Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53: Nước cường toan hay nước cường thủy là một hỗn hợp có tính oxy hóa mạnh được điều chế bằng cách trộn hai acid vô cơ đậm đặc là hydrochloric acid đậm đặc (HCl) và nitric acid đậm đặc (HNO3). Với đặc tính acid và oxy hóa mạnh của nước cường toan, nó có khả năng hòa tan nhiều loại khoáng chất, bao gồm các khoáng chất có chứa gold, platinum và các kim loại quý khác. Nước cường toan không chỉ là hỗn hợp của hai acid mạnh. Trong hỗn hợp ...
Phạm Văn Bắc | Chat Online | |
05/09/2024 13:43:08 (Tổng hợp - Lớp 12) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53:
Nước cường toan hay nước cường thủy là một hỗn hợp có tính oxy hóa mạnh được điều chế bằng cách trộn hai acid vô cơ đậm đặc là hydrochloric acid đậm đặc (HCl) và nitric acid đậm đặc (HNO3). Với đặc tính acid và oxy hóa mạnh của nước cường toan, nó có khả năng hòa tan nhiều loại khoáng chất, bao gồm các khoáng chất có chứa gold, platinum và các kim loại quý khác. Nước cường toan không chỉ là hỗn hợp của hai acid mạnh. Trong hỗn hợp này, nitric acid vừa là acid mạnh vừa là chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa hydrochloric acid thành khí chlorine và nước, tự khử thành nitrosyl chloride. Phương trình phản ứng như sau:
HNO3(aq) + 3HCl(aq) → NOCl(g) + 2H2O(l) + Cl2(g) (1)
Khí chlorine là một loại khí gây kích ứng và có tính ăn mòn cao do tính chất oxy hóa mạnh của nó. Nitrosyl chloride không ổn định, trải qua phản ứng tự oxy hóa - khử để tạo ra nitrogen oxide và một phân tử chlorine khác. Nitrogen oxide sau đó có thể phản ứng với oxygen trong không khí để tạo ra nitrogen dioxide. Các phản ứng được mô tả được trình bày dưới đây:
2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g) (2)
2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g) (3)
Phản ứng chung như sau:
2HNO3(aq) + 6HCl(aq) + O2(g) → 2NO2(g) + 4H2O(l) + 3Cl2(g) (4)
Ta có thể thấy, tỉ lệ nHCl:nHNO3=3:1. Với tỉ lệ này, nó có khả năng tạo ra 3 mol khí chlorine, dễ dàng oxy hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ và vô cơ.
Các bước chuẩn bị nước cường toan trong phòng thí nghiệm như sau:
Bước 1: Xác định thể tích mỗi acid cần trộn
Bước đầu tiên, ta cần xác định thể tích nước cường toan cần dùng.
Nitric acid đậm đặc có khối lượng riêng khoảng 1,44 g/ml, trong khi hydrochloric acid đậm đặc có khối lượng riêng khoảng 1,2 g/ml. Vì phản ứng cần tỉ lệ HCl : HNO3 là 3 : 1, điều này có nghĩa là cần tối thiểu 3,6 ml hydrochloric acid đậm đặc cho mỗi 1 ml nitric acid đậm đặc. Tỉ lệ này có thể được tăng lên đến 4:1 để bù cho sự thất thoát do bay hơi của hydrochloric acid đậm đặc.
Như vậy:
Cứ 5 ml nước cường toan thì cần 4 ml HCl đậm đặc.
Cứ 5 ml nước cường toan thì cần 1 ml HNO3 đậm đặc.
Do đó, nếu chúng ta muốn chuẩn bị 100 ml nước cường toan, thì chúng ta sẽ cần:
Thể tích HCl đậm đặc là: 100.4:5 = 80 ml.
Thể tích HNO3 đậm đặc là: 100 – 80 = 20 ml.
Bước 2: Lấy thể tích của từng acid
Sử dụng pipette chia độ hoặc pipette định mức để lấy các thể tích tương ứng: HCl (80 ml) và HNO3 (20 ml).
Bước 3: Trộn hỗn hợp 2 acid
Tiến hành cho 80 ml HCl vào bình thủy tinh trước. Sau đó, thêm từ từ HNO3 vào bình thủy tinh chứa HCl (trong quá trình thêm HNO3 cần khuấy liên tục).
Bước 4: Sử dụng nước cường toan
Nước cường toan không ổn định, vì vậy nên sử dụng ngay. Trong trường hợp còn dư nước cường toan, có thể bảo quản trong bình thủy tinh không có nắp đậy ở nơi thoáng mát. Trường hợp muốn vứt bỏ nước cường toan dư thừa, tuyệt đối không đổ trực tiếp xuống cống mà đổ vào thùng chứa chất thải có tính acid trong phòng thí nghiệm.
Phát biểu sau đúng hay sai?
Gold là kim loại có tính khử yếu nên không bị hòa tan trong acid kể cả HNO3 nhưng lại bị hòa tan trong nước cường toan. Sau phản ứng thu được kết tủa gold(III) chloride theo phương trình sau:
Au + HNO3 + 3HCl → AuCl3↓ + 2H2O + NO↑
Lựa chọn một trả lời để xem Đáp án chính xác Báo sai đáp án hoặc câu hỏi |
A. Đúng 0 % | 0 phiếu |
B. Sai 0 % | 0 phiếu |
Tổng cộng: | 0 trả lời |
Trắc nghiệm liên quan
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53: Nước cường toan hay nước cường thủy là một hỗn hợp có tính oxy hóa mạnh được điều chế bằng cách trộn hai acid vô cơ đậm đặc là hydrochloric acid đậm đặc (HCl) và nitric acid đậm đặc ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 47 đến 53: Nước cường toan hay nước cường thủy là một hỗn hợp có tính oxy hóa mạnh được điều chế bằng cách trộn hai acid vô cơ đậm đặc là hydrochloric acid đậm đặc (HCl) và nitric acid đậm đặc ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 40 đến 46: Một số nhà sản xuất thêm chất bảo quản gọi là sulfite (SO32−) vào trái cây sấy. Chất này làm cho trái cây sấy khô trông hấp dẫn hơn, vì nó có tác dụng bảo quản trái cây và ... (Tổng hợp - Lớp 12)
- Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 34 đến 39: Bệnh mù màu đỏ và xanh lục do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. Nữ giới có kiểu gene dị hợp tử có thị lực bình thường. Trứng của người mẹ có khả năng chứa nhiễm sắc thể X bình thường ... (Tổng hợp - Lớp 12)
Trắc nghiệm mới nhất
- Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm gì tương đồng? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 1941-1945, thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương (Lịch sử - Lớp 12)
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây? (Lịch sử - Lớp 12)
- Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm 1911-1925? (Lịch sử - Lớp 12)
- Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây? (Lịch sử - Lớp 12)
- Lực lượng nào sau đây giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn thể dân tộc trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay? (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào trên lĩnh vực xã hội? (Lịch sử - Lớp 12)
- Sau 10 năm tiến hành đổi mới (1986-1995), Việt Nam đã (Lịch sử - Lớp 12)
- Trong giai đoạn 1996-2006, ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, gắn với việc từng bước phát triển (Lịch sử - Lớp 12)
- PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là (Lịch sử - Lớp 12)