Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát
quí hay quý?
NoName.598 | |
04/06/2016 14:51:34 |
67.951 lượt xem
Trả lời / Bình luận (6)
NoName.645 | |
05/06/2016 04:12:42 |
Quí hay quý, để xác định được 2 từ này, từ nào đúng, từ nào sai thì rất khó, vì 2 từ này đều phát âm như nhau, và cũng đều được dùng phổ biến, nhưng từ quý thì có vẻ nhìn xuôi mắt hơn.
Mặc dù cũng có một số quy định về việc sử dụng chữ i (ngắn) hay y (dài), tuy nhiên chúng cũng thực sự chưa thấu đáo hoặc mang lại chuẩn cho mọi người được, mà đa số chúng ta dùng vẫn là theo thói quen, theo cảm tính, hoặc là do trước đó đã từng nhìn thấy viết như thế ở đâu đó rồi.
Vì với 2 chữ, i và y, nếu như không viết tên riêng, chúng chỉ thực sự phân biệt nhau khi được ghép với các nguyên âm (như a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y).
Cũng có một số quy tắc được đưa ra để tham khảo như sau:
Quy tắc sử dụng i và y trong sách giáo khoa
- Nguyên âm trong các âm tiết mở, viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng), (nghệ) sĩ,...
- Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt: ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị, (ầm) ĩ,... và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến), (lưu) ý, y (sĩ), (chuẩn) y...
- Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch...
- Trong các âm tiết nửa mở, nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thúy, (ma) túy, (xương) tủy, quỵ lụy... thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi... thì viết i ngắn.
Kiểu mới
Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lý cách dùng hai chữ i ngắn và y dài hiện nay như sau:
- Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /Ø/, âm chính /i/ và âm cuối /Ø/, thì có hai cách viết:
1. Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
2. Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
- Đối với các âm tiết có âm đệm /Ø/ và âm chính /iə/ thì dùng "i". Ví dụ: chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /Ø/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
- Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /iə/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
- Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /Ø/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
- Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...
- Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu + vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng "i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... mà không viết "y" (y dài) như trước đây. Đây là quy định của Bộ Giáo duc Việt Nam từ năm 1963 [cần dẫn nguồn] (Có lẽ tác giả đoạn này lầm lẫn 1983 - 1984 thành 1963 ?). Hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in Sách giáo khoa các loại.
- Theo quy định của Bộ giáo dục (1984) có quy định cách viết " I " như sau:
Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa, trừ trường hợp "Y" đứng sau " QU", hầu hết các từ có âm "I" ở cuối đều được viết thống nhất bằng "I". Thí dụ: Hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ,... - Nếu "I" hoặc "Y" đứng một mình, đứng đầu từ hoặc ở giữa từ, ta viết theo thói quen cũ. Thí dụ: ý nghĩa, y tế, yêu thương, Nguyễn Khuyến,...
Kiểu cũ
Cách dùng "i" hoặc "y" kiểu cũ thì thường căn cứ vào Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh (1931). Theo đó thì "y" được dùng thay "i" với những từ gốc Hán Việt nếu đứng sau các phụ âm h, k, l, m, t, và q (qu). Vì vậy nên có "ngựa hí", "tì tay" (gốc Nôm) nhưng "song hỷ", "tỵ nạn" (gốc Hán Việt). Những phụ âm khác thì vẫn dùng "i" như "tăng ni" chứ không có ny. Người Việt ở hải ngoại dạy tiếng Việt cho trẻ em dùng mẹo để nhớ sáu phụ âm trên bằng câu "học mau lên kẻo ta quên".
Mặc dù cũng có một số quy định về việc sử dụng chữ i (ngắn) hay y (dài), tuy nhiên chúng cũng thực sự chưa thấu đáo hoặc mang lại chuẩn cho mọi người được, mà đa số chúng ta dùng vẫn là theo thói quen, theo cảm tính, hoặc là do trước đó đã từng nhìn thấy viết như thế ở đâu đó rồi.
Vì với 2 chữ, i và y, nếu như không viết tên riêng, chúng chỉ thực sự phân biệt nhau khi được ghép với các nguyên âm (như a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y).
Cũng có một số quy tắc được đưa ra để tham khảo như sau:
Quy tắc sử dụng i và y trong sách giáo khoa
- Nguyên âm trong các âm tiết mở, viết i ngắn: kĩ (thuật), lí (thuyết), mĩ (thuật), hi (vọng), (nghệ) sĩ,...
- Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt: ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị, (ầm) ĩ,... và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến), (lưu) ý, y (sĩ), (chuẩn) y...
- Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch...
- Trong các âm tiết nửa mở, nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thúy, (ma) túy, (xương) tủy, quỵ lụy... thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi... thì viết i ngắn.
Kiểu mới
Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lý cách dùng hai chữ i ngắn và y dài hiện nay như sau:
- Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /Ø/, âm chính /i/ và âm cuối /Ø/, thì có hai cách viết:
1. Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
2. Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
- Đối với các âm tiết có âm đệm /Ø/ và âm chính /iə/ thì dùng "i". Ví dụ: chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /Ø/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
- Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /iə/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
- Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /Ø/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
- Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...
- Dùng "i" trong trường hợp các tiếng có phụ âm đầu + vần "i" (ví dụ: lí, mĩ, kĩ, thi, sĩ...) đều thống nhất viết bằng "i" (i ngắn). Ví dụ: lí luận, lí tưởng, thi sĩ, nước Mĩ, Hoa Kì, bánh mì, vua Lí Thái Tông, Lí Bí, kỉ niệm, v.v... mà không viết "y" (y dài) như trước đây. Đây là quy định của Bộ Giáo duc Việt Nam từ năm 1963 [cần dẫn nguồn] (Có lẽ tác giả đoạn này lầm lẫn 1983 - 1984 thành 1963 ?). Hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục vẫn thực hiện nghiêm chỉnh quy định này trong việc in Sách giáo khoa các loại.
- Theo quy định của Bộ giáo dục (1984) có quy định cách viết " I " như sau:
Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa, trừ trường hợp "Y" đứng sau " QU", hầu hết các từ có âm "I" ở cuối đều được viết thống nhất bằng "I". Thí dụ: Hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ,... - Nếu "I" hoặc "Y" đứng một mình, đứng đầu từ hoặc ở giữa từ, ta viết theo thói quen cũ. Thí dụ: ý nghĩa, y tế, yêu thương, Nguyễn Khuyến,...
Kiểu cũ
Cách dùng "i" hoặc "y" kiểu cũ thì thường căn cứ vào Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh (1931). Theo đó thì "y" được dùng thay "i" với những từ gốc Hán Việt nếu đứng sau các phụ âm h, k, l, m, t, và q (qu). Vì vậy nên có "ngựa hí", "tì tay" (gốc Nôm) nhưng "song hỷ", "tỵ nạn" (gốc Hán Việt). Những phụ âm khác thì vẫn dùng "i" như "tăng ni" chứ không có ny. Người Việt ở hải ngoại dạy tiếng Việt cho trẻ em dùng mẹo để nhớ sáu phụ âm trên bằng câu "học mau lên kẻo ta quên".
ĐỖ SAN | Chat Online | |
03/06/2019 09:24:53 |
Tôi đã tìm ra nguyên lý Tiếng Việt, cho nên tôi biết Tiếng Việt vốn là Tiếng Gốc của loài người.
ĐỖ SAN | Chat Online | |
03/06/2019 09:26:27 |
Quý là đúng với nguyên lý Tiếng Việt trong tự nhiên của đất trời.
Chuẩn Văn Trần | |
03/09/2019 15:37:26 |
Thế tóm lại là viết là quí hay quý
NoName.9665 | |
15/06/2021 23:44:58 |
Đức ngu lắm, quý chứ quí cc
Trần Vương Bảo Trân | |
23/07/2021 13:47:03 |
mik nghĩ chắc là quý chứ ko phải quí đâu
Câu hỏi mới nhất:
- Nỡ ấn vô hiệu hóa tài khoản tạm thời rồi làm sao để mở lại tài khoản vậy?
- Làm sao để khôi phục tài khoản bị vô hiệu hóa tạm thời vậy?
- Cách mở lại tài khoản bị vô hiệu hóa tạm thời?
- Chỉ mình cách lấy point với ạ?
- Làm cách nào để khôi phục ảnh cũ trong phần chat lazi?
- Ai chỉ cho mình cách học, phương pháp học thuộc nhanh và hiệu quả cho môn Văn, KHTN, Lịch sử và Địa Lý được không ạ?
- Các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất?
- Que này là gì?
- Tại sao con gái lại phải đeo bông tai (vàng)?
- Tìm từ nói về sự gắn kết nghĩa tình vợ chồng?
- Xem tất cả câu hỏi >>
Câu hỏi khác:
- Hiện nay đã có dịch vụ xét nghiệm tại nhà chưa? và liệu có an toàn và cho kết quả chuẩn ...
- Độc giả là gì?
- Thành phố trực thuộc trung ương là gì?
- Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành?
- Được cái nọ mất cái chai là gì?
- Cách viết dấu căn trong máy tính?
- Rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt là gì?
- Vắng mợ thì chợ vẫn đông nghĩa là gì? Vắng mợ thì chợ vẫn đông, mợ đi lấy chồng thì chợ ...
- Ba chìm bảy nổi nghĩa là gì?
- Mắt bão là gì?
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!