Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: MÙA THU (1) Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng “mùa thu là mùa đẹp nhất”. Vì sao ư? Mùa thu với những sợi nắng ươm vàng, mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu, những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Những con dế khi đã uống say sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông. (2) Mùa thu, sương bảng lảng tan và đọng ...
Tô Hương Liên | Chat Online | |
hôm qua (Tiếng Việt - Lớp 5) |
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
MÙA THU
(1) Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng “mùa thu là mùa đẹp nhất”. Vì sao ư? Mùa thu với những sợi nắng ươm vàng, mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu, những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Những con dế khi đã uống say sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông.
(2) Mùa thu, sương bảng lảng tan và đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhóm nhẹ nhàng trên thảm lá khô. Xào xạc, heo may khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng.
(3) Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non ríu rít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trỗi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trắng không còn khuyết mà tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương đều hoà quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.
(4) Mùa thu, tiết trời trong xanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm chủ chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.
(5) Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài của lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích tích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bùng sáng lung linh những ước mơ.
(6) Mùa thu hiền dịu lắm! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng, chỉ một mùa thu thôi đã là mùa của bốn mùa?
Theo Huỳnh Thị Thu Hương
Nắng mùa thu được miêu tả đẹp như thế nào?
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vươngmãi xuống cánh đồng. 0 % | 0 phiếu |
B. Nắng vàng mượt như mật ong mới rót. 0 % | 0 phiếu |
C. Nắng lung linh như những giọt thuỷ tinh. 0 % | 0 phiếu |
D. Nắng mơ màng, nhẹ nhàng như một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: AO LÀNG Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê chính là ao làng. Qua nhiều làng quê của đất nước, tôi đã gặp những ao làng trong mát với đàn vịt trắng, hụp bơi lững lờ. Bên ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: EM NHƯ CHỒI NỤ Vòm trời hé nở tiếng chim Mùa xuân chồi biếc lim dim mắt chờ. Cây mai gầy thế, không ngờ Sớm nay vắt kiệt mình cho nụ vàng. Bướm từ vườn cải bay sang Cánh non khép mở trên hàng tóc tiên Nắng nằm ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: CẬU BÉ DŨNG CẢM Một cậu bé mười tuổi rất hiếu động và nghịch ngợm. Một hôm cha cậu được người ta tặng cho một chiếc rìu. Vô cùng thích thú với chiếc rìu sáng loáng, cậu bé liền nảy ra một ý nghĩ: “Hay là mình thử ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: CHIM SÂU XỬ KIỆN Chim sẻ kiện chim khuyên! Cái tin ấy bay đi như gió. Cả vườn cây nhớn nhác cả lên. Lá đơn của sẻ được đưa cho chim sâu. Lời lẽ như sau: Tôi tên là sẻ. Nhà tôi ở chốn cành si. Tôi đã đẻ con tôi ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: NGHỀ ĐÁNG QUÝ Gia đình Hồng nằm gọn trong con ngõ nhỏ của thủ đô. Ba mẹ em đều làm công nhân vệ sinh môi trường thuộc địa bản phường. Hàng năm, đơn vị sẽ phân công ca làm việc. Khi thì mẹ Hồng làm ca sáng, lúc ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: MŨ CỐI MÀU XANH Bác em giờ đã chẳng còn Nằm yên canh gác đảo tròn, biển xa Năm ấy bà kể bác ba Tham gia nghĩa vụ cách ba tỉnh thành. Mũ cối bác đội màu xanh Ngày đêm tập luyện tinh anh của đoàn Thế nhưng ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: THỢ SỬA XE MÁY Rạng sáng gà gáy Mẹ dậy nấu cơm Trời vẫn còn nồm Sân, tường bị ướt Bố cần phích nước Pha chút lá chè Thêm nhánh gừng quê Thơm lừng nước lá. Bố mở túi ra Và xếp dụng ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- CON THÍCH LÀM NÔNG DÂN Cuối tuần, An được mẹ dẫn đi chơi công viên. Ở các tòa nhà trong thành phố, người ta dán rất nhiều áp phích về xây dựng nông thôn mới. Trông thấy thế, An tò mò hỏi mẹ: “Mẹ ơi, ai sẽ xây dựng nông thôn mới ạ?”. Mẹ An cười và ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: GẤP GIẤY (trích) Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại. - Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi. - ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: GẤP GIẤY (trích) Thầy Đa-vít chậm rãi bước lên bục giảng. Đột nhiên, thầy rút từ trong túi xách ra một tờ giấy A4 và khẽ gấp đôi lại. - Các bạn nói xem, tờ giấy này còn gấp được nữa không? - Thầy Đa-vít hỏi. - ... (Tiếng Việt - Lớp 5)
Trắc nghiệm mới nhất
- Tại sao danh sách liên kết lại được ưa chuộng trong mô hình hóa một mạng lưới? (Tin học - Lớp 11)
- Phép tìm kiếm trong danh sách liên kết có độ phức tạp là gì? (Tin học - Lớp 11)
- Khi nào danh sách liên kết thường được sử dụng trong thực tế? (Tin học - Lớp 11)
- Điều nào là một nhược điểm của danh sách liên kết so với mảng? (Tin học - Lớp 11)
- Danh sách liên kết kép có đặc điểm gì khác so với danh sách liên kết đơn? (Tin học - Lớp 11)
- Khi gỡ bỏ nút trong danh sách liên kết, điều gì cần được thực hiện? (Tin học - Lớp 11)
- Khi nào danh sách liên kết sẽ có lợi thế hơn danh sách mảng? (Tin học - Lớp 11)
- Thời gian thực hiện việc thêm nút vào đầu danh sách liên kết là bao nhiêu? (Tin học - Lớp 11)
- Thành phần nào không phải của một nút trong danh sách liên kết? (Tin học - Lớp 11)
- PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Danh sách liên kết (linked list) là gì? (Tin học - Lớp 11)