Tác giả tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
Ngọc Anh | Chat Online | |
25/10 15:47:18 |
42 lượt xem
Tác giả tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Ngữ văn 8
I. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
- Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch.
- Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.
- Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.
II. Đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Hoài Văn nằn nì thế nào quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến. Hầu đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than. Hai cây đa cổ thụ rủ bóng râm mát che kín cả một khúc sông.
Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mũi thuyền, phất phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hiệu cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử. Hết thuyền của các đại vương là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương... Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa.
Qua các cửa sổ có chấn song triện và rủ mành mành hoa của thuyền rồng, Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bàn việc nước với quan gia. Hoài Văn chẳng biết các vị đang nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh!
Thuyền rồng im lặng. Tàn tán, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu vàng son trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ngoài mui, dâng trầu cau, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu.
Chàng muốn thét to: 'Xin quan gia cho đánh', nhưng lại e phạm thượng! Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể. Rồi lại đến cái ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son, gác tía, chưa bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên: 'Xin đánh', trăm miệng một lời, rung chuyển cả toà điện Diên Hồng. Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ hay sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?
Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại:
- Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
- Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.
Vừa lúc ấy thì cuộc họp bàn ở dưới thuyền rồng tạm nghỉ. Vua Thiệu Bảo và nhiều vị vương hầu ra ngoài mui, ngắm cảnh sông nước. Nghe tiếng ồn ào trên bến, vua và các vương hầu nhìn lên, thấy Hoài Văn đang giằng co với một đám quân Thánh Dực. Vua hỏi:
- Cái gì trên ấy?
Quốc Toản nhìn xuống bến, thấy vua Thiệu Bảo đứng tựa đầu rồng dưới một cái tán vàng. Nhà vua còn rất trẻ, mặt đỏ như gấc chín. Đứng sau vua là Hưng Đạo Vương cao lớn, chòm râu dài đốm bạc bay theo chiều gió. Chiêu Thành Vương lật đật chạy lên bờ, hỏi cháu:
- Cháu không sợ tội chết hay sao mà đến đây? Ai bảo cháu?
Hoài Văn thưa:
- Cháu nghe tin thiên tử họp với các vương hầu ở đây nên cháu đến.
- Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước. Bên trong là tình họ hàng máu mủ, xuề xoà, thân mật với nhau thế nào cũng được. Nhưng ra ngoài là việc nước, có tôn ti, có phép tắc, không thể coi thường. Cháu tự tiện đến đây đã không phải, lại gây sự với quân Thánh Dực, đấy là tội chết. Chú cũng phải vạ lây. Sao cháu không nghe lời chú, về quê thờ mẹ, mà lại tự tiện vô cớ đến đây gây ra cái vạ tày trời này?
Hoài Văn cúi đầu thưa:
- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu bàn định thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?
- Việc đó còn đang bàn. Có người chủ chiến. Có người chủ hoà.
Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên:
- Ai chủ hoà? Ai chủ hoà? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà lại bàn thế?
Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét:
- Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.
Nói xong, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội. Thiệu Bảo gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương và Hưng Đạo Vương cũng gật đầu. Lời nói của Hoài Văn chính hợp với ý của nhà vua và Hưng Đạo. Nhưng trong đám vương hầu, có một người sầm nét mặt. Đấy là Chiêu Quốc Vương Ích Tắc. Ích Tắc là kẻ chủ hoà. Chiêu Quốc Vương nói:
- Hoài Văn Hầu làm loạn phép nước. Muốn trị nước phải trị người thân trước đã. Cúi xin quan gia cho chém đầu để nghiêm quân lệnh!
Hoài Văn cúi rạp đầu xuống đất. Bên cạnh Hoài Văn, Chiêu Thành Vương cũng quỳ để xin chịu tội. Thiệu Bảo ôn tồn nói:
- Hoài Văn Hầu làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung. Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cũng đáng thương, lại biết lo cho vua, cho nước, chí ấy đáng trọng.
Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:
- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.
Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo nội thị đưa cho Hoài Văn. Vua nói:
- Tất cả các vương hầu đến đây đều có phần cam. Chẳng lẽ Hoài Văn lại không được hưởng. Vậy thưởng cho em ta một quả.
Hoài Văn đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Đằng sau có tiếng cười của Thiệu Bảo và các vương hầu. Nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ nhỉnh hơn mình vài tuổi. Vua ban cam quý. Nhưng việc dự bàn thì vẫn không cho. Hoài Văn tức, vừa hờn vừa tủi. Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại. Được rồi! Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng phải đứng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không? Hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt. Hai bàn tay càng nắm chặt lại, như để nghiền nát một cái gì. Hai bàn tay rung lên vì giận dữ. Hoài Văn lẩm bẩm: 'Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta'. Hai nắm tay Hoài Văn càng bóp mạnh.
Đám người nhà trông thấy Hoài Văn hầm hầm trở ra thì chạy ùa tới hỏi chuyện. Để đỡ ngượng với họ, Hoài Văn nói liều:
- Ta đã tâu với quan gia cho đánh. Quan gia ban cho quả cam này. Ơn vua lộc nước, ta đem về để biếu mẫu thân.
Trần Quốc Toản xoè bàn tay phải ra. Quả cam đã nát bét chỉ còn trơ bã.
III. Tìm hiểu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
1. Thể loại
Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện lịch sử.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời năm 1960. Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ.
- Văn bản trên đây thuộc phần 3 của tác phẩm.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Người kể chuyện
Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng được kể theo ngôi thứ ba.
5. Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tác phẩm kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Sau khi có giấc mơ mang điềm báo về việc bản thân bắt sống tên sứ thần hống hách nhà Minh. Cậu đã tiến về Bình Than xin nhà vua cho cùng dự họp bàn việc nước. Thấy cậu còn nhỏ, vua ban cho một quả cam rồi đuổi ra ngoài. Ấm ức và thất vọng, khi rời đi, Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay. Về nhà, cậu chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, chờ ngày báo đáp tổ quốc. Ít lâu sau, khi giặc tấn công nước ta, Trần Quốc Toản mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàn “Phá cường địch, báo hoàng ân” ra trận. Với sự dũng mãnh, cậu đã đạt nhiều chiến công vang dội, ghi danh vào sử sách.
6. Ý nghĩa nhan đề
Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.
7. Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Văn bản được chia làm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “nhưng lại e phạm thượng”: Hoài Văn xin xuống bến họp bàn việc nước nhưng không được chấp thuận.
Phần 2: Tiếp đến “thưởng cho em ta một quả”: Hoài Văn xông xuống bến Bình Than xin đánh.
Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của Hoài Văn.
8. Giá trị nội dung Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Lá cờ thêu sáu chữ vàng khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn với tinh thần yêu nước bất diệt. Qua đó khơi dậy biết bao dòng cảm xúc trong tâm hồn những người con yêu nước và giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước Việt Nam anh hùng.
9. Giá trị nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
1. Bối cảnh
Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.
2. Nhân vật Hoài Văn
Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.
- Giấc mơ của Trần Quốc Toản: Mơ thấy mình bắt sống được tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên => báo hiệu cho một người có ý chí phi thường, dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh của mình, ngay cả trong mơ cũng muốn giết giặc để mang hòa bình về cho đất nước
- Khi biết tin vua Trần Nhân Tông tới bến Bình Than họp bàn việc nước:
+ Cưỡi ngựa đi suốt một đêm với mong muốn được gặp nhà vua.
+ Thấy đám quân Thánh Dực đang canh gác ngoài bến tàu, to gan chạy đến, xô ngã mấy người lính, liều mình chạy lại quỳ xuống trước mặt nhà vua mà nói 2 tiếng: “Xin đánh”
+ Tuy vua rất vừa ý, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chàng chỉ được vua ban cho cam quý, còn về việc nước thì vẫn không được vua cho dự => cảm thấy rất ấm ức, thất vọng, vừa hờn vừa tủi, nghiến chặt răng, bóp nát cam trong tay.
=> Luôn nung nấu ý trí giểt giặc. Chàng quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ vơi tinh thần sục sôi tràn đầy nhiệt huyết.
- Lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được mẹ thêu => chiêu mộ rất nhiều tráng sĩ gần xa.
- Quân giặc kéo đến nước nhà: Không chần chừ gì, Trần Quốc Toản và quân sĩ đã cùng nhau anh dũng lên đường đánh giặc
- Trận đánh ở của Hàm Tử: Anh dũng, hiên ngang chiến đấu.
V. Các đề văn mẫu
Đề 1: Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Trần Quốc Toản là một tôn thất nhà Trần với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Ông đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh của dân tộc, ông ra đi để lại một tấm gương sáng về tấm lòng yêu nước cho ngàn đời sau nói theo. Câu chuyện cuộc đời ông cứ thế được lưu truyền qua bao đời nay và được ca tụng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng với hình ảnh “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Ngay từ đầu tác phẩm cho ta biết về ý nghĩa nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.
Chí lớn của Trần Quốc Toản, tác giả kể về giấc mơ khi Trần Quốc Toản còn bé, ông mơ bắt sống được tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã ý thức được bổn phận của đấng nam nhi, còn nhỏ nhưng ấp ủ hoài bão lớn, chính là hoài bão của dân tộc. Tuy chỉ nhỏ hơn các anh trai “dăm sáu tuổi” mà được tham gia bàn việc nước, điều đó càng làm tâm can Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Thậm chí chàng còn có suy nghĩ xô ngã lính để chạy xuống nơi quan quân bàn bạc thế sự”, chi tiết đó đủ để ta hiểu được tấm lòng thương nước, lo cho dân của chàng. Đường đường là một bậc nam nhi khí phách oai hùng, sao có thế dửng dửng trước cảnh nước nhà đang khốn khó. Càng nghĩ chàng càng thêm nôn nóng, chàng quyết định xô ngã lính để vào tâu với nhà vua. Thế nhưng tài của chàng khó mà được nhà vua công nhận bởi trong mắt vua “chàng như một đứa trẻ”. Không được vua trọng dụng nhưng sao mà tránh được lệnh vua, chàng chỉ biết “bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào”. Phải chăng bóp nát quả cam không phải vì giận hờn vua? Phải chăng bóp nát quả cam đó chính là nỗi căm hờn giặc ngoại xâm đến nỗi muốn nghiền chúng thành chăm mảnh? Đó quả thực là vì lòng khát khao yêu nước, thương dân. Ngày ngày chàng chăm chỉ luyện tập, chàng hạ quyết tâm trên bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
Người anh hùng Trần Quốc Toản xuất hiện dưới ngòi bút miêu tả tinh thế chính là thành công của tác phẩm. Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường. Đặc biệt, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chắc chắn rằng sẽ là một tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thế hệ mầm non của đất nước, là tấm gương sáng cho các em noi theo.
Đề 2: Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Trong kho tàng văn học Việt Nam, khi nhắc tới truyện lịch sử hay và đặc sắc, không thể không kể đến sáng tác “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm đã giúp độc giả hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước, đồng thời khơi dậy biết bao cảm xúc bồi hồi, rạo rực pha lẫn tự hào trong tâm hồn.
Tác phẩm được sáng tác trong bối cảnh diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285. Tuy là một tác phẩm lịch sử, nhưng văn bản này được đa phần được sáng tác dựa trên sự tưởng tượng và cách sáng tạo độc đáo của tác giả. Chính điều ấy đã gây ấn tượng cho người đọc làm nên sự thành công cho tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Huy Tương khai thác về những gương mặt tiêu biểu như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải… Nhưng nổi bật nhất phải kể đến hình tượng Trần Quốc Toản là người thiếu niên tuổi còn nhỏ nhưng đã nuôi chí lớn.
Câu chuyện mở đầu bằng “một giấc mơ thú vị” của Trần Quốc Toản. Trong mơ, chàng mơ thấy mình bắt sống được tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ đó dường như là sự mở đầu cũng là báo hiệu cho một người có ý chí phi thường, dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh của mình, ngay cả trong mơ cũng muốn giết giặc để mang hòa bình về cho đất nước. Khi biết tin vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than để cùng các vương hầu họp bàn việc nước, chàng quyết định xuất phát. Một người một ngựa đi suốt một đêm với mong muốn được gặp nhà vua. Khi tới nơi, chàng thấy đám quân Thánh Dực đang canh gác ngoài bến tàu, chàng mơi to gan mà chạy đến, xô ngã mấy người lính, liều mình chạy lại quỳ xuống trước mặt nhà vua mà nói 2 tiếng: “Xin đánh”.
Tuy vua rất vừa ý, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chàng chỉ được vua ban cho cam quý, còn về việc nước thì vẫn không được vua cho dự. Trong lòng Trần Quốc Toản cảm thấy rất ấm ức, thất vọng, vừa hờn vừa tủi, nhưng lệnh vua đã ban, chàng nào dãm cãi, vậy nên chỉ đành trở ra. Chàng vừa đi vừa nghiến chặt răng, quả cam trong tay đã bị bót nát từ bao giờ. Kể từ ngày ấy, Nguyễn Quốc Toản luôn nung nấu ý trí “Làm thế nào để được ra trận giết giặc, lập công, báo được ơn vua”. Chàng quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ vơi tinh thần sục sôi tràn đầy nhiệt huyết.
Không lâu sau, chỉ với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được đích thân mẹ chàng tự tay thêu đã chiêu mộ rất nhiều tráng sĩ gần xa. Họ cùng nhau tập hợp để rèn luyện binh thư, võ nghệ, họ sống với nhau như những người anh em ruột thịt. Khiến cho ai nấy đều cảm phục trước sự tài trí của những người thiếu niên anh hùng.
Và rồi, khi nghe tin quân giặc kéo đến nước nhà, không chần chừ gì, Trần Quốc Toản và quân sĩ đã cùng nhau anh dũng lên đường đánh giặc. Khi ấy chàng đã gặp và kết nghĩa anh em Nguyễn Thế Lộc- người anh hùng rừng núi. Không bao lâu sau, hai anh em đã phải chia tay nhau để Quốc Toản trở về Vạn Kiếp, đây là một trong những cảnh khiến người đọc cảm động nhất về tình cảm thân thiết gắn bó nghĩa tình của hai người hùng đều mang trong mình khí thế sục sôi giết giặc bảo vệ nước nhà.
Trần Quốc Toản đã được cử cùng Chiêu Văn Vương và Trần Nhật Duật đi đánh chặn Toa Đô. Trên của Hàm Tử, một cuộc chiến ác liệt, cam go đã nổ ra. Trần Quốc Toản anh dũng mà hiên ngang xông thẳng về phía các thuyền chiến của giặc. Tất cả quân sĩ đồng thanh hô vang “Sát thát”, ai nấy ráo riết, đánh đuổi đám tàn quân hỗn loạn ấy. Toa Đô liều chết nhảy xuống nước bơi vào bờ, tưởng đâu sẽ thoát nhưng đã bị tướng quân Nguyễn Khoái bắn tên đâm trúng lưng. Giờ đây quân Nguyên như “rắn mất đầu”, rối rít buông bỏ vũ khí đầu hàng. Tin vui về tới, nhân dân bản làng ai nấy đều reo rò ăn mừng chiến thắng. Đặc biệt mẹ của Trần Quốc Toản cũng có mặt trong giây phút đó. Ngước mắt lên nhìn, bà nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ thêu sáu chữ đỏ chói đang phấp phới bay.
Sau khi thưởng thức tác phẩm, nhà phê bình văn học Thiều Quang đã bộc bạch rằng: “Đọc mê mải cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, tôi có cảm khoái say sưa như lâu ngày được hưởng một “món ăn lạ miệng”. Thật vậy, cuốn sách ấy đã để lại cho độc giả rất nhiều những khung bậc cảm xúc khác nhau. Đó vừa là sự khâm phục, ngưỡng mộ người anh hùng Trần Quốc Toản với lòng yêu nước tha thiết, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm. Vừa là sự cảm động trước sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng cùng nhau chiến đấu anh dũng quân dân nhà Trần . Một lòng căm hận, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên mang hòa bình về cho nước nhà.
I. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
- Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch.
- Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.
- Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.
II. Đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Hoài Văn nằn nì thế nào quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến. Hầu đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than. Hai cây đa cổ thụ rủ bóng râm mát che kín cả một khúc sông.
Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mũi thuyền, phất phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hiệu cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử. Hết thuyền của các đại vương là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương... Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa.
Qua các cửa sổ có chấn song triện và rủ mành mành hoa của thuyền rồng, Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bàn việc nước với quan gia. Hoài Văn chẳng biết các vị đang nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh!
Thuyền rồng im lặng. Tàn tán, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu vàng son trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ngoài mui, dâng trầu cau, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu.
Chàng muốn thét to: 'Xin quan gia cho đánh', nhưng lại e phạm thượng! Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể. Rồi lại đến cái ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son, gác tía, chưa bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên: 'Xin đánh', trăm miệng một lời, rung chuyển cả toà điện Diên Hồng. Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ hay sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?
Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại:
- Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
- Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.
Vừa lúc ấy thì cuộc họp bàn ở dưới thuyền rồng tạm nghỉ. Vua Thiệu Bảo và nhiều vị vương hầu ra ngoài mui, ngắm cảnh sông nước. Nghe tiếng ồn ào trên bến, vua và các vương hầu nhìn lên, thấy Hoài Văn đang giằng co với một đám quân Thánh Dực. Vua hỏi:
- Cái gì trên ấy?
Quốc Toản nhìn xuống bến, thấy vua Thiệu Bảo đứng tựa đầu rồng dưới một cái tán vàng. Nhà vua còn rất trẻ, mặt đỏ như gấc chín. Đứng sau vua là Hưng Đạo Vương cao lớn, chòm râu dài đốm bạc bay theo chiều gió. Chiêu Thành Vương lật đật chạy lên bờ, hỏi cháu:
- Cháu không sợ tội chết hay sao mà đến đây? Ai bảo cháu?
Hoài Văn thưa:
- Cháu nghe tin thiên tử họp với các vương hầu ở đây nên cháu đến.
- Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước. Bên trong là tình họ hàng máu mủ, xuề xoà, thân mật với nhau thế nào cũng được. Nhưng ra ngoài là việc nước, có tôn ti, có phép tắc, không thể coi thường. Cháu tự tiện đến đây đã không phải, lại gây sự với quân Thánh Dực, đấy là tội chết. Chú cũng phải vạ lây. Sao cháu không nghe lời chú, về quê thờ mẹ, mà lại tự tiện vô cớ đến đây gây ra cái vạ tày trời này?
Hoài Văn cúi đầu thưa:
- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu bàn định thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?
- Việc đó còn đang bàn. Có người chủ chiến. Có người chủ hoà.
Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên:
- Ai chủ hoà? Ai chủ hoà? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà lại bàn thế?
Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét:
- Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.
Nói xong, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội. Thiệu Bảo gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương và Hưng Đạo Vương cũng gật đầu. Lời nói của Hoài Văn chính hợp với ý của nhà vua và Hưng Đạo. Nhưng trong đám vương hầu, có một người sầm nét mặt. Đấy là Chiêu Quốc Vương Ích Tắc. Ích Tắc là kẻ chủ hoà. Chiêu Quốc Vương nói:
- Hoài Văn Hầu làm loạn phép nước. Muốn trị nước phải trị người thân trước đã. Cúi xin quan gia cho chém đầu để nghiêm quân lệnh!
Hoài Văn cúi rạp đầu xuống đất. Bên cạnh Hoài Văn, Chiêu Thành Vương cũng quỳ để xin chịu tội. Thiệu Bảo ôn tồn nói:
- Hoài Văn Hầu làm trái phép nước, tội ấy đáng lẽ không dung. Nhưng Hoài Văn còn trẻ, tình cũng đáng thương, lại biết lo cho vua, cho nước, chí ấy đáng trọng.
Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:
- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.
Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo nội thị đưa cho Hoài Văn. Vua nói:
- Tất cả các vương hầu đến đây đều có phần cam. Chẳng lẽ Hoài Văn lại không được hưởng. Vậy thưởng cho em ta một quả.
Hoài Văn đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua, lủi thủi bước lên bờ. Đằng sau có tiếng cười của Thiệu Bảo và các vương hầu. Nghe rõ cả tiếng cười của mấy vị tước vương chỉ nhỉnh hơn mình vài tuổi. Vua ban cam quý. Nhưng việc dự bàn thì vẫn không cho. Hoài Văn tức, vừa hờn vừa tủi. Uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại. Được rồi! Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng phải đứng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không? Hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt. Hai bàn tay càng nắm chặt lại, như để nghiền nát một cái gì. Hai bàn tay rung lên vì giận dữ. Hoài Văn lẩm bẩm: 'Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta'. Hai nắm tay Hoài Văn càng bóp mạnh.
Đám người nhà trông thấy Hoài Văn hầm hầm trở ra thì chạy ùa tới hỏi chuyện. Để đỡ ngượng với họ, Hoài Văn nói liều:
- Ta đã tâu với quan gia cho đánh. Quan gia ban cho quả cam này. Ơn vua lộc nước, ta đem về để biếu mẫu thân.
Trần Quốc Toản xoè bàn tay phải ra. Quả cam đã nát bét chỉ còn trơ bã.
III. Tìm hiểu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
1. Thể loại
Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện lịch sử.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời năm 1960. Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ.
- Văn bản trên đây thuộc phần 3 của tác phẩm.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Người kể chuyện
Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng được kể theo ngôi thứ ba.
5. Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tác phẩm kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Sau khi có giấc mơ mang điềm báo về việc bản thân bắt sống tên sứ thần hống hách nhà Minh. Cậu đã tiến về Bình Than xin nhà vua cho cùng dự họp bàn việc nước. Thấy cậu còn nhỏ, vua ban cho một quả cam rồi đuổi ra ngoài. Ấm ức và thất vọng, khi rời đi, Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay. Về nhà, cậu chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, chờ ngày báo đáp tổ quốc. Ít lâu sau, khi giặc tấn công nước ta, Trần Quốc Toản mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàn “Phá cường địch, báo hoàng ân” ra trận. Với sự dũng mãnh, cậu đã đạt nhiều chiến công vang dội, ghi danh vào sử sách.
6. Ý nghĩa nhan đề
Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.
7. Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Văn bản được chia làm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “nhưng lại e phạm thượng”: Hoài Văn xin xuống bến họp bàn việc nước nhưng không được chấp thuận.
Phần 2: Tiếp đến “thưởng cho em ta một quả”: Hoài Văn xông xuống bến Bình Than xin đánh.
Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của Hoài Văn.
8. Giá trị nội dung Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Lá cờ thêu sáu chữ vàng khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn với tinh thần yêu nước bất diệt. Qua đó khơi dậy biết bao dòng cảm xúc trong tâm hồn những người con yêu nước và giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước Việt Nam anh hùng.
9. Giá trị nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
1. Bối cảnh
Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.
2. Nhân vật Hoài Văn
Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.
- Giấc mơ của Trần Quốc Toản: Mơ thấy mình bắt sống được tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên => báo hiệu cho một người có ý chí phi thường, dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh của mình, ngay cả trong mơ cũng muốn giết giặc để mang hòa bình về cho đất nước
- Khi biết tin vua Trần Nhân Tông tới bến Bình Than họp bàn việc nước:
+ Cưỡi ngựa đi suốt một đêm với mong muốn được gặp nhà vua.
+ Thấy đám quân Thánh Dực đang canh gác ngoài bến tàu, to gan chạy đến, xô ngã mấy người lính, liều mình chạy lại quỳ xuống trước mặt nhà vua mà nói 2 tiếng: “Xin đánh”
+ Tuy vua rất vừa ý, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chàng chỉ được vua ban cho cam quý, còn về việc nước thì vẫn không được vua cho dự => cảm thấy rất ấm ức, thất vọng, vừa hờn vừa tủi, nghiến chặt răng, bóp nát cam trong tay.
=> Luôn nung nấu ý trí giểt giặc. Chàng quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ vơi tinh thần sục sôi tràn đầy nhiệt huyết.
- Lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được mẹ thêu => chiêu mộ rất nhiều tráng sĩ gần xa.
- Quân giặc kéo đến nước nhà: Không chần chừ gì, Trần Quốc Toản và quân sĩ đã cùng nhau anh dũng lên đường đánh giặc
- Trận đánh ở của Hàm Tử: Anh dũng, hiên ngang chiến đấu.
V. Các đề văn mẫu
Đề 1: Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Trần Quốc Toản là một tôn thất nhà Trần với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Ông đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh của dân tộc, ông ra đi để lại một tấm gương sáng về tấm lòng yêu nước cho ngàn đời sau nói theo. Câu chuyện cuộc đời ông cứ thế được lưu truyền qua bao đời nay và được ca tụng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng với hình ảnh “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.
Ngay từ đầu tác phẩm cho ta biết về ý nghĩa nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Có lẽ bởi vì Trần Quốc Toản chính là tấm bia chói lóa lý tưởng cách mạng, tấm lòng nồng nàn yêu nước, đó chính là thứ cần đó giúp lớp lớp thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả còn khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết, bồi đắp thêm tấm lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.
Chí lớn của Trần Quốc Toản, tác giả kể về giấc mơ khi Trần Quốc Toản còn bé, ông mơ bắt sống được tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã ý thức được bổn phận của đấng nam nhi, còn nhỏ nhưng ấp ủ hoài bão lớn, chính là hoài bão của dân tộc. Tuy chỉ nhỏ hơn các anh trai “dăm sáu tuổi” mà được tham gia bàn việc nước, điều đó càng làm tâm can Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Thậm chí chàng còn có suy nghĩ xô ngã lính để chạy xuống nơi quan quân bàn bạc thế sự”, chi tiết đó đủ để ta hiểu được tấm lòng thương nước, lo cho dân của chàng. Đường đường là một bậc nam nhi khí phách oai hùng, sao có thế dửng dửng trước cảnh nước nhà đang khốn khó. Càng nghĩ chàng càng thêm nôn nóng, chàng quyết định xô ngã lính để vào tâu với nhà vua. Thế nhưng tài của chàng khó mà được nhà vua công nhận bởi trong mắt vua “chàng như một đứa trẻ”. Không được vua trọng dụng nhưng sao mà tránh được lệnh vua, chàng chỉ biết “bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào”. Phải chăng bóp nát quả cam không phải vì giận hờn vua? Phải chăng bóp nát quả cam đó chính là nỗi căm hờn giặc ngoại xâm đến nỗi muốn nghiền chúng thành chăm mảnh? Đó quả thực là vì lòng khát khao yêu nước, thương dân. Ngày ngày chàng chăm chỉ luyện tập, chàng hạ quyết tâm trên bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
Người anh hùng Trần Quốc Toản xuất hiện dưới ngòi bút miêu tả tinh thế chính là thành công của tác phẩm. Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường. Đặc biệt, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chắc chắn rằng sẽ là một tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thế hệ mầm non của đất nước, là tấm gương sáng cho các em noi theo.
Đề 2: Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Trong kho tàng văn học Việt Nam, khi nhắc tới truyện lịch sử hay và đặc sắc, không thể không kể đến sáng tác “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm đã giúp độc giả hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước, đồng thời khơi dậy biết bao cảm xúc bồi hồi, rạo rực pha lẫn tự hào trong tâm hồn.
Tác phẩm được sáng tác trong bối cảnh diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285. Tuy là một tác phẩm lịch sử, nhưng văn bản này được đa phần được sáng tác dựa trên sự tưởng tượng và cách sáng tạo độc đáo của tác giả. Chính điều ấy đã gây ấn tượng cho người đọc làm nên sự thành công cho tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Huy Tương khai thác về những gương mặt tiêu biểu như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải… Nhưng nổi bật nhất phải kể đến hình tượng Trần Quốc Toản là người thiếu niên tuổi còn nhỏ nhưng đã nuôi chí lớn.
Câu chuyện mở đầu bằng “một giấc mơ thú vị” của Trần Quốc Toản. Trong mơ, chàng mơ thấy mình bắt sống được tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ đó dường như là sự mở đầu cũng là báo hiệu cho một người có ý chí phi thường, dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh của mình, ngay cả trong mơ cũng muốn giết giặc để mang hòa bình về cho đất nước. Khi biết tin vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than để cùng các vương hầu họp bàn việc nước, chàng quyết định xuất phát. Một người một ngựa đi suốt một đêm với mong muốn được gặp nhà vua. Khi tới nơi, chàng thấy đám quân Thánh Dực đang canh gác ngoài bến tàu, chàng mơi to gan mà chạy đến, xô ngã mấy người lính, liều mình chạy lại quỳ xuống trước mặt nhà vua mà nói 2 tiếng: “Xin đánh”.
Tuy vua rất vừa ý, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chàng chỉ được vua ban cho cam quý, còn về việc nước thì vẫn không được vua cho dự. Trong lòng Trần Quốc Toản cảm thấy rất ấm ức, thất vọng, vừa hờn vừa tủi, nhưng lệnh vua đã ban, chàng nào dãm cãi, vậy nên chỉ đành trở ra. Chàng vừa đi vừa nghiến chặt răng, quả cam trong tay đã bị bót nát từ bao giờ. Kể từ ngày ấy, Nguyễn Quốc Toản luôn nung nấu ý trí “Làm thế nào để được ra trận giết giặc, lập công, báo được ơn vua”. Chàng quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ vơi tinh thần sục sôi tràn đầy nhiệt huyết.
Không lâu sau, chỉ với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được đích thân mẹ chàng tự tay thêu đã chiêu mộ rất nhiều tráng sĩ gần xa. Họ cùng nhau tập hợp để rèn luyện binh thư, võ nghệ, họ sống với nhau như những người anh em ruột thịt. Khiến cho ai nấy đều cảm phục trước sự tài trí của những người thiếu niên anh hùng.
Và rồi, khi nghe tin quân giặc kéo đến nước nhà, không chần chừ gì, Trần Quốc Toản và quân sĩ đã cùng nhau anh dũng lên đường đánh giặc. Khi ấy chàng đã gặp và kết nghĩa anh em Nguyễn Thế Lộc- người anh hùng rừng núi. Không bao lâu sau, hai anh em đã phải chia tay nhau để Quốc Toản trở về Vạn Kiếp, đây là một trong những cảnh khiến người đọc cảm động nhất về tình cảm thân thiết gắn bó nghĩa tình của hai người hùng đều mang trong mình khí thế sục sôi giết giặc bảo vệ nước nhà.
Trần Quốc Toản đã được cử cùng Chiêu Văn Vương và Trần Nhật Duật đi đánh chặn Toa Đô. Trên của Hàm Tử, một cuộc chiến ác liệt, cam go đã nổ ra. Trần Quốc Toản anh dũng mà hiên ngang xông thẳng về phía các thuyền chiến của giặc. Tất cả quân sĩ đồng thanh hô vang “Sát thát”, ai nấy ráo riết, đánh đuổi đám tàn quân hỗn loạn ấy. Toa Đô liều chết nhảy xuống nước bơi vào bờ, tưởng đâu sẽ thoát nhưng đã bị tướng quân Nguyễn Khoái bắn tên đâm trúng lưng. Giờ đây quân Nguyên như “rắn mất đầu”, rối rít buông bỏ vũ khí đầu hàng. Tin vui về tới, nhân dân bản làng ai nấy đều reo rò ăn mừng chiến thắng. Đặc biệt mẹ của Trần Quốc Toản cũng có mặt trong giây phút đó. Ngước mắt lên nhìn, bà nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ thêu sáu chữ đỏ chói đang phấp phới bay.
Sau khi thưởng thức tác phẩm, nhà phê bình văn học Thiều Quang đã bộc bạch rằng: “Đọc mê mải cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, tôi có cảm khoái say sưa như lâu ngày được hưởng một “món ăn lạ miệng”. Thật vậy, cuốn sách ấy đã để lại cho độc giả rất nhiều những khung bậc cảm xúc khác nhau. Đó vừa là sự khâm phục, ngưỡng mộ người anh hùng Trần Quốc Toản với lòng yêu nước tha thiết, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm. Vừa là sự cảm động trước sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng cùng nhau chiến đấu anh dũng quân dân nhà Trần . Một lòng căm hận, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên mang hòa bình về cho nước nhà.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Quang Trung đại phá quân Thanh - Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Ta đi tới - Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Thu điếu - Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
- Đề cương giữa học kì 1 môn Địa Lý 8
- Đề tham khảo cuối Unit 1 Tiếng Anh lớp 9
- Tác giả tác phẩm: Tự trào I - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Đề đền Sầm Nghi Đống - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Bạn đến chơi nhà - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Bến nhà Rồng năm ấy - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Đại Nam quốc sử diễn ca - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu