Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Phương ngữ là gì?

NoName.289
04/01/2016 16:39:25
22.580 lượt xem
Trả lời / Bình luận (1)
NoName.304
04/01/2016 16:44:01
Phương ngữ (hay phương ngôn) là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội, thường là phân chia theo lãnh thổ.

Phương ngữ được chia thành phương ngữ lãnh thổ và phương ngữ xã hội.

Phương ngữ theo lãnh thổ
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp. Sự khác biệt về ngữ âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất.

Phương ngữ tiếng Việt
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp.

Phân bố các phương ngữ ở Việt Nam
Sự khác biệt về ngữ âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất.

Lịch sử
Các phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay thể hiện sự khác biệt ngữ âm khá rõ theo địa giới gần tương đương phân chia hành chính thời Lê sơ:

Thăng Long tứ trấn (Thăng Long và 4 trấn xung quanh là Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Đông, Sơn Nam) tạo nên giọng Bắc Bộ hiện nay, với các khác biệt nhỏ từng trấn:
- Thăng Long: Giọng Hà Nội.
- Trấn Kinh Bắc: Giọng Bắc Ninh, Bắc Giang.
- Trấn Hải Đông (xứ Đông): Giọng Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh.
- Trấn Sơn Tây (xứ Đoài): Giọng Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang.
- Trấn Sơn Nam: Giọng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, đặc điểm dễ nhận thấy là phát âm phụ âm rung r (không lẫn với d) và phụ âm tr (không lẫn với ch).
Trấn Thanh Hóa tạo nên phương ngữ Thanh Hóa.
Trấn Nghệ An tạo nên phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Trấn Thuận Hóa tạo nên phương ngữ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Các phương ngữ Nam Bộ hiện nay hình thành rõ nét kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt qua Hoành Sơn vào Đàng Trong cùng với nhiều thay đổi trong ngữ âm và bổ sung nhiều từ vựng từ tiếng Khmer, tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến...

Đặc điểm
Có những tổ hợp song âm khi tách ra dùng đơn lẻ thì tiếng Nam chọn yếu tố thứ nhất, còn tiếng Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa… Ngược lại có những tổ hợp người miền Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước (trong phương ngữ Bắc Bộ, rước mang nghĩa trang trọng), lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc…

Nhiều từ vựng, phương ngữ Bắc quen dùng từ thuần Việt, phương ngữ Nam hay dùng từ Hán Việt như (bắc/nam): hát/ca, chè/trà, bèo tây/lục bình, quán/tiệm, mướp đắng/khổ qua, đỗ/đậu... Ở chiều ngược lại, phương ngữ Bắc thông dụng từ Hán Việt thì phương ngữ nam hay dùng từ đã Việt Hóa như: hoa quả/trái cây...

Nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, đặc điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang, quá giang, anh em cọc chèo (phân biệt chèo lái, chèo kế, chèo mũi) chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm tiền), chìm xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước...

Sử dụng
Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp. Tuy nhiên ngoài ra còn có một số đặc điểm sau.

Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại chúng của quốc gia như đài truyền hình Việt Nam. Tuy ngày càng có xu hướng nhiều chương trình bắt đầu có người dẫn chương trình dùng phương ngữ miền Nam nhưng vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp trong khi phương ngữ miền Trung hầu như vắng bóng. Chẳng hạn như trong chương trình thời sự lúc 19 giờ hằng ngày, chương trình được xem là quan trọng và được hầu hết các đài truyền hình địa phương tiếp sóng, chỉ có hai biên tập viên dùng phương ngữ miền Nam. Tuy vậy, lời dẫn chương trình của các bản tin được gửi về từ địa phương có thể là phương ngữ của vùng đó, ví dụ bản tin từ Quảng Bình được nói bằng giọng Quảng Bình.

Trong khi hát, các ca sĩ dẫu trong Nam hay ngoài Bắc, kể cả hải ngoại đều dùng phương ngữ miền Bắc. Có một số trường hợp dùng phương ngữ địa phương do tính chất bài hát (chẳng hạn ca sĩ Cẩm Ly) hoặc dân ca địa phương hoặc vọng cổ (phương ngữ miền Nam). Tuy nhiên trong nhiều bài tân cổ giao duyên, thì phần tân cũng được hát bằng phương ngữ miền Bắc trong khi phần cổ được hát bằng phương ngữ miền Nam.

Xu hướng
Gần đây khi giao thông vận tải, truyền hình, phim ảnh và internet phát triển nhìn chung người ngoài Bắc và trong Nam có xu hướng dễ hiểu nhau hơn, ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng lẫn nhau ví dụ ngoài Bắc dùng từ nhậu, dzô hoặc trong Nam dùng từ vào trong bóng đá hoặc từ bác xưng hô trên internet nhiều hơn.

Trong xu hướng này, các từ của tiếng Nam Bộ nhập vào tiếng Việt chung là biểu hiện rõ nhất: bột giặt, kem giặt (thay cho xà phòng bột, xà phòng kem), gạch bông, bông tai (gạch hoa, hoa tai), máy lạnh (điều hòa nhiệt độ), tiêu chảy (ỉa chảy, ỉa lỏng), bà bầu (bà chửa), chỉ, cây (vàng) (đồng cân, lạng (vàng)), quậy (phá), nhậu nhẹt (ăn uống, bia rượu), lì xì (mừng tuổi), nước tương (xì dầu), nhà thuốc/ nhà sách (cửa hàng thuốc/ cửa hàng sách), v.v.

Ngoài ra trong khi chat, nhiều thiếu niên hay cố tình viết sai chính tả để ký âm phương ngữ miền Nam hay miền Trung.

Phương ngữ tiếng Việt giữa các vùng
So sánh ngữ âm trong phương ngữ ba vùng lãnh thổ Việt Nam:

Phương ngữ là gì,phương ngôn là gì,phương ngữ,phương ngôn,tiếng địa phương,phương ngữ tiếng Việt Nam,So sánh ngữ âm trong phương ngữ ba vùng lãnh thổ Việt Nam

Việc lẫn lộn l/n (nói ngọng) xảy ra cục bộ trên toàn bộ các vùng nói phương ngữ Bắc.
Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng Việt:

Phương ngữ là gì,phương ngôn là gì,phương ngữ,phương ngôn,tiếng địa phương,phương ngữ tiếng Việt Nam,Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng Việt

Bảng so sánh các đại từ được sử dụng tại các vùng phương ngữ tiếng Việt:

Phương ngữ là gì,phương ngôn là gì,phương ngữ,phương ngôn,tiếng địa phương,phương ngữ tiếng Việt Nam,Bảng so sánh các đại từ được sử dụng tại các vùng phương ngữ tiếng Việt

Bảng so sánh các từ thông dụng tại các vùng trong phương ngữ tiếng Việt:

Phương ngữ là gì,phương ngôn là gì,phương ngữ,phương ngôn,tiếng địa phương,phương ngữ tiếng Việt Nam,Bảng so sánh các từ thông dụng tại các vùng trong phương ngữ tiếng Việt
10 3
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo