Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Anh hùng chiến dịch Đông Khê, Chặt tay mình để tiện bề tiến công - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
24/04/2016 10:34:37 |
21.885 lượt xem
Trả lời (4)
NoName.1935 | |
24/04/2016 10:40:38 |
La Văn Cầu
La Văn Cầu (sinh 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Đại tá. Ông là một trong bảy người đã được Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I. Ông nguyên là Ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay khi còn đang sống, La Văn Cầu đã được đặt tên cho trường học và đường phố ở Việt Nam.
Sự nghiệp
La Văn Cầu tên thật là Sầm Phúc Hướng, ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam). La Văn Cầu được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1950.
Trong chiến tranh Đông Dương, từ năm 1948 đến năm 1952, La Văn Cầu đã tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau-Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949, ông đã xung phong và một mình bắn chết lính Pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe đối phương dùng súng trên xe diệt thêm 10 lính Pháp nữa.
Trong Trận Đông Khê thuộc Chiến dịch biên giới năm 1950, La Văn Cầu là chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị phía sau tiến công đồn. Ông Cầu bị trúng đạn dập nát một phần cánh tay phải. La Văn Cầu đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương và tiếp tục chiến đấu. Ông dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho các lực lượng khác tiếp đánh chiếm đồn quân đối phương.
Trong thời gian dưỡng thương, La Văn Cầu tập trung học văn hóa và chính trị. Ông tiếp tục ở lại trong quân đội với công việc là cán bộ tuyên huấn, chuyên trách công tác thanh niên.
Năm 1983, ông Cầu được chuyển về Hà Nội do điều kiện gia đình rồi công tác tại Tổng cục Chính trị. Một thời gian sau, ông chuyển về Bảo tàng Quân đội làm công tác cán bộ. Ngày 1 tháng 8 năm 1996, La Văn Cầu nghỉ hưu theo chế độ.
Sau khi về hưu, ông La Văn Cầu tham gia hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ Ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Gia đình
La Văn Cầu nghỉ hưu tại phố Hoàng Quốc Việt, Hà Nội cùng gia đình. Ông có 4 người con gồm 2 con trai, 2 con gái và hiện có 6 cháu nội, ngoại.
Vinh danh
Với các thành tích trong chiến đấu, ngày 19 tháng 5 năm 1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, khi đó ông đang là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Cùng năm 1952, La Văn Cầu được trao tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc theo Sắc lệnh số 107-SL ngày 10 tháng 8 năm 1952.
Ông được phong hàm Đại tá từ năm 1985, và được tặng Huân chương Quân công, hạng nhì, hạng ba và Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Cuộc đời của La Văn Cầu từng được đưa vào bài tập đọc của sách giáo khoa tiểu học ở Việt Nam. Tên ông được dùng để đặt cho nhiều trường học và một số con đường ở Thủ đô Hà Nội, ở phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là một trường hợp đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam lẫn trên thế giới vì ngay khi còn đang sống đã được đặt tên đường. Theo ông Cầu, việc tên ông được dùng để đặt cho một con đường là một vinh dự. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng băn khoăn vì nhiều người khi biết có đường phố mang tên ông, lại tưởng ông đã qua đời.
La Văn Cầu (sinh 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Đại tá. Ông là một trong bảy người đã được Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I. Ông nguyên là Ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay khi còn đang sống, La Văn Cầu đã được đặt tên cho trường học và đường phố ở Việt Nam.
Sự nghiệp
La Văn Cầu tên thật là Sầm Phúc Hướng, ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội Nhân dân Việt Nam). La Văn Cầu được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1950.
Trong chiến tranh Đông Dương, từ năm 1948 đến năm 1952, La Văn Cầu đã tham gia chiến đấu 29 trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau-Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949, ông đã xung phong và một mình bắn chết lính Pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe đối phương dùng súng trên xe diệt thêm 10 lính Pháp nữa.
Trong Trận Đông Khê thuộc Chiến dịch biên giới năm 1950, La Văn Cầu là chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị phía sau tiến công đồn. Ông Cầu bị trúng đạn dập nát một phần cánh tay phải. La Văn Cầu đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay bị thương và tiếp tục chiến đấu. Ông dùng tay trái ôm bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho các lực lượng khác tiếp đánh chiếm đồn quân đối phương.
Trong thời gian dưỡng thương, La Văn Cầu tập trung học văn hóa và chính trị. Ông tiếp tục ở lại trong quân đội với công việc là cán bộ tuyên huấn, chuyên trách công tác thanh niên.
Năm 1983, ông Cầu được chuyển về Hà Nội do điều kiện gia đình rồi công tác tại Tổng cục Chính trị. Một thời gian sau, ông chuyển về Bảo tàng Quân đội làm công tác cán bộ. Ngày 1 tháng 8 năm 1996, La Văn Cầu nghỉ hưu theo chế độ.
Sau khi về hưu, ông La Văn Cầu tham gia hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ Ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Gia đình
La Văn Cầu nghỉ hưu tại phố Hoàng Quốc Việt, Hà Nội cùng gia đình. Ông có 4 người con gồm 2 con trai, 2 con gái và hiện có 6 cháu nội, ngoại.
Vinh danh
Với các thành tích trong chiến đấu, ngày 19 tháng 5 năm 1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, khi đó ông đang là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Cùng năm 1952, La Văn Cầu được trao tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc theo Sắc lệnh số 107-SL ngày 10 tháng 8 năm 1952.
Ông được phong hàm Đại tá từ năm 1985, và được tặng Huân chương Quân công, hạng nhì, hạng ba và Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Cuộc đời của La Văn Cầu từng được đưa vào bài tập đọc của sách giáo khoa tiểu học ở Việt Nam. Tên ông được dùng để đặt cho nhiều trường học và một số con đường ở Thủ đô Hà Nội, ở phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là một trường hợp đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam lẫn trên thế giới vì ngay khi còn đang sống đã được đặt tên đường. Theo ông Cầu, việc tên ông được dùng để đặt cho một con đường là một vinh dự. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng băn khoăn vì nhiều người khi biết có đường phố mang tên ông, lại tưởng ông đã qua đời.
NoName.7853 | |
17/12/2016 04:23:47 |
Nguyễn Lê Mai Phương | |
17/05/2018 20:47:02 |
La Văn Cầu
Nguyễn Đức Phát 5A | Chat Online | |
20/01/2022 21:37:50 |
La văn cầu
Tags: Anh hùng chiến dịch Đông Khê,Chặt tay mình để tiện bề tiến công,câu đố về La Văn Cầu,La Văn Cầu,câu đố về nhân vật lịch sử
Đố vui khác:
- Miền Nam có nữ anh hùng, Bụng mang dạ chửa cùng chồng đấu tranh - Là ai?
- Dũng sĩ chiến dịch Điện Biên, Lấy thân chèn pháo xưng tên anh hùng - Là ai?
- Quảng Bình có mẹ anh hùng, Dưới bom đạn Mỹ, qua sông đưa đò, Thân mình mẹ chẳng có lo, Một lòng góp sức diệt thù ngoại xâm - Là ai?
- Sớm bước vào Nghề thợ cưa, Những ngày thơ ấu năm xưa đói nghèo, Cũng vì cuộc sống gieo neo, Hai dòng sữa cạn đói meo gầy mòn - Là ai?
- Sống mòn cái kiếp Đời thừa, Ở rừng, Đôi mắt đã mờ thiếu ăn, Chí Phèo, Lão Hạc vơi dần, Nửa đêm trăng sáng, Điếu văn hai người - Là ai?
- Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm! Người anh hùng đất Quảng Nam, Trên trường bắn vẫn hiên ngang chống thù - Là ai?
- Trạng gì chẳng đỗ chẳng quan, Tên kêu eng éc dân gian phục tài - Là ai?
- Trạng gì nổi tiếng khôi hài, Chúa vua thần phật chịu tài, thua cay - Là ai?
- Từ ngày Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi đã mênh mang Mây Tần, Nhớ nhung hoài Hương cố nhân, Mười hai bến nước dần dần xa xăm, Thư gửi người vợ miền Nam, Đêm sao sáng bóng giai nhân hiện về - Là ai?
- Tuổi còn niên thiếu, Người con có hiếu, Dũng cảm anh hùng, Căm thù giặc Pháp tàn hung, Thân làm đuốc sống đốt bùng kho xăng - Là ai?
Đố vui mới nhất:
- Cái gì trong sáng nhẹ nhàng; chọc qua giàn lá chẳng làm lá rung?
- Núi rừng Yên Thế âm u; Mười năm kháng Pháp, mặc dù gió mưa; Khi quyết đánh khi vô thừa; Hùm thiêng nổi tiếng bấy giờ là ai?
- Đảo nào lớn nhất Việt Nam?
- Lên dốc bằng hai chân xuống dốc bằng ba chân là con gì?
- Đuôi thì chẳng thấy, mà có hai đầu, là gì?
- Bánh gì nghe tên đã thấy sướng?
- Môi nào lớn nhất?
- Tìm đáp án ở dấu hỏi?
- Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch Đằng là ai?
- Quả gì có đủ năm châu?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!