Tác giả - Tác phẩm: Khoa học muôn năm - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

Ngọc Anh | Chat Online
21/10 17:17:31
57 lượt xem
Tác giả - Tác phẩm: Khoa học muôn năm - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều

I. Tác giả văn bản Khoa học muôn năm
- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop. 

- Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga trong một gia đình lao động. 

- Ông mồ côi cha từ khi 3 tuổi. 

- Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại. 

- Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin. 

- Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương. 

II. Tìm hiểu văn bản Khoa học muôn năm
1. Thể loại
- Tác phẩm Khoa học muôn năm thuộc thể loại: văn bản nghị luận

2. Xuất xứ
- In trong Những bài diễn thuyết nổi tiếng trong lịch sử thế giới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009.

3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận

4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ “tôi cho rằng” đến “giáo dục”): giới thiệu khái quát ý kiến của tác giả.

- Phần 2 (tiếp theo đến …. “nhân loại”): sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học.

- Phần 3 (tiếp theo đến … “chúng ta): khẳng định của tác giả về một nền dân chủ nước Nga cùng với nền khoa học.

- Phần 4 (tiếp theo đến … “của mình): thái độ của tác giả đối với những thành quả mà khoa học mang lại.

- Phần 5 (đoạn còn lại): nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học.

5. Giá trị nội dung
- Văn bản Khoa học muôn năm nêu lên giá trị của khoa học và nghệ thuật, mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật. Qua văn bản, tác giả đem tới những thông tin thiết thực, lí thú về giá trị của một nền khoa học.

6. Giá trị nghệ thuật
- Luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Khoa học muôn năm
1. Ý kiến của tác giả về khoa học
- Tác giả sử dụng các từ “không”, “có thể”, “hơn là”, “không những thế và bày

tỏ sự chân thành, tự giác của bản thân”.

- Tác giả nhấn mạnh bằng cách đưa ra các từ ngữ phủ định rồi lại khẳng định; và thêm vào đó là việc bộc lộ sự chân thành của mình.

- Các nhấn mạnh đó có ưu điểm là sẽ tạo sự ấn tượng với người đọc, gây cảm xúc xúc động, tin tưởng.

2. Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học
- Nghệ thuật là tình cảm, phụ thuộc vào cảm xúc, khuất phục trước cá tính, khó phá vỡ rào cản định kiến.

- Khoa học thực nghiệm là kinh nghiệm, tri thức thông qua quan sát tỉ mỉ, lí luận logic, thoát khỏi thứ mà nghệ thuật không rũ bỏ được và nó mang tính quốc tế, nhân loại.

3. Thái độ của tác giả thông qua bài viết
- Thái độ: trân trọng, ngợi ca và tuyệt đối hóa giá trị của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại.

- Học hỏi: bên cạnh hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, cần đưa thêm cảm xúc cá nhân chân thành để chạm đến trái tim người đọc.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu

Giải bài tập Flashcard Trò chơi Đố vui Khảo sát Trắc nghiệm Hình/chữ Quà tặng Hỏi đáp Giải bài tập

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×