Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Thần tài là ai?

NoName.354
17/02/2016 05:20:52
4.160 lượt xem
Trả lời / Bình luận (3)
NoName.369
17/02/2016 05:22:45
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.
Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Thương. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ông yêu là Phù Dung tiên tử.
Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.

Thần tài là ai,thần tài,Triệu Công Minh,Triệu Công Minh là ai,ngày thần tài,ngày vía thần tài,Tài Bạch Tinh Quân,Triệu Công Nguyên Soái,sự tích thần tài,ngày thần tài bay về trời
Thần tài

Ông Địa và Thần Tài
Thờ cúng Thần Tài và Ông Địa
Vật cúng Ông Địa
Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Bố trí bàn thờ
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà, xó xỉnh chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng. Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung như sau:
Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
Tiền hậu địa Chúa Tài thần.
Hai bên bài vị có câu đối viết bằng chữ Hán:
土地生白玉,
地可出黃金.
Phiên âm Hán-Việt là:
Thổ Địa sinh bạch ngọc,
Địa khả xuất Hoàng Kim.
Dịch ra tiếng Việt là:
Đất đai sinh ra ngọc trắng,
Đất có thể hiện ra vàng ròng.

Nội dung câu đối có thể thay đổi, nhưng bao giờ cũng phải trình bày thành một đôi dán ở hai bên bài vị, mỗi bên có một câu.
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng liên tục khi thắp hương).
Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Ông Địa.
Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá). Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán chết bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính...
Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền.
Theo nguyên lý Đông Bình - Tây Quả, nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng sẵn, người ta có một cái khay xếp năm chén nước thành hình chữ Nhất (一) - người cúng thường mua về sắp lại thành chữ Thập (十), và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Ông Cóc được để bên trái, ở phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước.

Thời gian cúng
Khác với Tổ tiên và Thổ Công chỉ cúng vào ngày sóc vọng và ngày lễ Tết, Thần Tài được cúng quanh năm, kể cả ngày thường. Ngày thường Thần tài chỉ được cúng bằng trái cây và bánh kẹo. Vào ngày sóc vọng hay lễ Tết người ta có thể cúng Thần Tài bằng cúng chay hoặc cúng mặn tùy thuộc hoàn cảnh của từng gia đình. Khi gia đình có điều gì trục trặc, người ta lại khấn Thần Tài để xin phù hộ. Cúng Thần Tài thường cúng vào buổi trưa hoặc chiều.

Văn khấn
Văn khấn dưới đây được dùng cho cả năm, tùy thuộc cúng vào ngày nào mà thay đổi ngày, tháng và năm sao cho phù hợp:
"Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là....
Ngụ tại....
Hôm nay là ngày... tháng... năm....
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Phục duy cẩn cáo!

Sự tích thần tài
Sự tích về Thần Tài thì có rất nhiều truyền thuyết, mọi người ai cũng biết. Tuy nhiên hiện nay, trong phong tục thờ Thần Tài và cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng, là theo sự tích sau, để các bạn tham khảo:

Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc.
Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên.
Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.
Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn.
Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.
Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn.
Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lang thang không tắm giặt.
Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi.
Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông.
Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu "Thần Tài gõ cửa".
Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.
Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới. Ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Ngày vía của Thần Tài
Để tưởng nhớ Thần Tài, mọi người chọn ngày vía Thần Tài là ngày Thần Tài bay về trời: Ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.
Ngày vía của Thần Tài mọi người thương mua: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Xem thêm: Ngày thần tài

Trong tháng thường cúng Thần Tài
Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.
Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để trả lễ khi gặp vận hên tài lộc.
Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo vịt quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, chuối chín vàng.
Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

Thỉnh Thần Tài
Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa "Chú nguyện nhập Thần", và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài (kể cả ông Địa cũng vậy).
Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
Sự tích Thần Tài xuất phát từ Hồng Kông. Ai muốn thờ Thần Tài đều phải thực hiện như trên, Thần Tài mới có linh khí, nếu không thì cũng chỉ như bức tượng bình thường.
Khi thỉnh Thần Tài cũng có Thần Tài hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài mặt tươi cười, mặt sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.
Thần Tài không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Đặt bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính.

Xem thêm: Ngày thần tài
0 0
Nguyễn Huy Đoàn | Chat Online
14/12/2024 08:48:18

Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được thờ phụng rộng rãi trong các gia đình, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán. Thần Tài được cho là mang lại may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Thần Tài là người quản lý tài chính, của cải, và bảo vệ sự an lành cho gia chủ. Do đó, việc thờ cúng Thần Tài trong nhà, đặc biệt là ở những cửa hàng hay doanh nghiệp, đã trở thành một nét văn hóa phổ biến, thể hiện sự tôn trọng và cầu mong tài lộc đến với công việc kinh doanh.

Để thờ cúng Thần Tài đúng cách, gia chủ thường sử dụng Bàn Thờ Thần Tài Giá Rẻ, một giải pháp kinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm. Bàn thờ Thần Tài cần được đặt ở những vị trí thuận lợi trong nhà, hướng ra cửa chính để thu hút tài lộc vào nhà. Việc bố trí bàn thờ sao cho hợp phong thủy rất quan trọng, vì theo quan niệm, nếu bàn thờ Thần Tài được đặt đúng vị trí, gia đình sẽ đón nhận được may mắn, thịnh vượng và công việc làm ăn phát đạt.

Ngoài ra, nhiều gia đình còn thờ thêm Tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ, với niềm tin rằng Phật Di Lặc mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc và sự bình an. Tượng Phật Di Lặc là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng và tươi vui. Bức tượng này thường có hình dáng mập mạp, cười tươi, tay cầm một túi tiền, biểu thị cho tài lộc, sự đầy đủ và sung túc. Việc kết hợp thờ Thần Tài và Tượng Phật Di Lặc trên cùng một bàn thờ là cách để gia chủ không chỉ cầu tài mà còn mong muốn có cuộc sống hạnh phúc, an lành.

Tóm lại, Thần Tài là vị thần tượng trưng cho tài lộc, may mắn trong công việc, trong khi Phật Di Lặc lại mang đến sự hạnh phúc và bình an. Việc thờ cúng đúng cách, sử dụng Bàn Thờ Thần Tài Giá Rẻ và kết hợp với Tượng Phật Di Lặc không chỉ giúp gia đình cầu tài lộc mà còn thể hiện lòng thành kính, tôn trọng những giá trị tâm linh trong đời sống hàng ngày.

0 0
Nguyễn Huy Đoàn | Chat Online
14/12/2024 08:49:45

Thần Tài là vị thần trong tín ngưỡng dân gian, được người Việt thờ cúng để cầu mong may mắn, tài lộc và thịnh vượng, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán. Theo truyền thuyết, Thần Tài là người quản lý của cải và tài chính, giúp bảo vệ gia đình khỏi khó khăn, mang lại vận may trong công việc. Vì thế, việc thờ cúng Thần Tài đã trở thành một thói quen phổ biến, đặc biệt trong các gia đình kinh doanh.

Để thờ cúng Thần Tài đúng cách, nhiều gia đình chọn Bàn Thờ Thần Tài Giá Rẻ. Đây là sự lựa chọn hợp lý giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo không gian thờ cúng trang nghiêm. Bàn thờ Thần Tài thường được đặt ở những vị trí thuận lợi trong nhà, hướng ra cửa chính để thu hút tài lộc vào nhà. Đặt bàn thờ đúng vị trí giúp gia chủ dễ dàng đón nhận may mắn và tài lộc trong công việc làm ăn.

Bên cạnh Thần Tài, nhiều gia đình còn thờ Tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ. Phật Di Lặc được biết đến là biểu tượng của sự vui vẻ, hạnh phúc và thịnh vượng. Tượng Phật Di Lặc thường có hình dáng vui vẻ, bụng to, tay cầm túi tiền, tượng trưng cho sự giàu có và đủ đầy. Khi kết hợp thờ Thần Tài và Phật Di Lặc, gia chủ không chỉ cầu tài lộc mà còn mong muốn có một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

Tóm lại, Thần Tài giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn trong công việc, trong khi Phật Di Lặc mang lại sự bình an và hạnh phúc. Việc thờ cúng đúng cách, sử dụng Bàn Thờ Thần Tài Giá Rẻ và kết hợp với Tượng Phật Di Lặc sẽ giúp gia đình không chỉ có được tài lộc mà còn sống vui vẻ, bình an.

0 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×