Hỏi đáp tổng hợp Gửi câu hỏi Gửi khảo sát

Tục ngữ là gì?

NoName.238
26/12/2015 13:16:28
12.696 lượt xem
Trả lời / Bình luận (2)
NoName.253
26/12/2015 13:17:53
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đennghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.

Tục ngữ Việt Nam
Bản ghi tục ngữ bằng chữ quốc ngữ có Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của (1897), Tục ngữ cách ngôn của Hàn Thái Dương (1920).

Một số bản sưu tập, chú thích nghĩa và dịch tục ngữ Việt Nam sang tiếng Pháp như Tục ngữ An Nam dịch sang tiếng Tây của V. Barbier (Triệu Hoàng Hòa), Đông Tây ngạn ngữ cách ngôn của H. Délétie và Nguyễn Xán (1931).

Một số bản khác như Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1942), Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa của Minh Hiệu sưu tầm (1970), Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội do Triều Dương sưu tầm và biên soạn (1971), Tục ngữ Thái (1978), Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan (1956), Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Chi (1975).

Tục ngữ Việt Nam theo thứ tự trong bảng chữ cái:
Ă
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cây nào rào cây ấy
Ăn cháo đá bát
Ăn chắc mặc bền
Ăn cho sạch bạch cho nông
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng
Ăn cơm trước kẻng
Ăn đầu sóng nói đầu gió
Ăn kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt
Ăn không lo của kho cũng hết
Ăn không ngồi rồi
Ăn nên làm ra
Ăn ngay nói thẳng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn theo thuở, ở theo thời
Ăn trông nồi ngồi trông hướng
Ăn vóc học hay
Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng.

Â
Ân trả nghĩa đền.
Ân đoạn nghĩa tuyệt

B
Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi hỏi nợ
Bé người con nhà bác, lớn xác con nhà người
Bé người to con mắt
Bé người đòi chơi trèo
Bè thì bè lon, sào thì sào sậy
Bè ai người ấy chống
Buôn có bạn, bán có phường
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
Bụt chùa nhà không thiêng
Bạn bè con chấy cắn đôi
Bạn bè là nghĩa tương tri

C
Cây có cội, nước có nguồn
Cây cao bóng cả
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Có cô thì chợ cũng đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Của đi thay người
Cái răng, cái tóc là góc con người.
Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra
Con trâu là đầu cơ nghiệp
Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cái khó ló cái khôn
Cần cù bù thông minh
Có mới nới cũ
Có mới thì nới cũ ra, mới để trong nhà cũ bỏ ngoài sân
Có Lá Lốt chớ phụ Xương Xông, có Chùa bên Bắc đừng để Miếu bên Đông tồi tàn, có bát sứ chớ phụ bát đàn, có nồi cơm nếp đừng phụ Khoai Lang Củ Từ
Con dại cái mang
Con đàn cháu đống
Con độc cháu đàn
Con hơn cha là nhà có phúc
Con gái cái bòn
Cờ bí dí tốt
Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt
Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc dứt đuôi
Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con
Có cứng mới đứng được gió
Chuyện bé xé ra to
Cao bay xa chạy
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm
Chị ngã em nâng
Cầu được ước thấy

D
Dao sắc không gọt được chuôi
Dân giàu nước mạnh.
Dục tốc bất đạt.

Đ
Đang yên đang lành lại cắm mảnh sành vào đít.
Đất lành chim đậu.
Đất lở chim bay
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đa sầu đa mang.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Đâm bị thóc, thọc bị gạo.
Đi thưa về gửi.
Đi đến nơi về đến chốn.
Đàn gảy tai trâu.
Đèn nhà bên sáng,gà nhà ta thức
Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
Đồng tiền liền khúc ruột .
Đất có lề, quê có thói.

G
Gái có chồng như Rồng có Vây, gái không chồng như Cối Xay không Ngõng
Gái có chồng như Gông đeo cổ, trai có vợ như rợ buộc chân
Gieo gió gặp bão
Góp gió thành bão
Gieo nhân nào , gặt quả nấy
Giấy rách phải giữ lấy lề
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Giận quá mất khôn
Giận cá chém thớt
Gừng càng già càng cay.
Ghét của nào trời trao của đó
Gạn đục, khơi trong.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
Gan vàng dạ sắt.
Giỏ nhà ai quai nhà nấy
Giống rồng lại đẻ ra rồng
Gà què ăn quẩn cối xay
Giao trứng cho ác.
Gừng cay muối mặn.
Giấy rác phải giữ lấy lề

E
Em nghe tiếng hát đâu xa
Còn trẻ hay già mà còn tiếng vang.

Ê
Êm như du
Ếch ngồi đáy giếng

H
Hai đánh một không chột cũng què
Hai hổ phân tranh, nhứt hổ tử thương
Học đi đôi với hành
Học thầy không tày học bạn
Học cầu kỳ hơn cầu tính, học thuộc lòng hơn cầu hiểu
Học trong quá khứ , sống ở hiện tại, chuẩn bị cho tương lai
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Học mười năm biết một ngu si
Học mà không chơi, đánh rơi tuổi trẻ/ Chơi mà không học, mất cả tương lai
Học tài thi phận
Hổ chết để da, người chết để tiếng
Hẹp nhà rộng bụng/ rộng bụng thì chết hẹp bụng thì sống
Hi sinh đời bố, củng cố đời con
Học một biết mười

K
Khôn ăn cái, dại ăn nước.
Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
Khéo ăn thì no,khéo co thì ấm.
Không làm sao nên.
Không có gì là tuyệt đối.
Kính già, già để tuổi cho.
Kính lão đắc thọ.
Kính trên nhường dưới.
Khi yêu trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo.
Không có lửa làm sao có khói.
Không có gì tự nhiên có.
Kẻ cắp gặp bà già.
Khôn chết, dại chết, giả chết không chết.
Khôn nhà, dại chợ.
Khôn ba năm dại một giờ.
Không thầy đố mày làm nên.
Khỉ ho cò gáy.
Kính thầy yêu bạn.
Kết thù làm bạn.
Không nên đề bạn làm thù.
Khỏi vòng cong đuôi.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.
Khác máu tanh lòng.
Khôn từ trong trứng khôn ra.
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.

L
Lá rụng về cội
Lá lành đùm lá rách.
Lên voi xuống chó.
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Liệu cơm gắp mắm.
Lùi một bước tiến ngàn dặm.
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
Lù đù vác cái lu mà chạy.
Lửa thử vàng gian nan thử sức.
Lựa gió xoay chiều.
Lành ít dữ nhiều.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
Liệu việc như thần.
Lấy oán báo oán, oán nợ chất chồng/Lấy đức báo oán, oán tự khắc giải.

M
Muôn người như một
Một điều nhịn chín điều lành.
Máu chảy ruột mềm.
Máu loãng còn hơn nước lã.
Môi hở, răng lạnh.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Một con chim én không làm nên mùa xuân.
Một câu nhịn, chín câu lành.
Mất lòng trước, được lòng sau.
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
Mật ngọt chết ruồi.
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Muốn ăn thì lăn vào bếp.
Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Một kho vàng không bằng một nang chữ.
Một mặt người bằng mười mặt của.
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường.
Mất bò mới lo làm chuồng.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Mềm nắn, rắn buông.
Mềm quá thì yếu, cứng quá thì gãy.
Mèo mả gà đồng.
Mèo nhỏ bắt chuột con.
Mèo gặp mỡ.
Mía ngọt đánh cả cụm.
Một người lo bằng kho người làm.
Một thằng tính bằng chín thằng làm.
Một lần ngại tốn, bốn lần chẳng xong.
Một con sâu làm rầu nồi canh
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Mũi dại, lái phải chịu đòn.
Muốn ăn cá cả phải thả câu dài.
Mưu sự tại nhân hành sự tại thiên.
Mẹ hát, con khen hay.
Mẹ cày con cấy.
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Mua danh ba vạn,bán danh ba đồng.
Mẹ nào con nấy.
Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất.
Mèo khen mèo dài đuôi.

N
Năng làm thì nên.
Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
Nước lã không khuấy nên hồ.
Nước chảy đá mòn.
Nói có sách, mách có chứng.
Nói lời phải giữ lấy lời.
Nồi nào úp vung nấy.
No mất ngon, giận mất khôn.
No bụng đói con mắt.
Năng nhặt chặt bị.
Nó lú có chú nó khôn.
Nói thì hay, bắt tay thì dở.
Nước đổ lá khoai.
Nước chảy, hoa trôi, bèo dạt.
Nói một đàng, làm một nẻo.
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà.
Nước đổ đầu vịt
Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Nói hay hơn hay nói.
Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
Nói trước quên sau.
Nói lời phải giữ lấy lời, Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Nói người phải nghĩ đến ta, sờ vào sau gáy xem xa hay gần.
Nói người phải nghĩ đến thân, sờ vào sau gáy xem gần hay xa.
Nam thực như hổ, nữ thực như miu.
Nôm na là cha mánh khóe.

NH
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Nhất thì, nhì thục
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò
Nhân chi sơ tính bổn thiện
Những người cặp mắt lá răm, đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Nhìn bụng ta, suy ra bụng người.
Nhìn mặt mà bắt hình dong.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Nhường cơm sẻ áo.

NG
Người sống đống vàng.
Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Ngu dốt mà nhiệt tình thành phá hoại.
Người ta là hoa đất.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Ngồi mát ăn bát vàng.
Ngọt như mía lùi.


O
Oán không giải được oán
Oan có đầu , nợ có chủ
Oan oan tương báo , dỉ hận miên miên
Oán thù nên giải không nên kết

Ô
Ông thò chân giò, bà thò nậm rượu
Ông nói gà, bà nói vịt

Ơ
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
Ở nhà nghe Đông Hà lúa héo
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Ở xó chuồng heo,hơn là theo phía vợ

P
Phép nước lệ lồng.
Phép vua thua lệ làng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.

Q
Quân tử phòng thân; tiểu nhân phòng bị, gậy.
Quân tử nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy
Quỷ tha, ma bắt
Quả báo nhãn tiền
Quan nhất thời, dân vạn đại
Quýt làm cam chịu
Qua cầu rút ván
Quân tử trả thù mười năm chưa muộn

R
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Rau nào sâu nấy.
Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.
Rừng vàng, biển bạc.
Rừng không hai cọp, nước không hai vua
Rừng nào cọp nấy

S
Sinh nghề tử nghiệp
Sinh lão bệnh tử
Sinh li tử biệt
Sông có khúc, người có lúc
Sóng Trường Giang, sóng sau đập sóng trước
Sông sâu còn có kẻ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người
Sai một li đi một dặm
Sự thật mất lòng
Sông sâu sóng cả chớ ngã tay chèo
Sông cạn đá mòn
Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó.
Sinh cơ lập nghiệp

T
Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Tấc đất tấc vàng
Tai vách mạch rừng.
Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chàt voi
Tâm cuồng, trí loạn.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Tình sâu, nghĩa nặng.
Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao.
Tiên học lễ hậu học văn
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.
Tiền vào quan như than vào lò
Tiền nào của đó
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết con hơn đẹp người
Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
Tốt danh hơn lành áo.
Thùng rỗng kêu to.

TH
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Tham thì thâm, đa dâm hại thận
Tham giàu phụ khó. tham sang phụ phần
Tham giàu phụ ngải
Tham phú phụ bần
Thất bại là mẹ thành công
Thật thà là cha dại.
Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm
Thắng làm vua thua làm giặc
Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li
Thân sâu hồn bướm
Thừa nước đục thả câu
Thả hổ về rừng
Thua keo này bày keo khác
Thuyền to sóng cả.
Thầy bói xem voi
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

TR
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
Trăm đường tránh không khỏi số.
Trăm hay không bằng tay quen.
Trăm nghe không bằng một thấy.
Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Trăm người bán vạn người mua.
Trâu buộc ghét trâu ăn.
Trâu cột ghét trâu ăn.
Trâu già thích gặm cỏ non.
Tre già măng mọc.
Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Trong cái khó lại ló cái khôn.

U
Uống nước nhớ nguồn

Ư
Ước gì được nấy
Ướt như chuột lội

V
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm
Việc nhà thì ngán, việc làng thì siêng.
Việc nước trước việc nhà.
Vụng chèo khéo trống
Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng

X
Xa sông, cách núi.
Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ
Xôi hỏng bỏng không
Xa thơm gần thối
Xa thương, gần thường
Xem bói ra ma, quét nhà ra rác
Xởi lởi trời cho, so đo trời lấy lại

Y
Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
Yêu nhau vạn sự chẳng nề, dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng
Yêu nhau xa cũng nên gần, ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa
7 3
NoName.1080
24/01/2017 10:54:03
Ý nghĩa câu tục ngữ chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy
4 0
Gửi câu trả lời / bình luận của bạn tại đây (*):
Hình ảnh (nếu có):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có câu hỏi cần giải đáp, hãy gửi cho mọi người cùng xem và giải đáp tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi câu hỏi
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo