Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70: “MÃ ĐỊNH DANH” HỘI NHẬP THẾ GIỚI [1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc. Văn hoá dân gian là “văn hoá gốc”, “văn hoá mẹ”, tức văn hoá khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, ...
![]() | Nguyễn Thanh Thảo | Chat Online |
05/09/2024 23:05:53 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
“MÃ ĐỊNH DANH” HỘI NHẬP THẾ GIỚI
[1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc. Văn hoá dân gian là “văn hoá gốc”, “văn hoá mẹ”, tức văn hoá khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. VHDG còn là văn hoá của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Những thuộc tính này thể hiện trên nhiều bình diện như cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng thích ứng và hòa hợp. Cách ứng xử này còn thấy ở ăn, mặc, ở, giải trí và quan hệ cộng đồng. Tất cả các nhân tố kể trên khiến cho văn hoá dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hoá dân tộc.
[2] Nhận định về VHDG, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây chính là “bộ gen của văn hoá dân tộc”, là “vườn ươm cho văn nghệ chuyên nghiệp, là sự giữ gìn cốt cách bền vững của dân tộc”. Do đó, việc sưu tầm và nghiên cứu VHDG chính là cách “biến di sản quá khứ thành tài sản hôm nay”. Văn hoá và văn hoá dân gian được phát huy đúng mức sẽ là “nguồn năng lượng nuôi dưỡng sức mạnh kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia để vượt qua thử thách, khai thác thời cơ”.
[3] Vai trò của VHDG quan trọng như vậy song hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết, do Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mà mỗi dân tộc lại có nhiều ngành khác nhau dẫn tới phạm vi, đối tượng và vùng nghiên cứu cũng nhiều và rộng lớn. Từ đó công việc của các nhà nghiên cứu, sưu tầm phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Thách thức là vì di sản văn hoá phi vật thể đang biến đổi nhanh bởi sự ảnh hưởng của kinh tế thị trường, bởi tốc độ đô thị và toàn cầu hoá, trong khi lực lượng nghiên cứu, sưu tầm tâm huyết và am hiểu VHDG lại ngày càng ít đi.
[4] Chúng ta có những hoạt động gìn giữ và phát huy nhân lực cho bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Một trong những hoạt động đó là phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân. Việc này là chính sách rất đúng, thực hiện tốt nhưng chưa đủ. Nghệ nhân là người nắm giữ di sản cực kì quan trọng. Song thời điểm hiện tại, chúng ta mới chú trọng tới việc tôn vinh mà chưa tìm hiểu được nhu cầu lớn nhất của họ là cần có được môi trường để thực hành, sáng tạo và truyền dạy. Thực tế, phần lớn các nghệ nhân đều cao tuổi và sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Do đó, bên cạnh việc tôn vinh, nâng đỡ về tinh thần thì sự quan tâm về vật chất giúp họ vơi bớt nỗi lo cuộc sống để tập trung sáng tạo và truyền dạy là vô cùng quan trọng. Một số tỉnh đã có đãi ngộ các nghệ nhân, tuy không nhiều nhưng cũng giúp họ có thêm thời gian, tâm huyết với học trò.
[5] Trong thời điểm hiện tại, cái lợi của toàn cầu hoá về văn hoá chính là sự đa nguyên về văn hoá, giúp các nền văn hoá có cơ hội đến với nhau để giao lưu, tiếp biến và thông qua đó tăng thêm nội lực, sức sáng tạo cho mình. Toàn cầu hoá cũng giúp cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - kĩ thuật phục vụ cho văn hoá và giúp hoạt động sáng tạo văn hoá trở nên chuyên nghiệp hơn. Việc hình thành nên các đội ngũ hoạt động chuyên nghiệp giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hoá về văn hoá cũng là thách thức bởi sức ép làm thế nào để hoà nhập mà vẫn giữ bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc.
[6] Chúng ta cần hiểu rằng văn hoá dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng của quần chúng lao động. Vì vậy, việc nhận thức, lí giải các hiện tượng VHDG phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hoá, tức là các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Các nhà nghiên cứu cần nhìn nhận VHDG trong môi trường bảo tồn động. Quy luật vận động của di sản văn hoá phi vật thể là tái sáng tạo trên cơ sở gốc. Thực tế không có di sản văn hoá phi vật thể nào còn nguyên gốc, mà luôn được bảo tồn trong sự sống động và trong một quá trình tái sáng tạo nhưng hồn cốt vẫn giữ được. Đó mới là di sản.
[7] Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, để “mã định danh” có sức sống và lan tỏa mạnh mẽ, để thế giới chỉ cần nhìn vào đó đã có thể khẳng định là Việt Nam thì cần phải tập trung quảng bá và định vị thương hiệu. Khi sức mạnh của “mã định danh” văn hoá Việt được lan tỏa, sẽ không còn chuyện âm nhạc, trang phục hay món ăn của nước này bị lẫn, bị “nhận vơ” thành của nước khác. Muốn như vậy, mỗi người dân, nhà nghiên cứu, cơ quan quản lí cần phải có cách nhìn nhận đúng về văn hoá, đặc biệt là VHDG, để có cách ứng xử phù hợp, góp phần khẳng định giá trị, nâng cao vị thế dân tộc.
(Theo Văn hoá dân gian - “Mã định danh” hội nhập thế giới,
TS. Trần Hữu Sơn - Báo Sài Gòn Giải Phóng, đăng ngày 24/1/2020, https://www.sggp.org.vn/)
Mục đích chính của bài viết này là gì?![](https://lazi.vn/uploads/icon/loading.gif)
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Giải thích sự phát triển của văn hoá dân gian. 0 % | 0 phiếu |
B. Kêu gọi bảo tồn và phát huy văn hoá dân gian. 0 % | 0 phiếu |
C. Phân biệt đặc trưng của các loại hình văn hoá. 0 % | 0 phiếu |
D. Phân tích khó khăn trong bảo tồn di sản văn hoá. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70: “MÃ ĐỊNH DANH” HỘI NHẬP THẾ GIỚI [1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70: “MÃ ĐỊNH DANH” HỘI NHẬP THẾ GIỚI [1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70: “MÃ ĐỊNH DANH” HỘI NHẬP THẾ GIỚI [1] Khi nói đến việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian (VHDG). Trước hết, sự ra đời ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: ĐÔI NÉT HÀ NỘI XƯA [1] Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học lấy những kĩ năng sống nhằm tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không có ai dạy cả, Rồi ba tháng ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Circle the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part is pronounced differently from the others. (Tiếng Anh - Lớp 12)
- Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quyền tố cáo của công dân? Tình huống. Anh A gửi đơn tố cáo nặc danh (không ghi rõ họ tên, địa chỉ) bịa đặt việc trưởng phòng H nhận hối lộ, sử dụng bằng cấp giả nhằm xúc phạm danh dự, hạ ... (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, công dân không được (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường là sử dụng quyền nào sau đây? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã có hành vi vi phạm ngyên tắc bầu cử? Trường hợp. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chị M đã quyết định lựa chọn anh Q là đại biểu để bầu vào Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chị M đang viết phiếu bầu cho anh Q thì anh ... (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Theo pháp luật ai là được nhờ đi bầu cử (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Trong trường hợp dưới đây, bạn A đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào? Trường hợp. Bạn A tích cực tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo “Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian ... (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013? (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)
- Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền (Giáo dục kinh tế và pháp luật - Lớp 11)