Tác giả tác phẩm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Ngọc Anh | Chat Online | |
05/11 16:49:01 |
Tác giả tác phẩm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Ngữ văn 7
I. Tác giả- Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972
- Quê quán: Bình Thuận
- Phong cách nghệ thuật: các tác phẩm của ông mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ
- Tác phẩm chính: Một thiên nằm mộng( 2001), trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (2003)
- Ông là tác giả chuyên viết về truyện ngắn cho trẻ em
II. Đọc tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổNhà tôi có khu vườn rất rộng Bộ trồng nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn vừa tay. Bố lại lây hộp lon gò thành cái vòi sen nữa. Bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một. Bố nói:
– Đố con hoa gì?
Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, đần dân tôi sẽ nói đúng. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sở những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bỏ cười khả khả khen tiền bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa. Bố nói:
– Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mắt thôi!
Và đúng như vậy không bao lâu, tôi đã đoán được hết vườn hoa. Từ trong nhà ra ngoài vườn, tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào vả nói đúng tên của nó. Tôi cũng đã thuộc khu vườn. Tôi có thể vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm vào vật gì. Những lúc rảnh rỗi, bố hay đứng trong vườn rồi đố tôi tìm ra bố. Bố nói:
– Bố thây con hé mắt!
Tôi cãi lại
– Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!
– Thật không? – Bố giả vờ nghỉ ngờ.
Trò chơi này không chỉ diễn ra ngoài vườn mà còn trong nhà. Bồ hay giấu cục kẹo đầu đó rồi đồ tôi, và lần nào tôi cũng tìm thấy. Bố còn đồ khi tôi nhắm mắt, bố đứng cách tôi bao xa.
Lúc đầu tôi luôn đoản sai nhưng sau thì đúng dân. Mỗi lần như thế, bố đều lấy thước ra đo đàng hoàng. Bây giờ, khi đang còn vùi đầu trong mệnh, tôi vẫn biết bố đang cách xa tôi bao nhiêu mét khi chỉ cần nghe tiếng bước chân. Trò chơi này làm chú Hùng ngạc nhiên lắm. Chú cứ hay nghi ngờ rằng không thể được, cháu đã ăn gian. Cháu hé mắt. Thế là tôi lặp lại trò chơi cho đến khi chú phải thốt lên:
– Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần!
Trò chơi này, tôi có một kỉ niệm đáng nhớ. Sau nhà tôi có một con sông nhỏ. Những ngày nghỉ bố hay dẫn tôi ra đó tắm. Bồ tôi bơi giỏi lắm. Bồ có thể lặn một hơi đẩy đến mấy phút. Hôm đó, khi cả nhà đang ăn cơm thì bỗng nghe một tiếng hét lớn. Sau đó hoàn toàn im lặng. Mọi người nhìn quanh, không biết tiếng hét xuất phát từ hướng nào. Nhưng tôi đã nói ngay:
– Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!
Mẹ tôi chỏm dậy
– Chết rồi, ngoài bờ sông!
Bồ quăng chén cơm rồi bằng vườn chạy ra… Tôi và mẹ chạy theo, quả nhiên đúng như vậy. Dưới cải hụp xoáy, một thằng bé chơi với chỉ còn lòi ngón chân. Nó là thằng Tí, con bà Sáu. Nhân buổi trưa, nó trốn ra bờ sông vọc nước, không ngờ trượt chân té” xuống. Bố tôi ẵm nó về nhà. Bụng nó đầy nước, bộ phải nắm ngược hai chân đốc xuống như làm xiếc. Sau đó cả xóm mới hay tin chạy ra. Người ta bu quanh tôi, hỏi đủ chuyện. Bả Sáu còn cảm ơn tôi. Bá khóc. Bà nói không có tôi, thẳng Tí con bà sẽ chết. Nhiều người không tin rằng tôi có thể lắng nghe âm thanh tải tỉnh như vậy bèn gu tải, thật may phước lần nào tôi cũng đoán trúng. Họ hỏi làm sao biết hay vậy. Bố nháy mắt và chúng tôi cười ồ. Tôi biết đó là một bí mật, không thể tiết lộ! Một bí mật giữa bố và tôi. Nhưng tôi đã hứa, tôi sẽ chỉ cho thẳng Tí bí mật này. Nó là bạn thân của tôi mà. Tôi thấy tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du đương như một bài hát
Ở trường tôi hay gọi nó:
– Tí, Tí
Nó hỏi:
– Cái gì?
Tôi mỉm cười:
– Chẳng có gì!
Nó ngạc nhiên lắm. Nó không hè biết rằng tôi đang nghe âm thanh từ cái tên của nó.
Bố tôi nói, mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt điệu bây nhiều.
Tôi tin bố. Tôi hay gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh.
[…] Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trải ổi to được nó lựa đẻ dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trải ổi như thể bao giờ cũng vừa to vừa mèn, cắn vào rất đã. Bố tôi it khi nào ăn ổi, những vì nó, bố ăn.
Tôi nói
– Sao bố kính trọng nó quá vậy?
Bồ cười xòa:
– Không phải đâu, bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây tư món quà đó . – Bố còn nói thêm. – Một nụ hôn cũng là một món quà sang trọng. Một giấc ngủ của tôi cũng chính là một món quà, cả con người tôi đều là món quà của bố.
Tôi đi nhẹ ra vườn. Tôi hiểu, khu vườn là món quả bắt tận của tôi. Mỗi bông hoa là một món quả nhỏ, một vườn hoa là món quà lớn. Tôi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà. Tôi chạm phải bố. Tôi la lên:
– A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!
Bố lại nghĩ ra trò chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bỏ đưa bông hoa trước mũi tôi rồi nói, hoa gì? Trò chơi cứu được điểm ra liên tục cho đền hỏi tôi nhận điện được tất cả mùi hương của các loài hoa
Đêm, tôi mở cửa số và nói:
– Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!
Bố không tin, xách đèn ra soi và đúng vậy. Những bông hoa cứ đem hương đến cửa số như báo cho tôi biết từng mùa. Hoa gì nở sớm, hoa gì nở muộn. Tôi còn phân biệt cùng một lúc những hoa gì đang nở. Bồ nói tôi có cái mũi tuyết nhất thế giới!
Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa số, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Từng tiếng bước chân trong vườn, bạn biết chính xác người có bước chân đó cách xa bạn bao nhiêu mét. Bạn còn biết tiếng chân đó là của ai, bố hay mẹ.
Bạn sẽ giả vờ hỏi:
– Ai đó? Có phải là người khách lạ không?
– Không. Tôi là khách quen! – Người đó trả lời
Bạn sẽ nói:
– Khách quen sao tôi không biết vậy cả? Tui nghe bước chân lạ lắm.
– Đó là tại vì tôi đang hỏi hộp. Tôi thấy khu vườn nở nhiều hoa quá
– Hoa hồng và mào gà phải không?
– Ôi! Sao anh biết hay quá vậy
Bạn sẽ nói to lên
– Tại vì tôi có con mắt thần
– Con mắt thân nằm ở đâu vậy?
– Nằm ở mãi tui
Đó chính là một điều bí mật mả tôi muốn chia sẻ với bạn. Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó. Không chỉ vậy, bạn còn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong đêm tối. Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể đi dao. Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn ảo, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn vả thơm ngát.
Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người đẫn lối? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BÔNG HOA.
Những bông hoa chính là người đưa đường!
1. Thể loại
Truyện dài
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác- Tác phẩm xuất bản năm 2004, NXB Tuổi Trẻ, TP Hồ Chí Minh
3. Phương thức biểu đạtTự sự
4. Ý nghĩa nhan đềNhan đề “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” nói lên cách cảm nhận đặc biệt về cuộc sống.
- Ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. Như vậy, nhân vật đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.
- Cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, đó là cách cảm nhận sâu sắc, không hời hợt. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn và tình yêu thương ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.
5. Tóm tắt tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ- Tác phẩm kể về những bài học, những trò chơi của người bố dạy cho cậu bé nhắm mắt lại để cảm nhận thế giới tự nhiên xung quanh mình
6. Bố cục tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ- Phần 1: Từ đầu đến “con mắt thần” những trò chơi tuổi thơ mà bố dạy cho cậu bé
- Phần 2: Tiếp theo đến “vì món quà đó” cách bố đón nhận món quà từ nhân vật Tí
- Phần 3: Còn lại những bài học cảm nhận thiên nhiên mà bố dạy cho cậu bé
7. Giá trị nội dung tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ- Tác phẩm cho chúng ta biết một cách cảm nhận vẻ đẹp của thế giơi tự nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan.
- Đồng thời gửi đến thông điệp về tình người cách cho và nhận quà nó là cả một nghệ thuật
- Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những 'món quà' của các nhân vật.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ- Sử dụng bút pháp ẩn dụng
- Từ ngữ giàu tính biểu tượng
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ1. Những trò chơi cảm nhận thiên nhiên mà bố dạy cho cậu bé
- Trò chơi về xúc giác
+ Địa điểm: Vườn hoa
+ Nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa
+ Câu đố của bố: Đố con hoa gì ?
+ Lần đầu cậu bé đoán sai
+ Nhận được sự động viên từ bố
+ Lần thứ 2 là buổi chiều tối đoán được 2 loại
+ Nhận được lời khen và khích lệ
+ Lần 3 đoán được hết các loại hoa trong vườn
→ Bài học đầu tiên của cậu bé là sự kiên nhẫn , cố gắng và không từ bỏ để đạt được thành công. Điều mà cậu bé nhận được từ bố là động lực,sự tin tưởng để tiếp thêm sức mạnh cho cậu bé
- Trò chơi thị giác
+ Địa điểm: vườn hoa và trong nhà
+ Đoán đồ vật bao xa
+ Bố thách thức, giả vờ không để đánh thức ý chí, bản lĩnh muốn chứng minh của cậu bé
+ Bố giấu và đố câu bé
+ Bố đố cậu bé nhắm mắt và đố bố đứng bao xa
+ Cậu bé vùi đầu trong mền vẫn biết bố ở bao xa
+ Người chú không tin nhưng cậu bé đã chứng minh được
+ Nhờ trò chơi bố dạy mà cậu bé cứu được Tí
→ Bài học thứ 2 mà cậu học là sự cố gắng, và biến điều không thể thành có thể. Và cậu bé đã chứng minh cho mọi người thấy mình đã làm được. Những trò chơi bố dạy rất hữu ích
- Trò chơi về khứu giác
+ Địa điểm vườn hoa
+ Bố đưa hoa trước mũi, đố cậu bé là hoa gì
+ Trò chơi diễn ra liên tục đến khi cậu bé biết đoán tất cả loại hoa
+ Cậu nghe hương biết mùa gì
+ Hoa nở sớm , muộn
+ Hoa nào đang nở
→ Những bài học mà cậu bé học được từ bố là tình yêu thiên nhiên, và cách cảm nhận thiên nhiên , cảnh vật xung quanh mình
2. Thông điệp từ món quà- Hoàn cảnh: Thằng Tí đem cho bố trái ổi
+ Tâm ý của người cho lựa trái to, bọc bằng bịch ni lông
+ Tâm ý người nhận bố ít khi ăn ổi, nhưng lần này bố ăn
+ Bố giải thích món quà bao giờ cũng đẹp, khi cho hay nhận món quà đều được lấy cái đẹp từ món quà
→ Bài học mà cậu bé nhận về cách cho và nhận ‘của cho không bằng cách cho” và nhận quà là một nghệ thuật, dù là bé nhưng nó mang cả tấm lòng của người đáng được trân trọng.
Đề bài: Phân tích người bố trong bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Bài tham khảo 1
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật người bố.
Đầu tiên, người bố hiện lên là một con người yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Bố dành tình yêu cho khu vườn cũng giống như dành cho con vậy. Vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn nhân vân “tôi” ra vườn, hai bố con thi nhau tưới nước cho cây cối. Sau đó, người bố còn nghĩ ra những trò chơi để đứa con dành thời gian trải nghiệm. Những trò chơi của bố cho thấy sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của nhân vật này. Người bố yêu cầu con nhắm mắt lại, dắt con đến chạm hoặc sau đó là ngửi từng bông hoa và đoán tên của chúng. Qua mỗi trò chơi, người bố cũng dạy cho nhân vật “tôi” biết cách yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như trân trọng mọi thứ xung quanh.
Không chỉ vậy, người bố còn là tốt bụng, giàu tình yêu thương. Một lần, cả nhà đang ăn cơm thì nghe thấy tiếng la hét lớn. “Tôi” đã đoán được hướng của tiếng hét, mẹ nhận ra hướng đó là ở phía bờ sông. Thế rồi, bố đã quăng chén cơm, bằng qua vườn chạy ra và cứu được thằng Tí. Khi thằng Tí đem những trái ổi đến tặng bố: “Trái ổi to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vài rất đã”. Vậy nên mặc dù người bố rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Điều đó khiến “tôi” cảm thấy thắc mắc và người bố đã ân cần giải thích cho “tôi” hiểu được giá trị của những món quà. Có thể thấy rằng, nhân vật người bố giống như một tấm gương để đứa con noi theo, cũng là để mỗi người bạn đọc tự soi chiếu lại chính mình.
Như vậy, nhân vật người bố được khắc họa trong tác phẩm mang những phẩm chất tốt đẹp, giúp cho đứa con học tập được nhiều bài học quý giá.
Bài tham khảo 2Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.
Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.
Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.
Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.
Tài liệu khác:
- Tác giả tác phẩm: Người thầy đầu tiên - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Chiều sông Thương - Ngữ văn 7
- Tác giả tác phẩm: Trở gió - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Gặp lá cơm nếp - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Đồng dao mùa xuân - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm: Ngôi nhà trên cây - Ngữ văn 7 Kết nối tri thức