BÀI ĐỌC 2 Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nguồn phát tán gây ô nhiễm không khí đã được thành phố chỉ ra chính là khói thải từ việc sử dụng bếp than tổ ong.Theo số liệu khảo sát của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2017, thành phố tiêu thụ trung bình khoảng 528,2 tấn than/ngày, tương đương với việc phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí. Theo nghiên cứu, đốt bếp than sẽ thải ra môi trường các chất ...
Tôi yêu Việt Nam | Chat Online | |
04/09/2024 12:00:29 (Tổng hợp - Lớp 12) |
12 lượt xem
BÀI ĐỌC 2 Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nguồn phát tán gây ô nhiễm không khí đã được thành phố chỉ ra chính là khói thải từ việc sử dụng bếp than tổ ong.Theo số liệu khảo sát của Sở TN&MT Hà Nội, năm 2017, thành phố tiêu thụ trung bình khoảng 528,2 tấn than/ngày, tương đương với việc phát thải 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí. Theo nghiên cứu, đốt bếp than sẽ thải ra môi trường các chất khí độc hại như khí CO, SO2, NOx và bụi mịn PM2.5.Hít phải các loại khí độc này lâu dài sẽ gây các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng chức năng phổi, gây tổn thương hệ thần kinh và suy giảm khả năng miễn dịch. Ngoài ra, bếp than tổ ong đặt bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường... cũng gây cản trở các hoạt động giao thông của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy.Trước thực trạng này, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/10/2019, đặt mục tiêu hết năm 2020 phải xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ... trên địa bàn thành phố. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, tình trạng sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn Thủ đô đã giảm mạnh, nhiều nơi đã xóa bỏ được hoàn toàn loại bếp này.Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, tính đến quý 3/2020, TP. Hà Nội còn khoảng 11.081 bếp than tổ ong, sau khi đã loại bỏ được 43.411 bếp (giảm 79,66% so với năm 2017). Theo đánh giá, việc giảm bếp than tổ ong giúp giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 gia đình ở Hà Nội. Trong đó, quận Hoàn Kiếm và huyện Thạch Thất đã xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ. Trong khi đó, 5 quận, huyện vẫn còn số lượng bếp than ở mức cao nhất lần lượt là Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, và huyện Đan Phượng.Khảo sát nhanh của Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT Hà Nội) phối hợp cùng Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng thực hiện tại 10 điểm sản xuất than, bếp than tổ ong tại các quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân... cho thấy, từ tháng 9 - 11/2020, số lượng than tổ ong tiêu thụ trong một ngày từ các xưởng giảm mạnh, trung bình hiện nay dưới 1.000 viên/ngày/xưởng, có những xưởng chỉ khoảng 500 viên/ngày. Các xưởng sản xuất than hiện đều đã cắt giảm nhân lực hoặc chuyển đổi - đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác.Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ”, một bộ phận hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn “ưu ái” sử dụng. Đi sâu vào các ngõ nhỏ, khu tập thể cũ, chợ dân sinh, chợ tạm... những chiếc bếp than tổ ong vẫn hiện diện. Hình ảnh người dân, các hộ kinh doanh sử dụng bếp than tổ ong làm phương tiện đun nấu vẫn xuất hiện. Theo khảo sát, những cơ sở và hộ gia đình vẫn sản xuất than tổ ong đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo nguồn thu nhập, nên rất cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương.Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố, mới đây, ngày 6/1/2021, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI). Theo đó, UBND TP Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, không để tái diễn việc sử dụng bếp than tổ ong, hạn chế đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải không đúng nơi quy định; tăng cường rà soát, kiểm soát các cơ sở sản xuất bếp, than tổ ong và nhiên liệu than cấp thấp, có hình thức vận động, hỗ trợ các cơ sở sản xuất này chuyển đổi loại hình kinh doanh sản xuất. (Theo Lương Thụy Bình, Hà Nội quyết “xoá” than tổ ong để giảm ô nhiễm, Báo Khoa học & Đời sống, ngày 25/01/2021)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Vui lòng chờ trong giây lát!
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
Số lượng đã trả lời:
A. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các biện pháp xử lí. | 1 phiếu (100%) |
B. Ảnh hưởng của việc sử dụng bếp than tổ ong đến ô nhiễm không khí. 0 % | 0 phiếu |
C. Kế hoạch cải thiện chất lượng môi trường tại Hà Nội trong năm 2020-2021. 0 % | 0 phiếu |
D. Hà Nội xóa bỏ bếp than tổ ong để giảm ô nhiễm không khí. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 1 trả lời |
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi ý kiến bình luận tại đây:
Trắc nghiệm liên quan
- Theo đoạn 5 (dòng 18-24), thông tin nào sau đây là chính xác? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn trích, số lượng bếp than tổ ong ở Hà Nội năm 2017 là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 3 (dòng 8-11), hít phải các khí độc từ đốt than KHÔNG ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ quan nào sau đây (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 2 Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội liên tục tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một trong những nguồn phát tán gây ô nhiễm không khí đã được thành phố chỉ ra chính là khói thải từ việc sử dụng bếp ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Ý chính của đoạn 5 (dòng 28-36) là gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 5 (dòng 28-36), vì sao nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn có thể giúp giảm bớt các xét nghiệm không cần thiết? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Theo đoạn 4 (dòng 20-27), Tiến sĩ Đinh Ngọc Minh cho rằng ý nghĩa quan trọng nhất của công trình nghiên cứu của Phùng Minh Tuấn đối với quá trình số hóa bệnh viện là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cụm từ “BiLSTM” ở dòng 17 chỉ (Tổng hợp - Lớp 12)
- BÀI ĐỌC 1 Việt Nam đang đi đầu về chuyển đổi số, trong đó ngành giáo dục đạt được nhiều thành tựu, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá. Ngày 15/10, bên lề hội nghị “chuyển đổi kỹ thuật số các hệ thống giáo dục trong ASEAN”, bà Rana Flowers, ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Cụm từ “thử - sai - thử” ở dòng 12 mô tả điều gì? (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions. Lillian has just bought an iPad. She uses it to access social media. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions. She had booked the ticket in advance. She didn’t have to show up early. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Đọc đoạn thông tin sau: Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất của chúng ta, đó là sấm sét. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- I wouldn’t reject such a special offer. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Hiện tượng nhiễm điện do cọ sát không xảy ra ở: (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Hai vật mang điện trái dấu đặt gần nhau sẽ không thể (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- “Have you ever bought something online, Mark?” asked Tony. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is CLOSEST in meaning to each of the following questions. Alex failed the test because he was too lazy to revise the lessons. (Tiếng Anh - Lớp 11)
- Dùng một mảnh vải len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)