Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Dũng sĩ chiến dịch Điện Biên, Lấy thân chèn pháo xưng tên anh hùng - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
24/04/2016 10:54:01 |
7.126 lượt xem
Trả lời (3)
NoName.1937 | |
24/04/2016 10:57:11 |
Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ông nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Trang thông tin của họ Tô Việt Nam cho biết ông thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tổ 5 đời của Tô Vĩnh Diện là ông Tô Phúc Chân đưa cả gia đình vào định cư và lập nghiệp ở Nông Cống. Cha ông là ông Tô Uy, một bần nông trong làng. Ông là con trai lớn của ông Tô Uy. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8 tuổi, ông đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.
Binh nghiệp
Khi Pháp nổi súng tái chiếm Đông Dương năm 1946, ông tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1950, tại Thanh Hóa nổ ra một vụ bạo loạn, ông bị những người nổi loạn bắt giữ. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cử một đơn vị quân sự xuống hỗ trợ cán bộ trấn an tình hình. Ông được giải cứu và từ đó chính thức nhập ngũ trong lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1953, ông được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. khi đơn vị cao xạ được thành lập, ông cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện. Trong thời gian huấn luyện, ông được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, tháng 12 năm 1953, ông cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Ông được điều về đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3 thay Khẩu đội trưởng bị thương. Khẩu đội ông được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681, thuộc loại pháo phòng không 37mm 1 nòng mẫu 61-K kiểu M1939 có gắn lá chắn đạn với 2 cửa ngắm dành cho pháo thủ số 1 và số 2, do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hy sinh trong khi cứu pháo
Để giữ bí mật bất ngờ cho hai loại pháo lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị này đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15 tháng 1 năm 1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42. Sau đó, từ vị trí tập kết, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1450m để vào trận địa cách xa vị trí tập kết 15 km. Từ trưa ngày 16 tháng 1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24 tháng 1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Tuy nhiên trận đánh đã không diễn ra như dự kiến. Ngày 26 tháng 1, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc". Các đơn vị pháo nhận được mệnh lệnh phối hợp với các đơn vị bộ binh kéo pháo trở ra. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập kết tại Bắng Hôm để ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.
Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị ông trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Ông cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Ông lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng ông cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, ông vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì không" trước khi chết.
Vinh danh
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.
Hiện nay, mộ Tô Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của nghĩa trang Điện Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện Biên Phủ là Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Một bia tưởng niệm cũng được dựng lên gần vị trị đường kéo pháo nơi ông hy sinh.
Khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 sau đó tiếp tục được đưa vào tham chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 13 chiếc khác. Năm 1958, khẩu pháo được đưa về trưng bày tại Phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Phòng không, nay là Bảo tàng quân chủng Phòng không- Không quân. Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia đợt một.
Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam.
Những thông tin sai sót
Sau khi ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng, do thiếu thông tin cũng như những ghi nhớ sai sót trong quá trình kể truyền miệng của nhiều người, một số tài liệu phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả lại câu chuyện về hành động dũng cảm ông với những thông tin không chính xác. Một trong những sai sót là việc nhầm lẫn rằng đơn vị ông sử dụng trọng pháo 105mm thay vì là pháo cao xạ 37mm. Thời điểm cũng như vị trí ông hy sinh cũng bị ghi chép khác nhau. Nhiều tài liệu không rõ căn cứ vào đâu chép thời điểm ông hy sinh vào tháng 3 năm 1953. Trên bia mộ ông khắc thời điểm hy sinh là ngày 21 tháng 1 năm 1954). Các tài liệu sau này, căn cứ vào nhân chứng lịch sử, xác định chính xác thời điểm ông hy sinh là lúc khoảng 22 giờ ngày 28 tháng Chạp (tức 1 tháng 2 năm 1954). Địa điểm hy sinh cũng được xác định ở rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1954) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ông nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ông sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Trang thông tin của họ Tô Việt Nam cho biết ông thuộc đời thứ 15, phân ngành 2, chi 4 họ Tô làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tổ 5 đời của Tô Vĩnh Diện là ông Tô Phúc Chân đưa cả gia đình vào định cư và lập nghiệp ở Nông Cống. Cha ông là ông Tô Uy, một bần nông trong làng. Ông là con trai lớn của ông Tô Uy. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8 tuổi, ông đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.
Binh nghiệp
Khi Pháp nổi súng tái chiếm Đông Dương năm 1946, ông tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1950, tại Thanh Hóa nổ ra một vụ bạo loạn, ông bị những người nổi loạn bắt giữ. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải cử một đơn vị quân sự xuống hỗ trợ cán bộ trấn an tình hình. Ông được giải cứu và từ đó chính thức nhập ngũ trong lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 3 năm 1953, ông được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. khi đơn vị cao xạ được thành lập, ông cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện. Trong thời gian huấn luyện, ông được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam.
Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, tháng 12 năm 1953, ông cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến. Ông được điều về đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3 thay Khẩu đội trưởng bị thương. Khẩu đội ông được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681, thuộc loại pháo phòng không 37mm 1 nòng mẫu 61-K kiểu M1939 có gắn lá chắn đạn với 2 cửa ngắm dành cho pháo thủ số 1 và số 2, do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hy sinh trong khi cứu pháo
Để giữ bí mật bất ngờ cho hai loại pháo lựu 105mm và cao xạ 37mm lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường, các đơn vị này đều hành quân vào ban đêm, liên tục trong các ngày 13, 14 và 15 tháng 1 năm 1954, từ Tuần Giáo vào tập kết ở kilômét 63 đường 42. Sau đó, từ vị trí tập kết, bộ đội phải kéo pháo bằng sức người trên đường quân sự mới mở, có chỗ phải vượt qua núi cao 1450m để vào trận địa cách xa vị trí tập kết 15 km. Từ trưa ngày 16 tháng 1, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị bắt đầu kéo pháo, đến ngày 24 tháng 1 mới đưa được pháo vào trận địa.
Tuy nhiên trận đánh đã không diễn ra như dự kiến. Ngày 26 tháng 1, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc". Các đơn vị pháo nhận được mệnh lệnh phối hợp với các đơn vị bộ binh kéo pháo trở ra. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập kết tại Bắng Hôm để ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.
Ngày 1 tháng 2 năm 1954, đơn vị ông trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Ông cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngoài ra còn có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Pháo thủ Lê Văn Chi lái càng phía ngoài bị càng pháo bị hất xuống vực và pháo trôi dần về phía vực sâu. Ông lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng ông cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, ông vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì không" trước khi chết.
Vinh danh
Ngày 7 tháng 5 năm 1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.
Hiện nay, mộ Tô Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của nghĩa trang Điện Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện Biên Phủ là Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Một bia tưởng niệm cũng được dựng lên gần vị trị đường kéo pháo nơi ông hy sinh.
Khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 sau đó tiếp tục được đưa vào tham chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 13 chiếc khác. Năm 1958, khẩu pháo được đưa về trưng bày tại Phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Phòng không, nay là Bảo tàng quân chủng Phòng không- Không quân. Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công nhận pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681 là Bảo vật quốc gia đợt một.
Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam.
Những thông tin sai sót
Sau khi ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng, do thiếu thông tin cũng như những ghi nhớ sai sót trong quá trình kể truyền miệng của nhiều người, một số tài liệu phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả lại câu chuyện về hành động dũng cảm ông với những thông tin không chính xác. Một trong những sai sót là việc nhầm lẫn rằng đơn vị ông sử dụng trọng pháo 105mm thay vì là pháo cao xạ 37mm. Thời điểm cũng như vị trí ông hy sinh cũng bị ghi chép khác nhau. Nhiều tài liệu không rõ căn cứ vào đâu chép thời điểm ông hy sinh vào tháng 3 năm 1953. Trên bia mộ ông khắc thời điểm hy sinh là ngày 21 tháng 1 năm 1954). Các tài liệu sau này, căn cứ vào nhân chứng lịch sử, xác định chính xác thời điểm ông hy sinh là lúc khoảng 22 giờ ngày 28 tháng Chạp (tức 1 tháng 2 năm 1954). Địa điểm hy sinh cũng được xác định ở rừng Pá Có, sườn phía tây Pha Sung, thuộc xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Hatsune Miku | |
18/11/2019 18:27:14 |
Tô Vĩnh Diện
Giang Tô | Chat Online | |
15/01/2022 21:49:24 |
TÔ VĨNH DIỆN
SN:1924 ;HS:1953
ĐÃ LẤY THÂN MÌNH CHÈN PHÁO KHẨU CAO XẠ 37MM
SN:1924 ;HS:1953
ĐÃ LẤY THÂN MÌNH CHÈN PHÁO KHẨU CAO XẠ 37MM
Tags: Dũng sĩ chiến dịch Điện Biên,Lấy thân chèn pháo xưng tên anh hùng,câu đố về Tô Vĩnh Diện,câu đố về nhân vật lịch sử
Đố vui khác:
- Quảng Bình có mẹ anh hùng, Dưới bom đạn Mỹ, qua sông đưa đò, Thân mình mẹ chẳng có lo, Một lòng góp sức diệt thù ngoại xâm - Là ai?
- Sớm bước vào Nghề thợ cưa, Những ngày thơ ấu năm xưa đói nghèo, Cũng vì cuộc sống gieo neo, Hai dòng sữa cạn đói meo gầy mòn - Là ai?
- Sống mòn cái kiếp Đời thừa, Ở rừng, Đôi mắt đã mờ thiếu ăn, Chí Phèo, Lão Hạc vơi dần, Nửa đêm trăng sáng, Điếu văn hai người - Là ai?
- Tuổi xanh khí phách anh hùng, Với dân với nước hiếu trung vẹn toàn, Cô gái Đất đỏ miền Nam, Đã làm giặc Pháp kinh hoàng là ai?
- Văn chương như thánh như thần, Dựng cờ khởi nghĩa vì dân quên mình - Là ai?
- Miền Nam có nữ anh hùng, Bụng mang dạ chửa cùng chồng đấu tranh - Là ai?
- Anh hùng chiến dịch Đông Khê, Chặt tay mình để tiện bề tiến công - Là ai?
- Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm! Người anh hùng đất Quảng Nam, Trên trường bắn vẫn hiên ngang chống thù - Là ai?
- Trạng gì chẳng đỗ chẳng quan, Tên kêu eng éc dân gian phục tài - Là ai?
- Trạng gì nổi tiếng khôi hài, Chúa vua thần phật chịu tài, thua cay - Là ai?
Đố vui mới nhất:
- Con gì không lắc mà rung?
- Quả gì càng nghe càng thấy nó tự kỉ?
- Bánh gì không ăn được?
- Có một ông bị ốm, ba ông sư đến thăm hỏi có mấy ông sư?
- Con gì lúc cứng lúc mềm có thân thon dài?
- Tìm từ khóa đây là câu thành ngữ về mùa mưa?
- Con gì dài và cứng nhất?
- Cầu gì nguy hiểm nhất?
- Con gì đầu con chuột đuôi con lợn?
- Hành nào lớn nhất?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!