Tác giả tác phẩm: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ngữ văn 7 Cánh diều
Ngọc Anh | Chat Online | |
01/11 15:32:53 |
Tác giả tác phẩm: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ngữ văn 7
I. Đọc tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, ChânNgày hết sức đẹp trời như thế
Mấy thành viên cơ thể bỗng dưng
Thấy rằng mình phải cong lưng
Làm cho anh Bụng ung dung chén tràn
Cả hội liền họp bàn tại chỗ
Sau một hồi năng nổ tỏ bày
Đình công được quyết định ngay
Để anh Bụng phải chung tay cùng làm
Tay bỏ hẳn việc ham gắp thịt
Miệng chối từ nhất quyết không xơi
Răng không việc, được ngồi chơi
Nhưng sau chỉ mấy hôm thôi, thấy là
Tình hình chẳng thăng hoa tí tẹo
Người rã rời, oặt ẹo đôi Tay
Miệng khô, đắng ngắt cả ngày
Chân không mang nổi thân gầy đói ăn
Đến lúc đó chẳng cần bàn cãi
Đều nhận ra không phải Bụng lười
Tưởng rằng nó chỉ ngủ thôi
Hóa ra cũng chẳng được ngơi phút nào
Tất cả phải làm sao chung sức
Kèn cựa nhau, tức bực là thôi
Thân kia mau chóng rã rời
Chung tay đoàn kết cho đời bình yên
II. Tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
1. Thể loại:
Truyện ngụ ngôn
2. Phương thức biểu đạtTự sự
3. Tóm tắt tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, ChânTay, Miệng, Răng đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn Bụng chỉ việc ăn không ngồi rồi nên họ đã quyết định đình công không làm gì nữa. Nhưng chỉ sau mấy ngày, họ nhận ra tầm quan trọng của Bụng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả.
4. Bố cục tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, ChânChia bài thơ làm 3 đoạn
- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Các thành viên Chân, Tay, Miệng, Răng họp bàn nhau “đình công” vì anh Bụng chẳng làm gì.
- Đoạn 2: 2 khổ thơ tiếp: Các thanh viên mệt mỏi, không còn sức lực
- Đoạn 4: Khổ cuối: Mọi người hiểu ra và đoàn kết trở lại
5. Giá trị nội dung tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân- Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân- Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân1. Tay, Chân, Miệng, Răng so bì, tị nạnh với Bụng
- Tay, Chân, Miệng, Răng cho rằng họ phải “làm việc mệt nhọc quanh năm còn anh Bụng không làm gì cả, chỉ ngủ”
- Họ rủ nhau “đình công” và quyết không làm gì nữa để anh Bụng phải chung tay cùng làm
2. Hậu quả về hành động của Chân, Tay, Tai, Mắt- Đôi tay: rã rời, oặt ẹo
- Miệng: Khô, đắng ngắt cả người
- Chân: không mang nổi thân gầy, đói ăn
→ Cả hội lừ đừ, mệt mỏi
3. Cách sửa chữa hậu quả- Mọi người nhân ra đã trách nhầm anh Bụng, anh Bụng không lười, anh Bụng cũng phải làm việc và không được chơi lúc nào
- Tất cả lại chung sống hòa thuận, mỗi người một việc như trước, không ai tị nạnh ai cả.
Đề bài: Phân tích bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Bài tham khảo
“Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” là một trong những sáng tác nổi tiếng của tác giả người Hy Lạp – Ê-dốp. Bốn nhân vật trung tâm gồm Tay, Chân, Răng, Miệng được nhà văn khắc họa vô cùng khéo léo. Thông qua hành động, lời nói của các nhân vật này, em đã tự rút ra những bài học ý nghĩa.
Trước hết, Răng, Miệng, Tay, Chân được giới thiệu là “mấy thành viên cơ thể”. Họ thực hiện các công việc khác nhau. Tay thì phụ trách gắp thức ăn. Răng lại làm nhiệm vụ xơi đồ ăn. Ai nấy đều cảm thấy bản thân phải cong lưng làm lụng còn anh Bụng chỉ việc “ung dung chén tràn”, ngồi chơi mà vẫn có ăn.
Chính bởi suy nghĩ đó mà tất cả đã đi đến thống nhất: nghỉ việc. Từ đây, ta thấy bốn thành viên cơ thể đều có thói tị nạnh, thiếu hiểu biết và suy nghĩ không thấu đáo. Trong quá trình họp bàn, cả bốn sôi nổi bày tỏ “Đình công được quyết định ngay/ Để anh Bụng phải chung tay cùng làm”. Ngay ngày hôm sau, Tay dừng việc gắp thịt, Miệng từ chối không xơi còn Răng thì ngồi chơi. Mọi việc cứ diễn ra theo đúng quyết định trước đó. Tuy nhiên, chỉ vài hôm sau, Tay, Chân và Miệng thấy mệt mỏi, rã rời vô cùng. Bọn chúng chẳng còn tí tẹo sức lực. Trông ai cũng ủ rũ như kẻ không hồn “Người rã rời, oặt ẹo đôi Tay/ Miệng khô, đắng ngắt cả ngày/ Chân không mang nổi thân gầy đói ăn”.
Sau tất cả, các thành viên đã thức tỉnh và hiểu ra sai lầm của bản thân. Cả bốn bộ phận đều nhận thấy anh Bụng không phải là kẻ lười biếng, ham ngủ mà cũng làm việc vất cả “chẳng được chơi phút nào”. Từ đây, Răng, Tay, Chân và Miệng bừng tỉnh về việc chung tay đoàn kết.
Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thân thuộc kết hợp cùng cách kể bằng văn vần, Ê-dốp đã khiến câu chuyện trở nên gần gũi với người đọc. Ngoài ra, tác phẩm còn để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả nhờ nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Các nhân vật là bộ phận trên cơ thể con người, được nhân hóa và khắc họa thông qua hành động, suy nghĩ.
Có thể nói, từ bốn nhân vật Răng, Miệng, Tay, Chân, Ê-dốp muốn nhắn nhủ tới tất cả mọi người việc sống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc. Đặc biệt, trong một tập thể, chúng ta càng phải kết nối, gắn chặn với nhau hơn.
Qua truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”, em nhận thấy bản thân cần ứng xử, hành động văn minh hơn nữa. Bốn nhân vật chính là tấm gương phản chiếu, giúp em hiểu ra tác hại, hậu quả của thói ghen tị, soi mói và so bì với người khác.
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Những cánh buồm - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Mây và sóng - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Mẹ và quả - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Đẽo cày giữa đường - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Tác giả tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn 7 Cánh diều
- Đề cương ôn Toán 8 giữa kì I
- Tác giả tác phẩm: Hội thi thổi cơm - Ngữ văn 7 Cánh diều