Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Tiền Lê và Hậu Lê?
Biết Tuốt | Chat Online | |
28/11/2018 22:39:59 |
11.490 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online | |
28/11/2018 22:40:16 |
Nhà Lê ở Việt Nam gồm có Tiền Lê và Hậu Lê:
- Nhà Tiền Lê: Thời gian năm 980 - 1009, do Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) lập ra.
- Nhà Hậu Lê: Thời gian năm 1442 - 1789, do Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lập ra.
1. Nhà Tiền Lê
Nhà Lê (Lê triều), hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (Tiền Lê triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt.
Triều đại này được kế tục bởi nhà Lý, được sáng lập bởi Lý Công Uẩn.
Tượng Lê Đại Hành - Vị vua lập ra nhà Tiền Lê (tượng ở Hoa Lư - Ninh Bình)
2. Nhà Hậu Lê
Nhà Hậu Lê (Hậu Lê triều, 1442 - 1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn.
Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ (Lê Lợi) lập ra.
Tượng đài Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) - Vị vua lập ra nhà Hậu Lê (tượng tại Thành phố Thanh Hóa)
Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:
- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
- Nhà Lê trung hưng (1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê và kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung Hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Khi nhà Mạc bị đánh bại phải chạy lên Cao Bằng (1592 tới năm 1677) thì công thần có công đánh Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê trung hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnh và chúa Nguyễn, gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh.
- Nhà Tiền Lê: Thời gian năm 980 - 1009, do Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) lập ra.
- Nhà Hậu Lê: Thời gian năm 1442 - 1789, do Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lập ra.
1. Nhà Tiền Lê
Nhà Lê (Lê triều), hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (Tiền Lê triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt.
Triều đại này được kế tục bởi nhà Lý, được sáng lập bởi Lý Công Uẩn.
Tượng Lê Đại Hành - Vị vua lập ra nhà Tiền Lê (tượng ở Hoa Lư - Ninh Bình)
2. Nhà Hậu Lê
Nhà Hậu Lê (Hậu Lê triều, 1442 - 1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn.
Nhà Hậu Lê do Lê Thái Tổ (Lê Lợi) lập ra.
Tượng đài Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) - Vị vua lập ra nhà Hậu Lê (tượng tại Thành phố Thanh Hóa)
Nhà Hậu Lê gồm 2 giai đoạn:
- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
- Nhà Lê trung hưng (1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê và kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung Hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Khi nhà Mạc bị đánh bại phải chạy lên Cao Bằng (1592 tới năm 1677) thì công thần có công đánh Mạc là họ Trịnh đã nắm hết quyền hành. Công thần họ Nguyễn không thần phục họ Trịnh, ly khai ở phía nam, do đó phần lớn hậu kỳ thời Lê trung hưng, nước Đại Việt lại bị chia cắt bởi chúa Trịnh và chúa Nguyễn, gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh.
Tags: Tiền Lê và Hậu Lê,Tiền Lê và Hậu Lê là gì,Tiền Lê là gì,Hậu Lê là gì,Nhà Tiền Lê,Nhà Hậu Lê,Nhà Lê,Phân biệt Tiền Lê và Hậu Lê,Nhà Lê sơ,Nhà Lê trung hưng,Thời Lê Sơ
Câu hỏi mới nhất:
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Làm thế nào để quên crush cũ?
- Tại sao cr lại cười mỗi khi ai đó nhắc tên tớ trước mặt cậu ấy?
- Cho con học trường quốc tế hệ General thì xét vào đại học bằng cách nào vậy mọi người?
- Mọi người cho em hỏi Học xong Foundation có được chuyển ngành không?
- Xin mọi người lời khuyên về người bạn thân trước kia
- Học lập trình có khó không? Học lập trình có cần giỏi toán không? Học lập trình nên bắt đầu từ đâu?
- Mình đang nói chuyện vs một bạn thì tự nhiên out rồi đăng nhập sai. Tài khoản vẫn còn nhưng đăng nhập sai ạ? Cho hỏi còn vào lại được không?
- Mọi người ơi mình bị như thế này, thì đây là khóa 24h hay là xóa acc vậy ạ. Phiền thì xl nha
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Học sinh có nên mang điện thoại vào trường học không?
- Crush: Một bạn nam hơn 1 tuổi rep inbox khá nhanh và còn ghi tên tớ trên bàn. Vậy có phải ...
- Tại sao khi mình tải một ứng dụng nào đó trên máy tính thì nó ghi là Bạn không có bất kì ...
- Cần làm gì để hạn chế những thiệt hại của bão?
- Tại sao có bão đến là lại có mưa?
- So sánh xe chạy xăng và xe chạy điện: Ưu nhược điểm của xe xăng và xe điện là gì?
- Tại sao ta luôn phải nhân chia trước, cộng trừ sau mà không thể làm theo thứ tự xuất hiện ...
- Năng lượng hạt nhân là gì?
- Chuyển thể Truyện ma sưu tầm thành Audio có vi phạm bản quyền không ạ?
- Học sinh cấp 2 có được sử dụng xe máy điện không?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!