BÀI ĐỌC 2 Tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2001, Phạm Giang Linh – Tổng giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI - có hơn 10 năm làm việc ở vị trí chuyên gia tư vấn về quản trị, giám sát đánh giá và quản lý thông tin của các dự án phát triển con người và chính sách công trong khu vực ASEAN tại nhiều tổ chức quốc tế. Ngoài ra anh còn là đồng sáng lập của nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên Phạm Giang Linh lại chọn HOCMAI làm bến đỗ lâu dài với ước mơ tạo cơ hội tiếp ...

Đặng Bảo Trâm | Chat Online
07/09 17:47:56 (Tổng hợp - Lớp 12)
3 lượt xem

BÀI ĐỌC 2

Tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2001, Phạm Giang Linh – Tổng giám đốc Hệ thống Giáo dục HOCMAI - có hơn 10 năm làm việc ở vị trí chuyên gia tư vấn về quản trị, giám sát đánh giá và quản lý thông tin của các dự án phát triển con người và chính sách công trong khu vực ASEAN tại nhiều tổ chức quốc tế. Ngoài ra anh còn là đồng sáng lập của nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên Phạm Giang Linh lại chọn HOCMAI làm bến đỗ lâu dài với ước mơ tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao, bình đẳng cho mọi học sinh. Hocmai.vn ra đời tháng 3/2007, cùng thời với một tên tuổi khác là Topica, nhưng khi đó, cả hai hệ thống này đều gặp trở ngại vì mô hình giáo dục trực tuyến chưa được thị trường đón nhận. Là người quê gốc Ninh Bình lên Hà Nội học tập, Giang Linh thấm thía cảnh hàng trăm học sinh “nhồi nhét” trong các “lò luyện thi” để nghe giáo viên giảng bài mà không rõ các em lĩnh hội được bao nhiêu. “Với một lớp 30 - 50 học sinh, giáo viên chỉ có thể dạy theo tốc độ của 3 học sinh top đầu, hoặc top cuối. Đó là một trong những hạn chế lớn nhất của giáo dục truyền thống. Trong khi đó, giáo dục trực tuyến có thể đáp ứng tốc độ học của từng cá nhân, học sinh còn có thể học đi học lại những phần bài giảng mà mình không hiểu. Tôi muốn theo đuổi mô hình giúp thúc đẩy tính tự học và tình yêu học tập của trẻ em, với tâm niệm đóng góp điều gì đó tích cực cho nền giáo dục Việt Nam”, Giang Linh nói. Trong khi nhiều start-up ưu tiên đầu tư cho công nghệ, thì HOCMAI lại đầu tư nhiều vào sản phẩm giáo dục. Bản chất của giáo dục là tương tác giữa người với người, còn công nghệ chỉ là cách thức để truyền tải nội dung đến học sinh. Đó là lý do trong số 300 nhân viên của HOCMAI, có tới 2/3 làm ở mảng nội dung. Với tiêu chí tập trung vào sản phẩm, mô hình HOCMAI giống như trường học số với đầy đủ bộ phận thiết kế, phát triển chương trình, đánh giá nhu cầu học tập, lộ trình những khóa học... Theo Giang Linh, lợi ích lớn nhất của giáo dục trực tuyến là chi phí rẻ, nhưng để có lợi nhuận, các dự án này phải tạo ra hệ sinh thái người học đủ lớn. Học trực tuyến không có sự thúc ép, nên nếu chất lượng sản phẩm học liệu không đủ tốt, thương hiệu không đủ mạnh, thì sẽ không ai học. Các bài giảng cũng cần phải được thiết kế dễ hiểu bằng cách dùng công nghệ để mô phỏng các thuật toán, kiến thức khó để học sinh có cảm giác đang khám phá, chứ không phải là nhồi nhét những kiến thức khô khan. Mặt khác tâm lý e ngại của thị trường đối với cách thức giảng dạy mới mẻ này chính là rào cản lớn nhất cho những đơn vị đầu tư giáo dục trực tuyến không đủ kiên trì. Bởi lẽ đầu tư giáo dục trực tuyến không dễ thành công nhanh chóng “qua một đêm”. “Về bản chất, mặc dù đầu tư giáo dục trực tuyến không phụ thuộc vị trí địa lý, không cần quá nhiều vốn ban đầu, quy mô không hạn chế, khi thành công có thể phát triển mô hình ra thị trường quốc tế, nhưng nếu không đảm bảo chất lượng và giữ được thương hiệu, sự kiên trì, thì dự án dễ đi đến thất bại”, Giang Linh phân tích. Anh lấy ví dụ, ở Trung Quốc có hàng chục mô hình đầu tư giáo dục trực tuyến. Trong khi đó, ở Việt Nam, mô hình đầu tư truyền thống vẫn là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư với công thức tính lợi nhuận thông thường khoảng 20 - 50%, còn đầu tư trực tuyến thì chạy mãi mà... không nhìn thấy lợi nhuận. “Nhiều người nói với tôi rằng, ổn định rồi thì cứ thế phát triển, việc gì phải thay đổi. Nhưng, bạn hãy nhìn một đứa trẻ phát triển và thay đổi từng ngày, HOCMAI cũng như một cơ thể sống, nếu không thay đổi là tự tìm đường đến cái chết. Với mô hình giáo dục truyền thống, giáo viên có thể có sai sót và có thể sửa, nhưng giáo dục trực tuyến thì không có chỗ cho sai sót”, Giang Linh nhấn mạnh. Gần đây nhất, HOCMAI hợp tác với Funix để dạy lập trình cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 với mục tiêu hướng học sinh không có nhu cầu học đại học có thể đi làm ngay. Một dự án khác là chương trình dạy tiếng Anh 1 - 1 với người nước ngoài cũng đang được triển khai tại HOCMAI từ hơn 1 năm nay. Về mục tiêu của HOCMAI, Giang Linh chia sẻ: “Giáo dục Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu hệ thống trực tuyến của chúng tôi không giải quyết được những khiếm khuyết hiện có, thì việc mở rộng cấp cao hơn cũng không nhiều ý nghĩa. Thị trường 17 triệu học sinh phổ thông còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để khai thác. Chúng tôi cần sớm khẳng định thương hiệu trước khi các đơn vị nước ngoài nhảy vào”. Tầm nhìn của người đứng đầu hệ thống này cũng sẽ không dừng lại ở thị trường Việt Nam. Trong 3 - 5 năm tới, Philippines và Indonesia sẽ là đích ngắm của HOCMAI. Đây là 2 quốc gia có dung lượng thị trường đủ lớn cho khai thác giáo dục trực tuyến.

(Theo Trần Hà, Phạm Giang Linh, Tổng giám đốc HOCMAI: Đầu tư giáo dục trực tuyến không dễ thành công sau một đêm, Báo Đầu tư, ngày 29/01/2020)

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi
Số lượng đã trả lời:
A. Tình hình thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam hiện nay.
0 %
0 phiếu
B. Đầu tư giáo dục trực tuyến không đơn giản – bài học từ Hocmai.vn.
0 %
0 phiếu
C. Kế hoạch phát triển ra thị trường nước ngoài của Hocmai.vn.
0 %
0 phiếu
D. Giáo dục trực tuyến ở Việt Nam trong tương quan với thế giới.
0 %
0 phiếu
Tổng cộng:
0 trả lời
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã

Trắc nghiệm liên quan

Trắc nghiệm mới nhất