Tác giả tác phẩm: Đẽo cày giữa đường - Ngữ văn 7 Cánh diều
Ngọc Anh | Chat Online | |
01/11 15:30:54 |
Tác giả tác phẩm: Đẽo cày giữa đường - Ngữ văn 7
I. Đọc tác phẩm Đẽo cày giữa đườngXưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.
Một hôm, có ông cụ nói:
- Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày
Anh ta cho là phải, đẽo cáu nào cũng vừa to, vừa cao.
Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói:
- Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày
Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng bày đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo:
- Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cày bán cũng hết, tha hồ mà lãi.
Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.
II. Tác phẩm Đẽo cày giữa đường1. Thể loại
Truyện ngụ ngôn
2. Tóm tắt tác phẩm Đẽo cày giữa đườngCâu chuyện về một anh thợ mộc không có tính kiên định, ai bảo gì làm nấy kết quả anh đã phải chuốc lấy hậu quả khôn lường.
3. Bố cục tác phẩm Đẽo cày giữa đườngChia văn bản thành 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc không có lập trường, chính kiến
Đoạn 2: Còn lại: Hậu quả đáng buồn
4. Giá trị nội dung tác phẩm Đẽo cày giữa đường- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến
- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.
5. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đẽo cày giữa đường- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.
- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.
- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đẽo cày giữa đường1. Anh thợ mộc không có chính kiến, lập trường
- Câu chuyện kể về anh chàng làm nghề thợ mộc, dốc hết vốn trong nhà làm nghề đẽo cày.
- Người qua kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày
+ Ông cụ vào xem và góp ý “Phải đẽo cho cao, cho to” → Anh ta bèn đẽo to
+ Bác nông dân đi qua vào xem góp ý “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn” → Anh ta bèn đèo nhỏ, đẽo thấp
+ Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cây cũng bán hết, tha hồ mà lãi → Anh ta đem hết số gỗ còn lại ra đẽo cày để cho voi cày
→ Anh chàng này là người không có chính kiến, không kiên định, ai bảo gì cũng làm theo
2. Kết cục đáng buồn- Ngày qua tháng lại không ai mua cày voi của anh ta cả, thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, vốn liếng đi đời nhà ma.
3. Bài học rút ra- Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình
- Đứng trước một quyết định của bản thân , chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.
Đề bài: Phân tích bài Đẽo cày giữa đường
Bài tham khảo 1
Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật người thợ mộc trong truyện được xây dựng để gửi gắm bài học đó.
Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Đầu tiên, người thợ mộc trong truyện là một một người có chí lớn, ham làm giàu. Anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, cái chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp khiến cho anh ta trở thành người không có chính kiến. Bất cứ người nào góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm chiếc cày được đẽo cần phải có những đặc điểm phù hợp với công việc sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Không chỉ thiếu kiến thức, người thợ mộc cũng thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu.
Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.
Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.
Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.
Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.
Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.
Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.
Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.
“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Những cánh buồm - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Mây và sóng - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Đề cương ôn Toán 8 giữa kì I
- Tác giả tác phẩm: Hội thi thổi cơm - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Ca Huế - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang - Ngữ văn 7 Cánh diều