với những lý do hết sức vớ vẩn là “ Mày nhìn tao với ánh mắt khác”. Hình ảnh ấy như đã làm xấu đi nét đẹp của học sinh, sinh viên và hơn hết đó là giới trẻ.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay đó là xuất phát từ nhà trường. Chính nhà trường đã không đưa ra những kỷ luật nhất định để xử phạt những hành vi bạo lực học đường. Với hình thức nhắc nhở thì quá nhẹ so với những việc mà các bạn gây ra hoặc không đủ răn đe và có tính thuyết phục. Tất nhiên, sự giáo dục luôn được đềcao trong trường học nhưng chúng ta cần phải xử phạt nghiêm minh hơn những người có ý thức kém về đạo đức, không có ý thức phát triển bản thân, gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến xã hội.
Tại sao trong cùng một môi trường lại có những người thích thể hiện sức mạnh “ cơ bắp” để làm những điều mà xã hội lên án, phải chăng đó là do sự lệch lạc về nhân cách, có sự méo mó về nhận thức và tình cảm. Những người như thế phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai. Tại sao có những việc làm tốt hơn mà chúng ta không làm, không học hỏi để cho bản thân trở thành người có ích cho xã hội? Câu hỏi đó là dành cho mỗi chũng ta.
Chúng ta cần phải phối hợp giữa giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân mỗi người với nhau. Ở đâu có sự giáo dục tốt thì ở đó tình trạng bạo lực học đường diễn ra ít đi và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ở mức độ xô xát nhẹ, có thể hòa giải được. Ngược lại, ở đâu có sự buông lỏng kỷ cương, tự do quá trớn, có sự ỷ lại về trách nhiệm thì vấn đề bạo lực học đường là một tất yếu, khó tránh khỏi.
Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực học đường, chúng ta cần phải đứng lên đấu tranh để có được một xã hội tốt hơn, văn minh hơn, con người được tự do làm việc, sinh sống. Tình trạng bạo lực học đường chỉ có thể ngăn chặn khi chúng ta biết yêu thương nhau, sống hiền hòa, luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, đừng chỉ vì một lời nói hay cái gì đó mà đánh mất đi giá trị bản thân mình.
Vậy đấy, bạo lực học đường đang chiếm một phần trăm đáng kể trong bảng thống kê về những vấn đề bức thiết trong xã hội. Đừng để cho bạo lực học đường diễn ra nữa, chính nó đang đe dọa đến sự ổn định xã hội mà chúng ta đang sinh sống đấy. Không có gì là tự nhiên mà có, chúng ta phải hành động, phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, biết nhận thức được cái nào tốt, cái nào xấu, cái nào cần phải loại bỏ và cái nào nên tích cực phát huy. Đừng nghĩ đến bạo lực học đường dù là trong suy nghĩ bạn nhé!
1
1
mỹ hoa
19/01/2019 21:17:12
Hiện tượng về việc lạm dụng điện thoại của học sinh
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.
Điện thoại di động là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và hấp dẫn, hầu như tất cả học sinh hầu như ngày ngày đều sử dụng điện thoại để nhắn tin, lên Facebook, nghe nhạc, xem phim…Chỉ cần 2 đến 3 triệu đồng là bố mẹ có thể mua cho con mình một chiếc điện thoại thông minh, điều đó bây giờ không quá khó. Với những gia đình có điều kiện về kinh tế thì việc trang bị ĐTDĐ công nghệ cao có nhiều chức năng quay phim, kết nối internet là “chuyện nhỏ”. Việc dễ dàng có được một chính điện thoại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay chúng ta quan tâm hàng đầu là các bạn học sinh dùng điện thoại vào mục đích gì?
Khi trả lời câu hỏi các em dùng điện thoại vào việc gì, nhiều em hồn nhiên trả lời: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.
Nhưng thực tế điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng điện thoại. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa đâu.
Vậy thực tế các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó , điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.
Hiện nay, vấn đề sử dụng điện thoại di động không đúng cách ở học sinh đang khiến phụ huynh nhà trường lo lắng. Vì vậy, nhiều người đang dề xuất giải pháp cấm sử dụng điện thoại ở học sinh. Nhưng thực tế, đó không phải là chuyện dễ dàng vì điện thoại bây giờ tràn lan trên thị trường.Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp và sử dụng điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng xã hội như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác.ới cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại xịn cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật sự cần thiết. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe gọi là chính.
Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến các em học sinh còn non trẻ có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh nơi học đường, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Làm được như vậy, các em có thể tập trung học hành và có kết quả tốt hơn.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
20/01/2019 08:12:14
Bệnh vô cảm:
Trong đời sống đang phát triển mạnh mẽ về công nghệ, máy móc, con người có thể kiếm được nhiều tiền hơn, giàu có hơn, nhưng có một thứ dường như có biểu hiện vơi đi, đó là sự quan tâm giữa người với người? Cuộc sống công nghiệp với những tất bật và tốc độ vận động quá nhanh khiến người ta hẫng hụt đến mức ít quan tâm đến nhau hơn. Phải chăng những tất bật ấy là nguyên nhân khiến “bệnh vô cảm” có cơ hội lan rộng? Vô cảm là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vậy “bệnh vô cảm” là gì? Vô là không, cảm là tình cảm, cảm xúc. Vô cảm là trạng thái con người không có tình cảm. Sống khép mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với tất cả mọi việc xung quanh. Trong nhịp sốhg hiện đại ngày nay, một sô' người chỉ lo vun vén cho đời sống cá nhân và quay lưng lại với cộng đồng xã hội. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Đó là “bệnh vô cảm”. Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo