Tác giả tác phẩm: Đại Nam quốc sử diễn ca - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Ngọc Anh | Chat Online | |
25/10 14:21:41 |
7 lượt xem
Tác giả tác phẩm: Đại Nam quốc sử diễn ca - Ngữ văn 8
I. Tác giả
- Tác giả ban đầu:
+ Lê Ngô Cát, quê quán: Hà Nội. Đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán.
+ Ông đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng.
- Tác giả chỉnh sửa:
+ Phạm Đình Toái, quê quán: Nghệ An.
+ Ông đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử như xướng danh, yết bảng.
II. Đọc tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
Sáu đời Hùng vận vừa suy,
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người,
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn' lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên,
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
[...]
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
[...]
III. Tìm hiểu tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
1. Thể loại
- Thơ lục bát
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích từ “Đại Nam quốc sử diễn ca”
- Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Ý nghĩa nhan đề Đại Nam quốc sử diễn ca
Chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
5. Bố cục
2 phần:
- Phần 1 (18 câu thơ đầu): Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Phần 2 (còn lại): Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
6. Tóm tắt Đại Nam quốc sử diễn ca
- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
7. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã làm nổi bật chí khí anh hùng và tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu: Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược ở thời Hùng Vương thứ sáu và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán do tên thái thú Tô Định cầm đầu.
8. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát giúp người đọc dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ.
I. Tác giả
- Tác giả ban đầu:
+ Lê Ngô Cát, quê quán: Hà Nội. Đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán.
+ Ông đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848 bổ làm việc trong Quốc sử Quán. Ông còn có thời gian làm quan án sát tỉnh Cao Bằng.
- Tác giả chỉnh sửa:
+ Phạm Đình Toái, quê quán: Nghệ An.
+ Ông đậu cử nhân năm 1843, làm án sát tỉnh Bình Định, sau thăng đến Hồng lô Tự khanh, là chức Trưởng quan của Hồng Lô tự của Nhà Nguyễn, chuyên lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử như xướng danh, yết bảng.
II. Đọc tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
Sáu đời Hùng vận vừa suy,
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người,
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn' lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên,
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
[...]
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
[...]
III. Tìm hiểu tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca
1. Thể loại
- Thơ lục bát
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích từ “Đại Nam quốc sử diễn ca”
- Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Ý nghĩa nhan đề Đại Nam quốc sử diễn ca
Chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
5. Bố cục
2 phần:
- Phần 1 (18 câu thơ đầu): Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Phần 2 (còn lại): Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
6. Tóm tắt Đại Nam quốc sử diễn ca
- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Hai Bà Trưng dựng nền độc lập
7. Giá trị nội dung
- Đoạn trích đã làm nổi bật chí khí anh hùng và tinh thần yêu nước bất diệt của nhân dân ta qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu: Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược ở thời Hùng Vương thứ sáu và Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh tan quân Hán do tên thái thú Tô Định cầm đầu.
8. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ lục bát giúp người đọc dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ.
Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Bến nhà Rồng năm ấy - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Bạn đến chơi nhà - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Tình yêu sách - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm: Chuyến du hành về tuổi thơ - Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu