Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Sông nào ở chốn kinh đô, Ngày xưa rộng lớn bây giờ bé teo - Là sông nào?
Biết Tuốt | Chat Online | |
18/03/2016 09:55:19 |
1.991 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.994 | |
18/03/2016 09:57:43 |
Sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.
Tên gọi
Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Lịch sử
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã viết:
Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
Đặc điểm
Đoạn sông bị lấp
Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ (ở đầu dốc Lafore), chạy tới cống ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay. Đoạn mương đó đã được thông báo về dự án cống hóa từ cuối năm 2005, dự kiến khởi công vào quý I-2006 nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ dở, khiến người dân sống gần đó đang phải sống trong môi trường nước thải ô nhiễm.
Đoạn sông ngày nay
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.
Tình hình hiện nay
Sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm.
Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, người dân ở Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi. Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ.
Đề án "làm sạch" nước sông Tô Lịch
Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Đề án này được coi như "tiểu đề án" đầu tiên thực hiện việc xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn.
Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.
Tên gọi
Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Lịch sử
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã viết:
Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
Đặc điểm
Đoạn sông bị lấp
Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ (ở đầu dốc Lafore), chạy tới cống ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay. Đoạn mương đó đã được thông báo về dự án cống hóa từ cuối năm 2005, dự kiến khởi công vào quý I-2006 nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ dở, khiến người dân sống gần đó đang phải sống trong môi trường nước thải ô nhiễm.
Đoạn sông ngày nay
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.
Tình hình hiện nay
Sông Tô Lịch là một sông cổ của tứ giác nước Thăng Long. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm.
Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, người dân ở Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi. Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ.
Đề án "làm sạch" nước sông Tô Lịch
Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Đề án này được coi như "tiểu đề án" đầu tiên thực hiện việc xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn.
Tags: Sông nào ở chốn kinh đô,Ngày xưa rộng lớn bây giờ bé teo,câu đố về các dòng sông,câu đố về sông Tô Lịch,sông Tô Lịch
Đố vui khác:
- Cũng Đồng nhưng chẳng Đồng Nai, Nói năng đi đứng không ai nhượng nhìn - Là nơi nào?
- Núi xuôi, xuôi mãi một dòng, Trời cao nhỏ lệ, đố em sông gì?
- Họ trần có da đỏ hồng, Ruột vàng mọng nước, thoắt trông phải thèm - Là quả gì?
- Có hoa không quả, Mang hạt trong người, Hương bay qua hồ rộng, Lá đội đầu mướt xanh - Là hoa gì?
- Thợ gì gõ, đập, uốn, viền, Làm cho sắt thép vuông, tròn, thẳng, cong - Là thợ gì?
- Thịt màu vàng, gân màu trắng, Dáng hình như chiếc tai ngoài lợn kia - Là bánh gì?
- Ai về Thanh Hóa mà xem, Núi gì Bà Triệu phát cờ diệt Ngô - Là núi gì?
- Lúc sáng chỉ thấy trắng tinh, Lúc tối mới thấy hiện hình cho xem, Thấy người tài giỏi đáng khen, Có hoa muốn tặng, chẳng tìm được ai - Là ai?
- Núi gì cũng chị, cũng em, Bước ra ngoài nhà thêm sắc kém chi - Là núi gì?
- Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời, Lơ lửng giữa trời mà đeo bị cát - Là quả gì?
Đố vui mới nhất:
- Có bao nhiêu hình tứ giác? (chưa có đáp án)
- Mất đầu thì trời sắp mưa; Mất đuôi sạch gạo tối trưa thường làm; Chắp đuôi chắp cả đầu vào; Xông vào mặt trận đánh tan quân thù
- Cây gì nghe tên như đã chết, nhưng thực tế thì nó vẫn sống và ra hoa kết trái?
- Kem gì không ăn được?
- Mùa này lạnh lắm ai ơi; Có nặng thì ở tít nơi núi rừng; Nặng đi huyền chạy tới cùng; Thành ra kim loại thường dùng đúc chuông. Từ để nguyên là từ gì?
- Da thịt như than. Áo choàng như tuyết. Giúp người trị bệnh. Mà tên chẳng hiền. Là con gì?
- Con gì không lắc mà rung?
- Quả gì càng nghe càng thấy nó tự kỉ?
- Bánh gì không ăn được?
- Có một ông bị ốm, ba ông sư đến thăm hỏi có mấy ông sư?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!