LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Tác giả tác phẩm: Tự trào I - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Ngọc Anh | Chat Online
25/10 15:24:03
13 lượt xem
Tác giả tác phẩm: Tự trào I - Ngữ văn 8

I. Tác giả Trần Tế Xương
- Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương.

- Ông sinh ngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện.

- Thơ Tú Xương đa dạng về cảm xúc “khi cười, khi khóc, khi than thở”, phong phú về phương pháp biểu hiện, nhưng tựu trung lại, nó là tấm lòng của ông với cuộc đời, và nỗi khinh bỉ, căm ghét những gì xấu xa nhơ bẩn, là những xót xa cay đắng trước những mất mát – không thể cứu vãn nổi, là nỗi đau khôn cùng của một tâm hồn cô đơn, bất lực chưa tìm được lối thoát. Ra đời giữa lúc văn học nhà nho thời trung đại đang đi dần tới dấu chấm hết, thơ Tú Xương đã tự khẳng định giá trị bằng một sự cựa quậy, bứt phá mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức để vượt ra. Đó là một đóng góp không nhỏ của Tú Xương cho văn học nước nhà.

II. Đọc tác phẩm Tự trào I
Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.

Hầu con chè rượu ngày sai vặt,

Lương vợ ngô khoai tháng phát dần.

Có lúc vểnh râu vai phụ lão,

Cũng khi lên mặt dáng văn thân.

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.

III. Tìm hiểu tác phẩm Tự trào I1. Thể loại 
- Thất ngôn bát cú

2. Xuất xứ
In trong Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Văn học, 2010

3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

4. Ý nghĩa nhan đề Tự trào
Bức chân dung tự họa của nhà thơ, qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan, thanh cao của nhà thơ.

5. Bố cục
4 phần:

+ 2 câu đề: Tiếng cười chế giễu với hoàn cảnh của chính mình.

+ 2 câu thực: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.

+ 2 câu luận: Sự bất lực của bản thân trước cuộc đời.

+ 2 câu kết: Cảm xúc trước nỗi lo với thời cuộc.

6. Tóm tắt Tự trào
Bài thơ Tự trào của Trần Tế Xương là tác phẩm tự họa lại chính bức chân dung của tác giả. Tế Xương tự nhận mình là kẻ chẳng có địa vị gì, đần độn, suốt ngày ngơ ngẩn. Không chỉ vậy, ở nhà vô công rồi nghề, được vợ hầu hạ, sống bằng tiền lương của vợ, mà có lúc vênh vênh tự đắc. Bên cạnh đó, bài thơ còn là bức tự trào của Tế Xương trước cuộc đời đang có những sự chuyển biến đi xuống, quan lại thối nát, thực dân Pháp xâm lược, những kẻ tay sai, nhưng tác giả vẫn giữ được nét thanh cao của bản thân và rất lạc quan.

7. Giá trị nội dung
- Văn bản đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

8. Giá trị nghệ thuật
- Có sự kết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình.

- Giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tự trào I
1. Những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ
Vần, nhịp:

- Gieo vần: chân “Dân – đần –dần – thân – vần”

- Ngắt nhịp:

+ Chủ yếu 4/3

+ Câu 1: 3/1/3

→ Việc sử dụng linh hoạt cách gieo vần làm cho nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt và sinh động hơn. Từ đó bật lên tiếng cười chua xót, bất lực trước hoàn cảnh của bản thân

2. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
- Các từ ngữ hình ảnh:

+ Chẳng phải quan, chẳng phải dân

+ Lương vợ ngô khoái tháng phát dần

→ Tiếng cười tự giễu vì sự bất lực trước cuộc đời, hoàn cảnh của chính mình

- Hai câu thơ cuối:

+ Sông lâu, lâu để làm gì nhỉ

+ Lâu để mà xem cuộc chuyển vần

→ Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín. Qua đó thể hiện lòng yêu nước thầm kín, thái độ bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.

3. Chủ đề, thông điệp của tác giả
- Chủ đề bài thơ: tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương

- Thông điệp: Sự tự nhận thức về tình cảnh của mình đó là bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời dâ mâu thuẫn, nhiễu nhương. Qua đó thể thiện thái độ sống tích cực: dù cuộc sống có xoay vần, đổi thay thì hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời.

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học Tự trào
Nhìn vào thế giới mỹ học tiếng cười Việt Nam thì hầu như nhà trào phúng lớn nào cũng tự trào, lấy mình ra làm đối tượng để mà tự chế giễu, tự mỉa mai mình. Trong đó Nguyễn Khuyến “tự trào” nhiều nhất, cũng đa dạng sắc thái nhất, chiếm khoảng hơn 30% tổng số tác phẩm của ông. Tiếng cười trẻ trung, lạc quan, trong sáng có từ thời trẻ và sau này là hóm hỉnh, tinh quái thấm đậm vào trong từng cái nhìn, từng ý, từng chữ.

Có một giọng cười như ngang ngạnh, gàn dở, say mèm: “Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang/ Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng/ Mở miệng nói ra gàn bát sách/ Mềm môi chén mãi tít cung thang…” . Một loạt những hình ảnh tự họa như rất xa lạ để làm hiện ra một con người bi kịch. Bi kịch muốn từ quan để giữ lấy sự trong sạch nhưng bị giằng xé với “ân vua”, muốn phục vụ vua. 

Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Cười mình là kẻ “chạy làng” vô trách nhiệm trước thời cuộc cũng là tự giễu cợt sự bất lực của bản thân. Trong khi người đời lo lắng thì mình lại vô tâm, chẳng giúp gì đời, cũng chẳng làm gì hại đời. Thế nên có lúc thấy mình vô tích sự, là “người thừa”. Đấy là tiền đề cho tiếng cười tự mình mỉa mai mình!

Tiếng cười thêm chua xót, ngậm ngùi hơn. Có một sự chơi chữ thâm thúy: “Cờ đang dở cuộc không còn nước”. Vì “không còn nước” tức ván cờ hết nước đi, cũng là chuyện mất nước nên vua cũng không còn thực nữa, chỉ là vua hề, chỉ là quan phường chèo thôi: “Vua chèo còn chẳng ra gì/ Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề”!

Không làm gì được cho dân, cho nước nên mới hổ đất thẹn trời. Tấm lòng ấy đáng được cảm thông, kính trọng. Khác với việc tự khẳng định mình trước đây, bây giờ Nguyễn Khuyến giễu cợt mình một cách chua chát. Mà xét kỹ phê phán, phủ định cũng chính là để khẳng định một chân lí nào đó.

Nhà nho Nguyễn Khuyến đem “cái tôi” mình ra để tự chế giễu, tự chê trách cũng là cách trào phúng cả một tầng lớp đại diện nền học vấn đã hết thời. Danh vị tiến sĩ nay đã trở thành trò hề, trở thành thứ đồ chơi để “dứ thằng cu”, mà mỗi lần nhìn thấy thứ hình nộm ông Tiến sĩ là đồ chơi của trẻ, Nguyễn Khuyến lại tự bỡn cợt: “Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ/ Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng”.

Bên ngoài lời nói là cười nhạo bản thân, tự ti, tự trách mình kém cỏi nhưng nhìn sâu vào bên trong mới thấy đó là bản lĩnh, là sự tự ý thức về giá trị của bản thân. Vì cười mình là giễu đời. Vậy phủ định cũng là khẳng định!

Bên trong con người Nguyễn Khuyến là sự khủng hoảng về lý tưởng của một bậc đại khoa đọc sách thánh hiền cùng cái tài học hăm hở giúp nước bỗng trở nên vô nghĩa, không đủ tài năng và bản lĩnh để ứng xử trong một tình thế hoàn toàn mới – một hoàn cảnh xã hội phong kiến nửa thực dân lố lăng. Tất yếu dẫn đến những bi kịch giằng xé. 

Bi kịch bị đẩy lên cao khi nhà thơ thất vọng sâu sắc trước một thực tế quá xa so với nhận thức giáo điều trước đó. Triều đình nhà Nguyễn hèn nhát, ký Hiệp ước hàng giặc Pháp. Ở chốn quan trường bao cảnh ngang tai trái mắt, vua không ra vua, tôi không ra tôi, xã hội biến động, đổi trắng thay đen, không đành lòng làm quan, ông quyết tâm rũ bỏ “bụi đời” trở về với Yên Đổ (1883). 

Thực sự đau đớn khi nhận thấy học vấn của mình không đem lại lợi ích gì cho nước nhà, ông theo con đường mà người xưa đã chọn – ở ẩn, tắm mình vào thiên nhiên, gửi hồn mình vào chốn làng quê. 

Nhưng sự day dứt “quân thần phụ tử” không thể dứt hẳn, vẫn phải trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến sự đảo lộn ghê gớm ngoài xã hội… nên nhà trào phúng dùng tiếng cười, vừa để gửi gắm tâm trạng, vừa để cười mình, cười đời.

Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Hình tượng một ông lão già như đang trong cơn say ngật ngưỡng. Điều này chứng tỏ ông chỉ mượn rượu chứ không hám rượu, càng không phải say rượu. Rượu là phương tiện để trốn đời, lánh đời, đời đáng chán thì chưa muốn “chừa”, vì có chừa được thì càng đáng buồn hơn!

Tiếng cười tự trào Nguyễn Khuyến có đặc điểm cái bi lấn át, trội hơn cái hài. Điều đó xuất phát bởi chính cuộc đời ông và thời cuộc nhiễu nhương bấy giờ. Nhìn chung “Tự trào” là một bài thơ hay, thâm thúy, là tiếng nói châm biếm, trào phúng của Nguyễn Khuyến để người đời sau hiểu hơn về lý do lui về ở ẩn của ông.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư