LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Tác giả tác phẩm: Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Ngọc Anh | Chat Online
6 giờ trước
2 lượt xem

Tác giả tác phẩm: Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn 6

I. Đọc tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Bánh Chưng Bánh Giầy

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm Bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột Bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm Bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ Chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm Bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh giầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột Bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dày và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dày Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy Bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm Bánh Chưng và Bánh Dày để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

(Theo Trương Chính, Hợp tuyển Thơ văn Việt Nam, tập I - Văn học dân gian, NXB Văn học, Hà Nội, 1977, tr.548-550)
 

II. Tác phẩm Bánh chưng bánh giầy
1. Thể loại

Truyện truyền thuyết.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Theo Chương Trính, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I – Văn học dan gian, NXB văn học, Hà Nội, 1977, tr.548-550.

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự

4. Người kể chuyện

Ngôi thứ ba

5. Tóm tắt tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho. Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Nước ta từ đó có tục làm bánh chưng bánh giầy.

6. Bố cục tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến ...có Tiên vương chứng giám): Nhà vua ra quyết định truyền ngôi

+ Phần 2 (Tiếp theo đến ...nặn hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm kiếm và làm lễ vật.

+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa và tục lệ làm bánh chưng bánh giầy

7. Giá trị nội dung tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bánh chưng bánh giầy

+ Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
 

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bánh chưng bánh giầy
1. Nhà vua ra cuộc thi để tìm người truyền ngôi

- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, nhà vua có thể tập trung chăm lo cho nhân dân được no ấm; nhà vua đã già muốn truyền ngôi

- Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng. Nhà vua có mười hai người con trai không biết chọn ai xứng đáng

- Cách thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố thử tài ( nhân ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi)

→ Nhà vua thật anh minh, lỗi lạc , muốn truyền ngôi cho người phải có chí, có đức.

2. Các Lang và Lang Liêu tìm và làm lễ vật

- Các Lang đua nhau tìm những củ ngon vật lạ, lên rừng xuống biển để tìm những lễ vật độc nhất

- Lang Liêu là chàng hoàng tử buồn nhất. Chàng là người thiệt thòi nhất. Từ khi lớn, chỉ chăm lo đến việc đồng áng, gắn bó với lúa gạo, khoai.

- Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần “Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo”; “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Thần ở đây chính là nhân dân. Bởi nhân dân rất quý trọng hạt gạo làm ra để nuôi sống mình.

- Lang Liêu làm theo lời thần chỉ:

+ Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhan, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm.

+ Cũng thứ bánh ấy, chàng đổi kiểu đồ lên, giã nhuyễn nặn thành hình tròn.

3. Ý nghĩa của tục lệ bánh chưng, bánh giầy

- Lang Liêu mang hai thứ bánh lên lễ Tiên vương.

- Nhà vua ngạc nhiên khi nhìn hai thứ bánh ấy, hỏi Lang Liêu và chàng kể chuyện giấc mộng.

- Bánh Lang Liêu được chọn làm tế Trời, Đất, và Tiên vương.

- Sau đó, ai ăn xong cũng tấm tắc khen. Nhà vua bèn đặt tên cho hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy.

- Tục lệ của nước ta được hình thành từ đó: Vào ngày lễ Tết cổ truyền, không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy để lễ ông bà, tổ tiên.

Tải file tài liệu:
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận của bạn tại đây
Gửi ý kiến bình luận của bạn tại đây:
Hình ảnh (nếu có):

(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có tài liệu hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem và tham khảo tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Đăng tài liệu
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư