Tác giả tác phẩm: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” - Ngữ văn 7 Cánh diều
Ngọc Anh | Chat Online | |
01/11 10:00:27 |
Tác giả tác phẩm: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” - Ngữ văn 7
I. Tác giả- Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
- Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948.
- Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951.
- Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.
- Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)
- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).
II. Đọc tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
(1) […] Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông (Tiền Giang và Hậu Giang) vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ. Một văn cách dễ đọc, dễ hiểu, hợp với đại chúng trẻ em. […]
(2) Đoàn Giỏi đã từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển, trong đó mỗi con (hổ, cá sấu, voi,…), ông đều kể đến trên dưới 50 trang sách. Không phải chỉ có kiến thức về loài, họ, thói quen sinh thái,… mà phần nhiều là những mẩu chuyện có thật, sinh động xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ hẳn hoi. Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam” (ý của Trần Đình Nam). Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sáng màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng… tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng…. Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng… con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dẫy trường thành vô tận…
(3) Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn về sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng. Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét: những lời nói ngọt nhạt, cái túi thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo; cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù. Tôi muốn nói kĩ hơn hai nhân vật được ông khắc họa kĩ lưỡng nhất: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Họ đánh trả và bị tù. Chỗ khác nhau là ông Hai bán rắn – tía nuôi An- trốn tù, đón vợ rồi bỏ vòa rùng U Minh. Một con thuyền nhỏ, hai vợ chồng, thằng con trai và con chó Luốc đi lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,… Gương mặt ông khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn… Đôi mắt to, sáng quắc, núp dưới cặp chân mày rậm đen… Mấy nét thôi, nhưng hiện ra có vẻ phóng khoáng, tự tin của một đời sống tự do và từng trải. Còn chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất. Mọi người chờ đợi một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng không, Võ Tòng ngửa mặt cười lớn rồi vào rừng làm nghề săn bẫy thú. Đấy là những chuyện người đời truyền tụng, thật ra, chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu. Tuy nhiên “danh bất hư truyền”, bởi nó còn đâu đó trên gương mặt: Hai hố mắt ông ta sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy… Chỗ gò má bên phải, năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp nào…
Chuyện bác Hai và chú bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại. Võ Tòng tẩm hàng chục tên thuốc độc và chia bác Hai một nửa. Đã nhiều kẻ thù bị giết vì tên của Võ Tòng. Lần đó, Võ Tòng ngồi trên một cành gừa gie ra sông đón ca nô địch, với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. Tiếp đến, một ca nô nữa xuất hiện, khi chú sửa soạn nhô lên ngắm bắn thì bất ngờ lọt vào ống nhòm cuẩ con Việt gain (vợ Tư Mắm). Võ Tòng hi sinh, bác Hai đổi hẳn tính nết, suốt ngày lầm lì không nói một tiếng. Bác Hai bắt rắn là chuyện thực, Võ Tòng là chuyện vừa thực vừa ảo. Chỗ này, tôi nghĩ Đoàn Giỏi lại làm một ngón trộn nữa: trộn cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông – loại tiểu thuyết Tàu vốn rất được phổ cập ở Nam Bộ. Hình thức mà cũng là nội dung. Bởi phương Nam mới khai phá, đất hoang, rừng rậm, chim trời cá nước mênh mông, làm sao người nông dân lại chịu cảnh như anh Pha, chị Dậu,… Họ có nhiều tự do hơn, trước kẻ thù (hai chân và bốn chân), họ chống trả quyết liệt. Với bạn bè giai cấp, họ gắn bó thủy chung. Họ hào hiệp, phóng khoáng kiểu Lương Sơn Bạc. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thỏ Cửu Long Giang.
1. Thể loại
Nghị luận văn học
2. Phương thức biểu đạtNghị luận
3. Tóm tắt tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”Văn bản phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc (như khung cảnh thiên nhiên và con người...) trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
4. Bố cục tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”- Phần 1: Từ đầu ... 'hợp với đại chúng trẻ em.': Giới thiệu về những đặc sắc của tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Phần 2: Tiếp ... 'dãy trường thành vô tận...': Nghệ thuật miêu tả khung cảnh trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Phần 3: Còn lại: Nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
5. Giá trị nội dung tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”- Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”- Lí lẽ xác đáng, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc.
1. Những đặc sắc của Đất rừng phương Nam
- Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề.
- Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.
→ Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm.
2. Thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam- Tác giả có vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật.
→ Dẫn chứng:
+ Ông đã từng viết nhiều sách về các con vật.
+ Các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ.
- Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc.
+ Chi tiết miêu tả các con vật: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
→ Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc.
+ Tác giả đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: 'Những thân cây tràm... xanh thẳm không cùng...' vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: 'nước ầm ầm đổ ra biển... trường thành vô tận...'.
3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật- Tác giả chỉ dùng một vài chi tiết để khắc họa con người Nam Bộ sắc sảo, mang những phẩm chất, đặc điểm tính cách riêng.
- Điều đó được làm rõ qua các dẫn chứng:
+ Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo.
+ Cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù.
+ Nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng cùng có hoàn cảnh giống nhau. Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Đều đánh trả và bị tù.
+ Ông Hai: Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. Kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,... Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn
+ Chú Võ Tòng: Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ. Làm nghề săn bẫy thú. Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào...
Đề bài: Phân tích bài Thiên nhiên và con người trong truyện 'Đất rừng phương Nam'
Bài tham khảo
Bùi Văn Hồng là một nhà phê bình văn học, một tác giả truyện ký nổi tiếng của Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng biên tập NXB Kim Đồng trong 30 năm, có nhiều kinh nghiệm và tác phẩm chất lượng. Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là những nhận xét, cái nhìn khách quan của Bùi Văn Hồng về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết có bối cảnh là thời kỳ Nam Bộ bị thực dân và bọn cường hào cai trị, bóc lột. Tác phẩm là góc nhìn của nhân vật cậu bé An, về những cuộc lưu lạc qua những miền đất rừng phương Nam trù phú trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những chuyến đi ấy, cậu bé đã được gặp gỡ rất nhiều người, có tốt có xấu. Cuối cùng, An trưởng thành và tham gia vào quân đội xung phong ra tiền tuyến.
Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm ca ngợi sự trù phú của thiên nhiên rừng già của đất Nam, cũng là tình cảm của tác giả với những con người hiền lành, chất phác nơi đây. Qua đó, Bùi Văn Hồng cũng cho người đọc thấy được một Đoàn Giỏi với nét văn phong phú, sự nhạy cảm và tinh tế của một nhà văn.
Đầu tiên, khung cảnh thiên nhiên được Bùi Văn Hồng ấn tượng bởi những hình ảnh: “Ba ba to bằng cái nìa”, “Kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản” , “Cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi” . Những phép nhân hoá nhưng lại vô cùng chân thật được tác giả đánh giá cao. Sau những bất ngờ thú vị này, Đoàn Giỏi lại vẽ một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Điều này cũng làm cho nhà phê bình phải cảm thán. Đó là vẻ đẹp của rừng U Minh dưới ánh mặt trời rực rỡ, là sự hoành tráng của con nước dòng sông Năm Căn. Đây đều là những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên, địa hình của người dân phương Nam. Bùi Văn Hồng tỉ mỉ “đào” ra những cái mà Đoàn Giỏi muốn cất giấu. Những nét tinh tế của Đoàn Giỏi được tác giả cảm nhận, một bức tranh phác thảo được tô màu và gửi tới người đọc. Chúng ta lại càng cảm nhận được những nét đẹp và hùng vĩ của thiên nhiên, đất rừng phương Nam.
Tiếp theo, những nhân vật được Đoàn Giỏi nhắc đến đều được phân tích kỹ càng trong “Phân tích Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” . Hầu như tất cả nhân vật đều có những nét chung như nghèo khổ, phải làm thuê và bị bọn địa chủ bóc lột. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy được rằng, trong họ đều có sự dũng cảm, gan dạ và một tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, họ nung nấu ý chí sục sôi, lòng căm thù bọn thực dân và phong kiến sâu sắc. Theo Bùi Văn Hồng, ông khẳng định đây chính là những con người đại diện, đặc trưng cho con người phương Nam phóng khoáng và gan dạ. Không chỉ vậy, những nhân vật khác đều được tác giả đề cập tới. Trong con mắt của ông, mỗi nhân vật đều có nét đẹp và đặc trưng riêng. Từ đó, tất cả họ tạo nên một câu chuyện thú vị và không hề nhàm chán.
Bùi Văn Hồng nhận định đây là một tác phẩm đặc trưng, cũng vô cùng xuất sắc. Không chỉ làm rõ nét chân dung của người dân Nam Bộ, Đoàn Giỏi còn cho người đọc thấy được một bức tranh xinh đẹp của sông núi phương Nam. Bùi Văn Hồng với giọng văn tự nhiên và những lý luận sắc bén cũng đã khiến cho người đọc thấy được những chi tiết đắt giá của tác phẩm. Những phân tích của ông như đang đóng vai thành nhân vật thực thụ, cái nhìn vô cùng độc đáo và sâu sắc.
Không thể phủ nhận được thành công của Đất rừng phương Nam khi cả bản phim điện ảnh của nó đều được chào đón. Dưới cái nhìn của Bùi Văn Hồng, những chi tiết trong truyện lại càng thêm chi tiết hơn, rộng mở hơn trong mắt người đọc. Có thể nói, đây là một tác phẩm bình luận văn học đặc sắc và có giá trị tham khảo cao.
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Ca Huế - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Hội thi thổi cơm - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Nhật trình Sol 6 - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Bạch tuộc - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Tiếng gà trưa - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Ông đồ - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Dọc đường xứ Nghệ - Ngữ văn 7 Cánh diều