Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn

Sớm bước vào Nghề thợ cưa, Những ngày thơ ấu năm xưa đói nghèo, Cũng vì cuộc sống gieo neo, Hai dòng sữa cạn đói meo gầy mòn - Là ai?

Biết Tuốt | Chat Online
24/04/2016 11:05:08
1.366 lượt xem
Sớm bước vào "Nghề thợ cưa",
"Những ngày thơ ấu" năm xưa đói nghèo,
Cũng vì cuộc sống gieo neo,
"Hai dòng sữa cạn" đói meo gầy mòn,
Sống đời "Bỉ vỏ" héo hon,
"Trong vực thẳm", "Những đứa con" ra đời,
"Thời kỳ đen tối" qua rồi,
Thực dân phong kiến trút hơi thở tàn,
"Sóng gầm" sét nổ ầm vang,
"Cơn bão đã đến" xóm làng đứng lên - Là ai?
Trả lời (2)
NoName.1939
24/04/2016 11:06:27
Nguyên Hồng
Sớm bước vào Nghề thợ cưa
Những ngày thơ ấu năm xưa đói nghèo
Cũng vì cuộc sống gieo neo
Hai dòng sữa cạn đói meo gầy mòn
Sống đời Bỉ vỏ héo hon
Trong vực thẳm, Những đứa con ra đời
Thời kỳ đen tối qua rồi
Thực dân phong kiến trút hơi thở tàn
Sóng gầm sét nổ ầm vang
Cơn bão đã đến xóm làng đứng lên?

Nguyên Hồng (1918-1982) là một nhà văn Việt Nam.

Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1]. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, ông từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...

Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Các tác phẩm chọn lọc:
Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)
Trong lòng mẹ (Trích Những Ngày Ấu Thơ)
Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941);
Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940);
Qua những màn tối (truyện, 1942);
Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942),
Quán nải (tiểu thuyết, 1943);
Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943);
Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943);
Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943);
Vực thẳm (truyện vừa, 1944);
Miếng bánh (truyện ngắn, 1945);
Ngọn lửa (truyện vừa, 1945);
Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946- 1961);
Đất nước yêu dấu (ký, 1949);
Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951);
Giữ thóc (truyện vừa, 1955);
Giọt máu (truyện ngắn, 1956);
Trời xanh (thơ, 1960)
Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963);
Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963);
Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972),
Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973);
Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973);
Sông núi quê hương (thơ, 1973);
Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976);
Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978);
Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981);
Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993);
Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).
0 0
Giang Tô | Chat Online
15/01/2022 21:50:23
NGUYÊN HỒNG
0 0
Gửi câu trả lời của bạn tại đây (*):
Có thể trả lời bằng cách gửi hình ảnh (nếu có)

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo