Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm. Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy ...
Phạm Văn Phú | Chat Online | |
05/09 11:44:32 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hàng ngàn loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Vùng biển có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm.
Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng. Nhờ những chính sách Đổi mới của Nhà nước, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ quyền lợi và giữ vững chủ quyền biển, hải đảo.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm, do vậy việc phát triển đánh bắt xa bờ đang được khuyến khích và đẩy mạnh.
(Nguồn: SGK Địa lí 12- trang 100, 101)
Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển đánh bắt thủy sản ở nước ta là
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm 0 % | 0 phiếu |
B. Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, bãi rừng ngập mặn. 0 % | 0 phiếu |
C. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. 0 % | 0 phiếu |
D. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng. 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Phương hướng đúng đắn nhất để duy trì sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là (Tổng hợp - Lớp 12)
- Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477 triêụ km2 – lớn thứ 2 ở Thái Bình Dương). Vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông; tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philipin, Malaixia, ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Vị thế của giao thông đường biển sẽ ngày càng được nâng cao nhờ (Tổng hợp - Lớp 12)
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Việt Nam phát triển giao thông vận tải đường biển là? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta, biện pháp nào sau đây không thích hợp? (Tổng hợp - Lớp 12)
- Nguyên nhân cơ bản nhất khiến tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta còn cao là do (Tổng hợp - Lớp 12)
- Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất trên thế giới, đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi: Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp nước ta đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì trong ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính thể tích của 1 tấn cát. (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7 800 kg/m3, D2 = 11 300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Với 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm³. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là ... (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là 2 750 kg/m3. (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích 1 200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính trọng lượng riêng của gạch? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)
- Khối lượng riêng của nước đá vào khoảng 917 kg/m3. Do đó, 2 lít nước đá sẽ có trọng lượng khoảng? (Khoa học tự nhiên - Lớp 8)