Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Long mạch là gì?

Biết Tuốt | Chat Online
05/04/2019 08:35:54
1.280 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
Biết Tuốt | Chat Online
05/04/2019 08:36:15
Long mạch là gì?
Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí, vì vậy các nhà phong thủy học gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi. Nói đơn giản đó là khí mạch ở đất (gọi là địa mạch) đi theo gò, núi, lúc ẩn, lúc hiện, quanh co, uốn lượn như hình thể con rồng, nên gọi là "Long".

Long mạch là gì,Thế nào là long mạch,Long mạch,ảnh hưởng của long mạch,mạch địa,mạch rồng là gì,mạch rồng

Ngoại hình là mặt đất nhấp nhô, sinh khí trong lòng đất mới là chính yếu. Long mạch là những khí lành được tích tụ tại một địa điểm, tại địa điểm đó trường năng lượng tốt sẽ cao hơn nơi khác rất nhiều.

Trong cõi tâm linh thì mỗi một Long mạch được sự quản lý, bảo vệ bởi một vị thần có danh hiệu là Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần. Mỗi vị quan đó có năng lực thần thông khác nhau, không ai giống ai phụ thuộc vào Long mạch. Long mạch càng lớn thì năng lực thần thông càng cao và ngược lại.

Tuy nhiên đối với người phàm trần thì không thể nào nhìn được long mạch, chỉ có những người có khả năng đặc biệt mới có thể trông thấy hoặc nhận biết. Do đó hầu như không ai biết được vị Quan Thổ Địa nào là pháp lực cao, người nào thì pháp lực thấp.

Các loại thế của long mạch:
Mạch của đất gọi là long mạch, việc tìm đất gọi là tầm long, công cụ định thế và hướng đất là cái tróc long. Trước khi xây nhà hoặc táng mộ người ta thường kiếm 1 thầy địa lý giỏi đến để tìm huyệt tróc long.

Long mạch cũng như con người không tự nhiên mà có mà đều phải có nguồn gốc, cha mẹ, tổ tiên. Thông thường, đỉnh núi phía sau huyệt vị được coi là tổ mẫu sơn, lần lượt theo hướng về phía sau sẽ là thiếu tổ sơn, thái tổ sơn… Nơi bắt nguồn của dãy núi chính là tổ tông của Long. Có thể nói sự khởi nguồn của Long có quan hệ vô cùng quan trọng đối với sự phú quý bần tiện cuả long huyệt.

Theo phép tầm long trong phong thuỷ truyền thống, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi dò theo long mạch mà tìm đến huyệt.

* Phân loại theo thế long mạch:
Lai Long: rồng đến, tức nói đến hướng long mạch đến. Căn cứ vào phương hướng lượn vòng có thể chia long mạch làm hai loại: dương long và âm long. Dương long là long mạch từ núi Thái Tổ lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ. Âm long là long mạch từ núi Thái Tổ lượn vòng theo chiều nghịch kim đồng hồ.

Một cách chia Dương long và Âm long khác là: căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi để xác định. Nếu lấy hướng của mạch núi để luận long mạch tức dòng nước bên trái chảy sang bên phải, long mạch là Dương long. Ngược lại là Âm Long.

Cụ thế hơn theo hình thái của mạch núi có thể chia long mạch làm 9 loại:.
1. Hồi long: long mạch trở về Tố' sơn. Hình thê long mạch quay về núi Thái Tổ, như rồng liếm đuôi, hổ quay đầu.
2. Xuất dương long: hình thế long mạch, phát tích ngoằn ngèo như thú xuất lâm, như thuyền vượt biển.
3. Giáng long: hình thế long mạch như rồng từ trên trời lao xuống.
4. Sinh long: hình thê long mạch vòng cung, mạch nhánh nhiều như chân rết, như dây leo.
5. Phi long: hình thê long mạch tụ tập như nhạn bay ưng lượn, hai cánh mở rộng, phượng hoàng nhảy múa hai cánh ôm bao.
6. Ngoạ long: hình thế long mạch như hố ngồi, voi đứng, trâu ngủ, vững vàng dừng trú.
7. Ân long: hình thê long mạch không rõ, mạch long kéo dài.
8. Đằng long: hình thê long mạch cao viễn, hiếm yếu rộng lớn như rồng bay vút lên trời cao.
9. Lãnh quần long: hình thô long mạch như hội tụ các nhánh, như đàn cá đang bơi, đàn chim đang bay.

Long mạch và huyệt có thể ở qui mô lớn hoặc nhỏ, có thể cả một vùng lãnh thổ với những dãy núi nhiều ngọn, những dòng sông suối… có khởi đầu, có kết thúc.

Chẳng hạn ở Việt Nam, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình làm nên địa mạch vùng đồng bằng Bắc Bộ, lưu vực sông Đồng Nai và Vàm Cỏ làm nên vùng Sài Gòn, Biên Hoà và phụ cận là nơi dân cư hội tụ, thị tứ sầm uất.

* Tìm huyệt (mộ):
Cái gọi là “hình” trong phong thủy chính là hình dạng của núi kết huyệt. Hình là điều kiện quan trọng nhất để tụ khí. Khí vận hành (di chuyển) theo thế núi, thế đất vì vậy bị ngưng tụ lại. Nơi ngưng tụ được linh khí như thế gọi là chân huyệt.

Long mạch là gì,Thế nào là long mạch,Long mạch,ảnh hưởng của long mạch,mạch địa,mạch rồng là gì,mạch rồng

Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Hình có to nhỏ, cao thấp, sấp ngửa, béo gầy, cân lệch.

Các nhà phong thủy chia hình thế đất thành 6 kiểu: tròn, bẹt, thẳng, cong, vuông, lõm.

Yêu cầu hình thế đất: Thứ nhất là phải ngăn được khí (khí tụ); thứ 2 là phải tàng (giấu), đất lộ, khí tán theo gió; thứ 3 phải vuông cân, nếu đất nghiêng lệch khí uế sẽ phát sinh; thứ 4 là thế đất phải có hình vòng cung, khí tụ và lưu thông trong huyệt, đất ẩm.

Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình, cheo leo, lộ lồi, nham nhở, tản mạn, tàn tạ đều mang lại hung họa khôn lường cho đời sau.

Táng Kinh viết rất cụ thể như sau:
- Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên.
- Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong.
- Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.
- Thế đất lởm chởm (đất không có hình thế), bách sự hỗn loạn.
- Thế đất như loạn y (quần áo bừa bãi), thê thiếp dâm loạn.
- Thế đất như túi rách (chỉ đất, cát, sỏi, phù sa bồi), tai họa liên miên.
- Thế đất như thuyền lật, nữ bệnh nam tù.
- Thế đất ngang lệch (thế đất xiên xẹo, không ra hình thế), con cháu tuyệt tự.
- Thế đất như kiếm nằm (thế đất dài như thanh kiếm), chu di bức hại.
- Thế đất như đao ngửa (thế đất dài như thanh đao), hung họa suốt đời.

Như vậy, sách xưa khẳng định: “Hình thế rõ ràng thì tìm huyệt dễ, không rõ ràng thì tìm huyệt khó khăn”; “Thế đến, hình ngăn gọi là toàn khí. Đất toàn khí khi an táng thì tụ được khí”.

Không những thế, khi chọn đất táng, vai trò của hình và thế cần được coi trọng như nhau. Vì: “Hình và thế thuận là cát, hình và thế nghịch là hung. Thế cát hình hung thì bách phúc không còn, thế hung hình cát thì họa hại vô cùng”.

Trở lại việc xem xét thế núi để chọn đất làm nhà, phong thủy cho rằng nếu một ngọn đồi có hình tam giác và giống như cái vỏ sò, bạn hãy mua lô đất trên bắp thịt con sò. Đây là thế đất tốt, giữ được khí và tiền bạc, nếu làm nhà ở vị trí này sẽ thuận lợi cho sức khỏe và công việc làm ăn.

Xét một cách đơn giản trong thực tế thì vị trí này cũng là thuận lợi hơn cả. Làm nhà ở đây sẽ tránh được lũ lụt trong mùa mưa, lại không quá cao như trên đỉnh đồi nên đi lại dễ dàng hơn. Mặt khác, vừa tựa lưng được vào sườn đồi, cửa lại hướng ra phía trước đủ được không gian thoáng đãng.

Huyệt thường là các thế đất hội tụ các yếu tố đắc ý của các qui tắc phong thuỷ như :
Trước mặt: có một quả đồi án làm che trước mặt (tiền án)
Phía sau: có một ngọn núi làm chỗ dựa về sau (hậu chẩm)
Bên trái: có tay long
Bên phải có tay hổ (gọi là tả thanh long, hữu bạch hổ).

Tay long và tay hổ có thể là đồi núi, bờ ruộng.. có dạng cánh cung liên hoàn với nhau. Tay long (bên trái, phương đông) lồng ra ngoài tay hổ (bên phải, phương tây) là tuyệt cách. Huyệt còn phải có chỗ trũng cho nước tụ lại ở trước (minh đường).

Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).

Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có thể chọn được một cuộc đất ưng ý trong một môi trường lý tưởng mà thường thì còn những khiếm khuyết nào đó. Khi ấy, phong thủy còn chỉ cho bạn biện pháp cải tạo để có một môi trường tốt hơn. Chẳng hạn khi một ngọn đồi cò dạng mình rồng nhưng lại không có đầu, người ta có thể xây nhà ở vị trí cổ rồng để tạo thêm đầu rồng, như vậy sẽ hình thành long tượng đầy đủ, đem lại sự hài hòa mang tính tổng thể cho khu vực và đặc khí cho cả đất và người cư ngụ. Như vậy, căn nhà được đặt đúng chỗ và kiểm soát được cả khu vực.

Vị trí đắc địa và tối kỵ của long mạch:
Nói về long mạch đầu tiên phải phân biệt mạch chính và mạch nhánh. Sách “Kham Dư mạn hứng” nói: “Tìm long mạch phải phân biệt mạch chính mạch nhánh”. Tìm được mạch chính mà đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát.

Theo quan niệm của phong thủy, vị trí đắc địa là ở hàm rồng hay thuộc đầu rồng nhưng ở trên khu đất có dạng thân rồng thì tối kỵ. Bởi nếu xây nhà trên đó sẽ phải đào sâu làm động long mạch, khí không còn lưu chuyển hài hòa gây nên những biến cố bất thường gây tai họa. Tai họa càng lớn nếu làm đứt long mạch.

Sinh long: địa huyệt cát, nơi có trường năng lượng tốt. Thê của long mạch, lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn, như cá nhảy chim bay gọi là sinh long, địa huyệt cát.

Tử long: địa huyệt hung, nơi có trường năng lượng xấu. Nếu long mạch thô thiển, ngang, ngược, cồng kềnh, uế oải như cây khô, cá chết là tử long, địa huyệt hung.

Nhà phong thủy chia long mạch thành các loại long sau: cường long, nhược long, phì long, sấu long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long, chân long, giả long, quý long, tiện long....

Long mạch quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Phần chân long (long mạch chính) cần có nhiều núi gò bảo vệ. Có nhiều núi gò hộ vệ, chủ càng giàu có, sang trọng. Long mạch được núi vây quanh dày đặc là hộ vệ có tình, không lệch, không đi ngược. Hình thê long nên đoan trang nho nhã tú lệ.

Nhưng nếu mất khí của long mạch, đại bất cát. Nếu chủ khách không rõ ràng, mạch chính mạch nhánh không phân biệt, núi mọc lung tung, đá núi lộn xộn, hình thù quái dị là ác hình. Nơi như thế mà đăt địa mộ hung táng.

Long mạch là gì,Thế nào là long mạch,Long mạch,ảnh hưởng của long mạch,mạch địa,mạch rồng là gì,mạch rồng

Long mạch ảnh hưởng như thế nào?
Theo lý giải của các nhà phong thủy, sở dĩ gần đây trên thế giới thường xảy ra những trận bão, lũ lụt khủng khiếp gây tổn thất về người và của là do con người ta tàn phá rừng bừa bãi, cày xới, đào bới vô tội vạ để khai thác vàng, đá quý đã làm tổn thương đến long mạch.

Thậm chí, người ta còn cho rằng, ngay cả các cây trồng mang hình dáng rồng đều có ý nghĩa phong thủy, không nên chặt đốn.

Trở lại việc xem xét thế núi để chọn đất làm nhà, phong thủy cho rằng nếu một ngọn đồi có hình tam giác và giống như cái vỏ sò, bạn hãy mua lô đất trên bắp thịt con sò. Đây là thế đất tốt, giữ được khí và tiền bạc, nếu làm nhà ở vị trí này sẽ thuận lợi cho sức khỏe và công việc làm ăn.

Xét một cách đơn giản trong thực tế thì vị trí này cũng là thuận lợi hơn cả. Làm nhà ở đây sẽ tránh được lũ lụt trong mùa mưa, lại không quá cao như trên đỉnh đồi nên đi lại dễ dàng hơn. Mặt khác, vừa tựa lưng được vào sườn đồi, cửa lại hướng ra phía trước đủ được không gian thoáng đãng.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có thể chọn được một cuộc đất ưng ý trong một môi trường lý tưởng mà thường thì còn những khiếm khuyết nào đó. Khi ấy, phong thủy còn chỉ cho bạn biện pháp cải tạo để có một môi trường tốt hơn. Chẳng hạn khi một ngọn đồi cò dạng mình rồng nhưng lại không có đầu, người ta có thể xây nhà ở vị trí cổ rồng để tạo thêm đầu rồng, như vậy sẽ hình thành long tượng đầy đủ, đem lại sự hài hòa mang tính tổng thể cho khu vực và đặc khí cho cả đất và người cư ngụ. Như vậy, căn nhà được đặt đúng chỗ và kiểm soát được cả khu vực.
1 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo