Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới, tượng trưng cho khoảng thời gian đẹp nhất, tràn trề sức sống của thiên nhiên trong chu kì ba trăm sáu mươi lăm ngày của trái đất. Khí trời ấm áp, cây cỏ non tơ, nảy mầm, đâm lộc, ra hoa… Cũng vì đó mà xưa nay, mùa xuân là đề tài quen thuộc, gợi nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân thi sĩ. Ngay cả nhà thơ Thanh Hải, trong khi nằm trên giường bệnh sắp trở về với cát bụi, hìnhảnh mùa xuân cũng làm ông xao xuyến viết nên bài thơ dịu ngọt, nhỏ nhẹ, chân tình, có nhiều đoạn gợi cảm sâu lắng Hình ảnh thơ giản dị mà rất đẹp, người lính trên thao trường, trên đường hành quân giắt những cành lá ngụy trang non biếc như mang theo cả mùa xuân. Mùa xuân đến với người nông dân là những nương mạ trải dải xanhnon mơn mởn. Mùa xuân của đất trời đã đem lộc cho con người, những người lính cầm súng để bảo vệ Tổ quốc, người lao động làm ra của cải cho xã hội. Nhịp sống của mùa xuân thật gấp gáp, hối hả, thiên nhiên đang sinh sôi nảy nở, con người khẩn trương dựng xây đất nước Trong những năm 1980, sau những năm dài của chiến tranh tàn khốc, đất nước đang hồi sinh, cả dân tộc ra sức xây dựng cuộc sống mới. Và từ mùa xuân của hôm nay dòng suy tưởng của nhà thơ trở về với những trang lịch sử của dân tộc:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Một sự so sánh tràn đầy lạc quan tin tưởng: ánh sáng của những vì sao vẫn lấp lánh, đất nước ta trải qua biết bao “gian lao” và “vất vả” để giữ nước và dựng nước nhưng vẫn ngời sáng một niềm tin chiến thắng.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam, thơ Thanh Hải trở thành khúc hát hào hùng ngợi ca tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của đồng bào chiến sĩ: “Những đồng chí trung kiên”, “Mồ anh hoa nở”… Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác cuối năm 1980, thời gian mà bệnh tật hiểm nghèo sắp cướp đi sự sống, nhà thơ trở về với “cái là” để suy ngẫm và từ trong sâu xa trào dâng lên một niềm khao khát được hiến dâng cho đời:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Nhà thơ cũng chỉ ao ước làm con chim, cành hoa để góp một tiếng hát, một chút hương sắc cho đời. Âm vang của cuộc sống mới như một bản đại hợp xướng, nhà thơ khiêm tốn xin làm một “nốt trầm”.
Thanh Hải đã cống hiến tuổi thanh xuân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, những tháng ngày còn lại rất ngắn ngủi, niềm mong ước được dâng hiến càng trở nên tha thiết:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
“Ta” chỉ là “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân rộng lớn của đất nước và cất tiếng hát ngợi ca mùa xuân:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam Ai, Nam Bình
Nam Ai, Nam Bình điệu ca da diết của xứ Huế làm xao xuyến lòng người. “Nước non ngàn dặm”, hai câu thơ láy lại lời ca tạo nên âm hưởng ngân nga, sâu lắng. Kết thúc bài thơ là tiếng hát của một tâm hồn tha thiết yêu đời yêu cuộc sống.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có giọng điệu nhỏ nhẹ, thì thầm rất Huế, góp phần tạo nên tính đa dạng của phong cách thơ Thanh Hải. Thơ và cuộc đời ở Thanh Hải kết hợp làm một, ông đã sống và sáng tạo nghệ thuật với trách nhiệm của người chiến sĩ.