Đố vui tổng hợp Đố vui IQ Đố vui Tư duy Logic Gửi đố vui của bạn
Thân làm giá súng là ai, Cho đồng đội bắn tan loài thực dân - Là ai?
Biết Tuốt | Chat Online | |
11/07/2016 03:56:38 |
6.313 lượt xem
Trả lời (1)
NoName.3908 | |
11/07/2016 03:59:51 |
Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn (1931-1953) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương.
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Anh xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm.
Nhập ngũ
Lớn lên, ông tham gia hoạt động du kích. Tháng 1 năm 1948, ông xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc Chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt. Ông tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tham gia trận Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.
Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!". Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình.
Bế Văn Đàn mất ngày 12 tháng 12 năm 1953. (Thông tin này có thể bị nhầm lẫn, Đồng chí Nguyễn Văn Viện 1 chiến sĩ Điện Biên cho biết đồng chí Bế Văn Đàn mất vào hồi 17 giờ 15 phút ngày 23 tháng 11 năm 1953).
Khen thưởng
Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.
Tưởng niệm
Để tưởng nhớ tấm gương hy sinh của Bế Văn Đàn, nhạc sĩ Huy Du đã sáng tác bài hát "Bế Văn Đàn sống mãi" trong những năm 1960, có những câu:
...Mười năm qua anh vẫn còn (vẫn còn) sống mãi.
Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh, cam Mường Pồn quanh mồ anh sây đỏ.
....
Đàn em thơ đang hát ca đời anh.
...Anh bước vào trang sách các em thơ
Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại...
Tại Hà Nội có phố và trường học phổ thông mang tên Bế Văn Đàn.Tại TP Hồ Chí Minh có con đường mang tên Bế Văn Đàn ở Phường 14, quận Tân Bình. Tại Cao Bằng có trường trường trung học phổ thông và con đường mang tên Bế Văn Đàn. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Bế Văn Đàn ở phường Nam Lý giao với đường Hà Huy Tập. Tại thành phố Hạ Long, phố Bế Văn Đàn nối từ đường Trần Quốc Nghiễn tới phố Đặng Thùy Trâm.
Bế Văn Đàn (1931-1953) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương.
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, là người dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Anh xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm.
Nhập ngũ
Lớn lên, ông tham gia hoạt động du kích. Tháng 1 năm 1948, ông xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc Chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt. Ông tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tham gia trận Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít, Pháp tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.
Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2 chân khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!". Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình.
Bế Văn Đàn mất ngày 12 tháng 12 năm 1953. (Thông tin này có thể bị nhầm lẫn, Đồng chí Nguyễn Văn Viện 1 chiến sĩ Điện Biên cho biết đồng chí Bế Văn Đàn mất vào hồi 17 giờ 15 phút ngày 23 tháng 11 năm 1953).
Khen thưởng
Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông đã để lại tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.
Tưởng niệm
Để tưởng nhớ tấm gương hy sinh của Bế Văn Đàn, nhạc sĩ Huy Du đã sáng tác bài hát "Bế Văn Đàn sống mãi" trong những năm 1960, có những câu:
...Mười năm qua anh vẫn còn (vẫn còn) sống mãi.
Đất nước quê anh lá thắm rừng xanh, cam Mường Pồn quanh mồ anh sây đỏ.
....
Đàn em thơ đang hát ca đời anh.
...Anh bước vào trang sách các em thơ
Bế Văn Đàn một tâm hồn vĩ đại...
Tại Hà Nội có phố và trường học phổ thông mang tên Bế Văn Đàn.Tại TP Hồ Chí Minh có con đường mang tên Bế Văn Đàn ở Phường 14, quận Tân Bình. Tại Cao Bằng có trường trường trung học phổ thông và con đường mang tên Bế Văn Đàn. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Bế Văn Đàn ở phường Nam Lý giao với đường Hà Huy Tập. Tại thành phố Hạ Long, phố Bế Văn Đàn nối từ đường Trần Quốc Nghiễn tới phố Đặng Thùy Trâm.
Tags: Thân làm giá súng là ai,Cho đồng đội bắn tan loài thực dân,câu đố về Bế Văn Đàn,Bế Văn Đàn,câu đố về nhân vật lịch sử,Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng
Đố vui khác:
- Phụ nữ mà chẳng ngại ngần, Bắt tên quan Pháp trong lần tay không - Là ai?
- Ai cắt rừng tránh đường vòng, Xe tăng của địch chớ hòng thoát thân - Là ai?
- Chặt tay bị thương là ai, Để cho hết vướng diệt loài sói lang - Là ai?
- Nữ mười sáu tuổi gan vàng, Liệng trái lựu đạn nổ vang diệt thù - Là ai?
- Trong cần câu giấu mật thư, Ai làm liên lạc chiến khu Cao Bằng - Là ai?
- Con đò trên sông quê hương, Ai vượt bom đạn đưa đường quân đi - Là ai?
- Anh hùng nào ở ngã ba, Phá bom cho vạn xe ra chiến trường - Là ai?
- Ai lập trận tuyến sông Cầu (Như Nguyệt), Tiến đánh địch tại Ung Châu tan tành - Là ai?
- Nước da màu đen sạm, Sức khỏe thật tuyệt vời, Xông vào đánh hổ lớn, Thương mẹ sức càng hăng, Hổ chạy giặc cũng chạy, Xứng danh bậc anh hùng - Là ai?
- Trường kỳ khởi nghĩa mười năm, Đã từng khoai sắn tre măng qua ngày, Nhớ ai thay chúa phá vây, Tấm gương trung liệt ngày nay tôn thờ - Là những ai?
Đố vui mới nhất:
- Có bao nhiêu hình tứ giác? (chưa có đáp án)
- Mất đầu thì trời sắp mưa; Mất đuôi sạch gạo tối trưa thường làm; Chắp đuôi chắp cả đầu vào; Xông vào mặt trận đánh tan quân thù
- Cây gì nghe tên như đã chết, nhưng thực tế thì nó vẫn sống và ra hoa kết trái?
- Kem gì không ăn được?
- Mùa này lạnh lắm ai ơi; Có nặng thì ở tít nơi núi rừng; Nặng đi huyền chạy tới cùng; Thành ra kim loại thường dùng đúc chuông. Từ để nguyên là từ gì?
- Da thịt như than. Áo choàng như tuyết. Giúp người trị bệnh. Mà tên chẳng hiền. Là con gì?
- Con gì không lắc mà rung?
- Quả gì càng nghe càng thấy nó tự kỉ?
- Bánh gì không ăn được?
- Có một ông bị ốm, ba ông sư đến thăm hỏi có mấy ông sư?
Câu đố chữ | Câu đố về đồ dùng học tập | Câu đố về loài vật | Câu đố về loài chim | Câu đố về loài cá | Câu đố về đồ vật | Câu đố về đồ vật dụng gia đình | Câu đố nghề nghiệp | Câu đố về cây cối | Câu đố về hoa quả | Câu đố về các loại củ | Câu đố về các dòng sông | Câu đố về các ngọn núi | Câu đố về nhân vật lịch sử | Câu đố về sự vật hiện tượng tự nhiên | Câu đố về hiện tượng tự nhiên | Câu đố về các cây cầu | Câu đố địa danh | Câu đố về các loại đàn | Câu đố về các loại nhạc cụ | Đố vui IQ | Đố vui Tư duy logic | Tất cả câu đố ...
Bạn có câu đối vui, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu đố vui
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!