BÀI ĐỌC 2 Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16. Thời gian vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nguồn phát tán gây ô nhiễm không khí đã được thành phố chỉ ra chính là khói thải từ việc sử dụng bếp than tổ ong. Theo số liệu khảo sát của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2017, thành phố tiêu thụ trung bình khoảng 528,2 tấn than/ ngày, tương đương với việc phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu ...
Tô Hương Liên | Chat Online | |
05/09/2024 23:03:46 (Tổng hợp - Lớp 12) |
BÀI ĐỌC 2
Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 – 16.
Thời gian vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nguồn phát tán gây ô nhiễm không khí đã được thành phố chỉ ra chính là khói thải từ việc sử dụng bếp than tổ ong.
Theo số liệu khảo sát của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2017, thành phố tiêu thụ trung bình khoảng 528,2 tấn than/ ngày, tương đương với việc phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí. Theo nghiên cứu, đốt bếp than sẽ thải ra môi tường các chất khí độc hại như CO, SO2, NOx và bụi mịn PM2.5.
Hít phải các loại khí độc này lâu dài sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng chức năng phổ, gây tổn thương hệ thần kinh và suy giảm khả năng miễn dịch. Ngoài ra, bếp than tổ ong đặt bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường… cũng gây cản trở các hoạt động giao thông của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Trước thực trạng này, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2019, đặt mục tiêu hết năm 2020 phải xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ… trên địa bàn thành phố. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thủ đô đã giảm mạnh, nhiều nơi đã xóa bỏ được hoàn toàn loại bếp này.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, tính đến quý 3/2020, TP.Hà Nội còn khoảng 11.081 bếp than tổ ong, sau khi đã loại bỏ được 43.411 bếp (giảm 79,66% so với năm 2017). Theo đánh giá, việc giảm bếp than tổ ong giúp giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 gia đình ở Hà Nội. Trong đó, quận Hoàn Kiếm và huyện Thạch Thất đã xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ. Trong khi đó, 5 quận, huyện vẫn còn số lượng bếp than ở mức cao nhất lần lượt là Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, và huyện Đan Phượng.
Khảo sát nhanh của Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT Hà Nội) phối hợp cùng Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng thực hiện tại 10 điểm sản xuất than, bếp than tổ ong tại các quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… cho thấy, từ tháng 9 – 11/2020, số lượng than tổ ong tiêu thụ trong một ngày từ các xưởng giảm mạnh, trung bình hiện nay dưới 1.000 viên/ngày / xưởng, có những xưởng chỉ khoảng 500 viên/ ngày. Các xưởng sản xuất than hiện đều đã cắt giảm nhân lực hoặc chuyển đổi – đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác.
Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ”, một bộ phận hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn “ưu ái” sử dụng. Đi sâu vào các ngõ nhỏ, khu tập thể cũ, chợ dân sinh, chợ tạm… những chiếc bếp than tổ ong vẫn hiện diện. Hình ảnh người dân, các hộ kinh doanh sử dụng bếp than tổ ong làm phương tiện đun nấu vẫn xuất hiện. Theo khảo sát, những cơ sở và hộ gia đình vẫn sản xuất than tổ ong đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo nguồn thu nhập, nên rất cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố, mới đây, ngày 6/1/2021, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI). Theo đó, UBND TP. Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, không để tái diễn việc sử dụng bếp than tổ ong, hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải không đúng nơi quy định; tăng cường rà soát, kiểm soát, kiểm soát các cơ sở sản xuất bếp, than tổ ong và nhiên liệu than cấp thấp, có hình thức vận động, hỗ trợ các cơ sở sản suất này chuyển đổi loại hình kinh doanh sản xuất.
(Theo Lương Thụy Bình, Hà Nội quyết “xóa” than tổ ong để giảm ô nhiễm, Báo Khoa học & Đời sống, ngày 25/01/2021)Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các biện pháp xử lí. 0 % | 0 phiếu |
B. Ảnh hưởng của việc sử dụng bếp than tổ ong đến ô nhiễm không khí. 0 % | 0 phiếu |
C. Kế hoạch cải thiện chất lượng môi trường tại Hà Nội trong năm 2020 – 2021. 0 % | 0 phiếu |
D. Hà Nội xóa bỏ bếp than tổ on để giảm ô nhiễm không khí. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Ý chính của đoạn 5 (dòng 29-38) là gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 5 (dòng 30-39), vì sao nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn có thể giúp giảm bớt các xét nghiệm không cần thiết? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 4 (dòng 22-29), Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh cho rằng ý nghĩa quan trọng nhất của công trình nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn đối với quá trình số hóa bệnh viện là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cụm từ “BiLSTM” ở dòng 18 chỉ: (Tổng hợp - Lớp 12)
- Vì sao nhận diện chữ viết tiếng Việt lại phức tạp hơn nhận diện chữ viết tiếng Anh? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cụm từ “thử-sai-thử” ở dòng 13 mô tả điều gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào đoạn 1 (dòng 1-10), thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Vừa qua, một sinh viên năm cuối Trường Đại học RMIT đã góp phần giải quyết một thách thức rất lớn, cản trở việc số hóa bệnh án tiếng Việt lâu nay. Phối hợp sát sao cùng với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Đơn vị Ngiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cho một hình hộp chữ nhật kích thước 4x4xh chứa một khối cầu lớn có bán kính bằng 2 và 8 khối cầu nhỏ có bán kính bằng 1. Biết rằng các khối cầu đều tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với các mặt của hình hộp (tham khảo hình vẽ). Thể tích của khối hộp ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m nhỏ hơn 2020 để phương trình log2(m+m+2x)=2x có nghiệm thực? (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of the primary stress in the following question. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Read the following passage and write the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions. Global warming refers to the increase of the earth's average temperature due to increasing amounts of ... (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Karl _________by playing racquetball twice a week. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- We should respect the that have been passed down from the previous generations. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- _________by students' interest in climate change, the Green Club members organized many activities to raise awareness of the issue. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Janet's teacher is making comments on her writing skills. Teacher: “Your writing skills have improved a lot.” Janet: “Thank you. _____________.” (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Global warming is the ________ in the earth's temperature caused by greenhouse gases. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Write the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions. I appreciate _________ the opportunity to give a talk about ASEAN at your school. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Write the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Write the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions. (Tiếng Anh - Lớp 11)