A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm) 1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc văn bản sau: Bức tranh của em gái tôi Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu. - Này, em không để chúng nó yên được à? - Mèo mà lại! Em không phá là được... Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, ...
Trần Đan Phương | Chat Online | |
03/10/2024 12:02:35 (Tiếng Việt - Lớp 5) |
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Bức tranh của em gái tôi
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
- Này, em không để chúng nó yên được à?
- Mèo mà lại! Em không phá là được...
Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nói vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Một hôm, chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, Mèo mừng quýnh lên. Mèo dẫn bạn ra vườn, cho xem toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
Và ông ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Theo Tạ Duy Anh)
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ đặt cho em gái cái tên là Mèo?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. 50 % | 1 phiếu |
B. Vì em gái rất thích chơi với mèo 50 % | 1 phiếu |
C. Vì em gái tuổi mèo 0 % | 0 phiếu |
D. Vì mặt nó rất giống chú mèo nhỏ. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 2 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Câu 4 (0,5 điểm). Thạch nhũ trong hang động được miêu tả như thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 3 (0,5 điểm). Bên trong động có những cảnh đẹp nào? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 2 (0,5 điểm). Trong bài đọc, Phong Nha là hang động như thế nào? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm) 1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Núi non Việt Nam Việt Nam đất nước anh hùng Trường giang tiếp nối trùng trùng núi non Kia biển bạc, kìa đảo con Phong Nha động đó, còn son sắc màu Hang động thạch nhũ đá vôi ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 4 (0,5 điểm). Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện ông bạn nhỏ nặn tò he rất giỏi? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 3 (0,5 điểm). Ông thường làm gì vào mỗi buổi chiều? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 2 (0,5 điểm). Ông làm tò he bằng những nguyên liệu gì? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm) 1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Tò he Quê em một dải đất màu Trẻ em làng xóm trượt cầu, đá bơ Nhớ ông nội trồng giàn mơ Bà ngâm nước uống, ông hơ tre già Tre ngà ông chẻ làm ba Phần ông đem vót, phần bà làm ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 4 (0,5 điểm). Tuổi thơ của nhân vật “tôi” gắn liền với những hoạt động nào? (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Câu 3 (0,5 điểm). Câu thơ “Tiếng thước cô gõ nhỏ/ Chỉ bảng nhỏ trên tường” gợi cho chúng ta nghĩ đến hình ảnh nào? (Tiếng Việt - Lớp 5)
Trắc nghiệm mới nhất
- Câu nào dưới đây không đúng với doanh nghiệp độc quyền: (Tổng hợp - Đại học)
- Đối với người tiêu dùng thì biện pháp điều tiết độc quyền nào của chính phủ mang lại lợi ích cho họ: (Tổng hợp - Đại học)
- So với giá cả và sản lượng cạnh tranh, nhà độc quyền sẽ định mức giá …… và bán ra số lượng ..... (Tổng hợp - Đại học)
- Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại, doanh thu biên bằng 5 và chi phí biến bằng 4. Quyết định nào sau đây sẽ làm tối đa hóa lợi nhuận (Tổng hợp - Đại học)
- Giả sử một công ty độc quyền có MR = 2.400 - 4Q và MC = 22, doanh thu sẽ đạt tối đa khi sản xuất sản lượng: (Tổng hợp - Đại học)
- Trong ngành độc quyền hoàn toàn, doanh thu biện (MR): (Tổng hợp - Đại học)
- Yếu tố nào sau đây được xem là rào cản của việc gia nhập thị trường: (Tổng hợp - Đại học)
- Phân biệt giá cấp một: (Tổng hợp - Đại học)
- Nếu phân biệt giá cấp một: (Tổng hợp - Đại học)
- Đường cầu sản phẩm của một ngành: Q= 1.800 - 200P Ngành này có LẠC không đổi ở mọi mức sản lượng là 1,5. Giá cả và sản lượng thế nào? Nếu phân biệt giá cấp một: (Tổng hợp - Đại học)