Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
Ngày khí tượng thế giới
NoName.996 | |
22/03/2017 19:57:47 |
1.353 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.1267 | |
22/03/2017 19:58:09 |
Ngày khí tượng thế giới là ngày 23 tháng 3 hàng năm
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23-3-2017) được chọn là "Hiểu biết về mây", tiếng Anh: Understanding Clouds
Trong thông điệp gửi tới các quốc gia thành viên, GS. Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO nhấn mạnh, "Hiểu biết về mây" là cơ sở quan trọng để dự báo tình hình thời tiết, mô phỏng các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai và dự đoán nguồn tài nguyên nước. Bởi mây có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, thời tiết và cân bằng năng lượng của trái đất. Các đám mây đã góp phần điều tiết chu trình nước và toàn bộ hệ thống khí hậu.
Chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2017 là: Hiểu biết về mây (Understanding Clouds)
Hơn hai nghìn năm trước, nhà triết học Aristotle đã có các nghiên cứu về mây và viết một luận thuyết diễn giải vai trò của mây trong chu trình thủy văn. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỷ 19, Luke Howard, một nhà khí tượng học nghiệp dư sống ở Anh, mới là người đầu tiên tạo ra bảng phân loại mây.
Dựa trên những lưu trữ đầy đủ của ông về thời tiết trong khu vực Luân-Đôn từ năm 1801 đến năm 1841, Howard đã xác định ba chi chính, hay còn gọi là danh mục của các đám mây: mây tích, mây tầng và mây ti. Việc xác định, mô tả và đặt tên mây cho tới nay vẫn còn rất quan trọng đối với nghiên cứu thời tiết và khí hậu.
Từ bảng phân loại này, cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã cho ra đời Atlas mây quốc tế phục vụ việc nghiên cứu thời tiết thiên văn. Bản Atlas này bao gồm nội dung hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn của mây và rất nhiều hình ảnh về mây cùng một số hiện tượng thời tiết khác.
Nhân kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới năm nay, WMO sẽ cập nhật phiên bản Atlas mây này. Atlas phiên bản năm 2017 sẽ được xuất bản dưới dạng số trên mạng. Phiên bản này cung cấp các nhóm mây được phân loại, với hàng trăm hình ảnh về các đám mây như nhóm đám mây cuộn, các vệt mây khi máy bay bay qua, hay cả các đám mây hình gợn sóng. Ngoài ra, Atlas còn chứa các thông tin quan trọng về các hiện tượng khí tượng khác như cầu vồng, quầng mặt trời, lốc tuyết và mưa đá.
Ngày khí tượng thế giới năm 2017 tại Việt Nam
Nhằm hưởng ứng Ngày Khí tượng Thế giới (23/3) năm 2017, cùng với việc sẽ tổ chức Chương trình mít tinh kỷ niệm và các hoạt động tuyên truyền tại Hà Nội vào ngày 23/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động mít tinh kỷ niệm, tuyên truyền phù hợp, gắn với chủ đề "Hiểu biết về mây" năm nay.
Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2017 được Tổ chức Khí tượng Thế giới lựa chọn là "Hiểu biết về mây". Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của mây trong chu trình vòng tuần hoàn nước, điều tiết hệ thống khí hậu và truyền tải thông điệp về sự cần thiết của việc tăng cường đầu tư nghiên cứu, phổ biến thông tin, kiến thức và nâng cao hiểu biết về mây, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo khí hậu, thời tiết và đồng thời qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động khí tượng thủy văn, dịch vụ khí hậu của ngành khí tượng thủy văn trong các hoạt động kinh tế-xã hội, phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23-3-2017) được chọn là "Hiểu biết về mây", tiếng Anh: Understanding Clouds
Trong thông điệp gửi tới các quốc gia thành viên, GS. Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO nhấn mạnh, "Hiểu biết về mây" là cơ sở quan trọng để dự báo tình hình thời tiết, mô phỏng các tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai và dự đoán nguồn tài nguyên nước. Bởi mây có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, thời tiết và cân bằng năng lượng của trái đất. Các đám mây đã góp phần điều tiết chu trình nước và toàn bộ hệ thống khí hậu.
Chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2017 là: Hiểu biết về mây (Understanding Clouds)
Hơn hai nghìn năm trước, nhà triết học Aristotle đã có các nghiên cứu về mây và viết một luận thuyết diễn giải vai trò của mây trong chu trình thủy văn. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỷ 19, Luke Howard, một nhà khí tượng học nghiệp dư sống ở Anh, mới là người đầu tiên tạo ra bảng phân loại mây.
Dựa trên những lưu trữ đầy đủ của ông về thời tiết trong khu vực Luân-Đôn từ năm 1801 đến năm 1841, Howard đã xác định ba chi chính, hay còn gọi là danh mục của các đám mây: mây tích, mây tầng và mây ti. Việc xác định, mô tả và đặt tên mây cho tới nay vẫn còn rất quan trọng đối với nghiên cứu thời tiết và khí hậu.
Từ bảng phân loại này, cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã cho ra đời Atlas mây quốc tế phục vụ việc nghiên cứu thời tiết thiên văn. Bản Atlas này bao gồm nội dung hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn của mây và rất nhiều hình ảnh về mây cùng một số hiện tượng thời tiết khác.
Nhân kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới năm nay, WMO sẽ cập nhật phiên bản Atlas mây này. Atlas phiên bản năm 2017 sẽ được xuất bản dưới dạng số trên mạng. Phiên bản này cung cấp các nhóm mây được phân loại, với hàng trăm hình ảnh về các đám mây như nhóm đám mây cuộn, các vệt mây khi máy bay bay qua, hay cả các đám mây hình gợn sóng. Ngoài ra, Atlas còn chứa các thông tin quan trọng về các hiện tượng khí tượng khác như cầu vồng, quầng mặt trời, lốc tuyết và mưa đá.
Ngày khí tượng thế giới năm 2017 tại Việt Nam
Nhằm hưởng ứng Ngày Khí tượng Thế giới (23/3) năm 2017, cùng với việc sẽ tổ chức Chương trình mít tinh kỷ niệm và các hoạt động tuyên truyền tại Hà Nội vào ngày 23/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động mít tinh kỷ niệm, tuyên truyền phù hợp, gắn với chủ đề "Hiểu biết về mây" năm nay.
Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2017 được Tổ chức Khí tượng Thế giới lựa chọn là "Hiểu biết về mây". Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của mây trong chu trình vòng tuần hoàn nước, điều tiết hệ thống khí hậu và truyền tải thông điệp về sự cần thiết của việc tăng cường đầu tư nghiên cứu, phổ biến thông tin, kiến thức và nâng cao hiểu biết về mây, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo khí hậu, thời tiết và đồng thời qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động khí tượng thủy văn, dịch vụ khí hậu của ngành khí tượng thủy văn trong các hoạt động kinh tế-xã hội, phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Tags: Ngày khí tượng thế giới,Ngày khí tượng thế giới là ngày gì,Ngày khí tượng thế giới 2017,Chủ đề ngày khí tượng thế giới 2017
Câu hỏi mới nhất:
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Có chí làm quan, có gan làm giàu nghĩa là gì vậy?
- Có phải do phím bị liệt không?
- Cách viết ngày tháng trong tiếng Anh: ngày trong tháng, ngày trong tuần, tháng trong năm
- Gapyear có ảnh hưởng đến việc xét vào Đại học không ạ?
- Bạn A đăng tải hình ảnh của bạn B lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý của bạn B, hành vi của bạn A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Kim Tan là ai?
- Ngộ độc rượu Methanol là gì?
- Suối vàng là gì? Về nơi chín suối là gì?
- Người chồng quốc dân là gì?
- Em từng nghe anh hát - Vương Viêm - Hà Ảnh (Nhạc Hoa)
- Bạn nào đang ôn toán thi Học sinh giỏi, có thể giới thiệu vài quyển sách ôn toán hay cho ...
- Não cá vàng là như thế nào?
- Kong - Skull Island (Kong - Đảo Đầu lâu)
- Jordan Vogt-Roberts - Đạo diễn Kong - Skull Island
- Peer-to-peer competition là gì?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!