Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Hồ Chí Minh
5.207 lượt xem
Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: | 235 Nguyễn Văn Cừ, phường 4 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh |
---|---|
Cấp học: | Trung học phổ thông |
Loại hình đào tạo: | Chính quy |
Nhóm trường: | Công lập |
Năm thành lập: | 1927 |
Website: | http://www.thpt-lehongphong-tphcm.edu.vn |
Email: | webmasters@lehongphong.edu.vn |
Điện thoại: | (84 - 8) 38398506 |
Số fax: | |
Facebook: | |
Hiệu trưởng: | Nguyễn Thị Yến Trinh |
Đóng góp thông tin mới cho trường học |
Kết nối trường học
Thành viên
Bạn đã từng là học sinh tại trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Hồ Chí Minh
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Hãy tham gia kết nối, gắn kết bạn bè và theo dõi thông tin ngôi trường mến yêu này nhé!
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh là Lê Hồng Phong High School for The Gifted) là 1 trường Trung học Phổ thông Công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1927 và là một trong 3 trường Trung học đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn, với tên Trường Trung học Pétrus Ký. Đây được xem là một trong 5 trường Trung học Phổ thông chuyên có chất lượng giáo dục tốt nhất miền Nam hiện nay. Trường thu hút học sinh giỏi miền Nam và Nam Trung Bộ đăng ký thi tuyển, hằng năm có tỷ lệ đậu đại học cao.
Lịch sử
Hình thành
Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và trường Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm trường bậc trung học thứ 3 tại Sài Gòn. Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cất cho ngôi trường mới tại Chợ Quán. Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ra nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robin ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Pétrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.
Trường trước khi được sơn lại
Hoạt động cổ vũ tinh thần yêu nước
Năm 1940, Câu lạc bộ học sinh trường Pétrus Ký được thành lập. Câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể thao, cắm trại, với những sinh hoạt rất phong phú, tập hợp được đông đảo học sinh của trường và nhiều trường khác. Cũng tại đây, Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ viết bài hát La Marche des Étudiants, tiền thân của bài Tiếng gọi thanh niên và Tiếng gọi Công dân, Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.
Chỉ sau 1 năm, phong trào bị chính quyền thực dân cấm hoạt động do tuyên truyền các hoạt động yêu nước. Đến năm 1942, học sinh Pétrus Ký theo phong trào của học sinh sinh viên Hà Nội tập hợp nhau lấy tên là đoàn S.E.T (Section Exécution Tourisme). Đoàn S.E.T tổ chức theo kiểu hướng đạo, giáo dục lý tưởng sống lành mạnh, yêu nước, yêu dân tộc đang bị ngoại xâm thống trị và từ ý thức này gợi đến ý thức chống Đế quốc. Trong thời gian này, tại trường cũng có một số giáo sư âm thầm biểu lộ tình cảm yêu nước của mình qua tác phong bài giảng như Phạm Thiều, Lê Văn Chí, Trần Văn Thanh.
Năm 1942, trường di chuyển về trường sở Sư phạm Sài Gòn vì chiến cuộc nhưng không lâu sau lại mở cửa dạy học vào năm ấy tại trường sở cũ. Nhưng đến năm 1945, trường sở bị trưng dụng làm doanh trại của quân đội Nhật. Trường phải dời về khu tiểu học Tân Định và sau đó ngưng hoạt động.
Ngày 1 tháng 4 năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, trường mở cửa dạy lại trong Chủng viện đường Lucien Mossard và đến năm 1947, trở lại hoạt động nơi trường sở hiện tại.
Từ năm 1948, học sinh trường Pétrus Ký mở đầu phong trào đấu tranh đòi "Dạy và Học bằng Tiếng Việt", bãi bỏ chế độ thi hà khắc, chống khủng bố kiềm kẹp học sinh. Trong ngày tựu trường 10 tháng 9 năm 1949, học sinh các trường kết hợp với trí thức và cha mẹ học sinh đưa yêu sách yêu cầu Bộ giáo dục giải quyết ngay và tiến hành bãi khóa kéo dài 1 tháng. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp và bắt bớ. Giám đốc Nha học chính Nam phần ra lệnh đóng cửa hai trường Pétrus Ký và Gia Long, sau đó ra lệnh cho học sinh làm đơn xin đi học lại. Học sinh vẫn tiếp tục đấu tranh với 3 yêu sách:
- Lập tức thả ngay những học sinh bị bắt.
- Bảo đảm an ninh cho học sinh, không được khủng bố, bắt bớ vô cớ.
- Mở các trường vô điều kiện, không phải làm đơn xin học lại.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, hơn 2.000 học sinh trường Pétrus Ký, Áo tím Gia Long, Kỹ thuật... kéo đến trụ sở Nha học chính biểu tình, đưa yêu sách đòi thả các học sinh bị bắt. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến dinh Thủ hiến Nam phần. Chính quyền thực dân ra lệnh giải tán, đàn áp đoàn biểu tình dữ dội. Lúc này đoàn biểu tình đã lên đến 50.000 người đã chống trả mãnh liệt. Cảnh sát nổ súng bắn vào đoàn biểu tình. Học sinh Trần Văn Ơn, trường Petrus Ký, bị tử thương. Ban đấu tranh của học sinh tổ chức bảo vệ xác Trần Văn Ơn ở bệnh viện Chợ Rẫy và sau đó tổ chức lễ tang trọng thể tại trường.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, toàn thành phố đình công bãi thị, tham dự đám tang Trần Văn Ơn. Học sinh các trường trung học Mỹ Tho, Cần Thơ, Huế, Hà Nội kéo về Sài Gòn tham dự. Hầu như toàn bộ học sinh các trường đều có mặt tại trường Pétrus Ký mang theo khẩu hiệu ghi tên, trường và khẩu hiệu phản đối chính quyền. Hơn 1 triệu người xuống đường đưa đám tang. Đây là đám tang lớn nhất Sài Gòn, kể từ sau đám tang của cụ Phan Chu Trinh năm 1925.
Ngày 14 tháng 7 năm 1954, học sinh trường phát động phong trào đòi độc lập dân chủ tại trường bằng hình thức vẽ khẩu hiệu trên tường, trên bảng; công khai bày tỏ thái độ ủng hộ Hiệp định Genève.
Khuôn viên trường, mặt trước
Hoạt động thời Việt Nam Cộng hòa
Ngày 30 tháng 3 năm 1955, xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên nổ ra. Công an xung phong của Bình Xuyên vào đóng tại trường Pétrus Ký. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1955, quân chính phủ đánh bật được quân Bình Xuyên ra khỏi trường Pétrus Ký và các điểm khác. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, học sinh Pétrus Ký thành lập Ủy ban cứu tế nạn nhân hỏa hoạn do chiến sự gây ra. Phong trào đã tập hợp được rất nhiều tiền bạc và vật chất giúp đỡ đồng bào.
Năm 1961, trường được hợp thức hóa để trở thành trường Trung học Đệ nhị Cấp theo hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1970, học sinh trường tổ chức từ bãi khóa đến xuống đường tham gia biểu tình, đánh chiếm tòa đại sứ Campuchia, phản đối hành động Lon Nol tàn sát Việt Kiều ở Campuchia. Đêm 5 tháng 9 năm 1970, học sinh Pétrus Ký cùng học sinh sinh viên các trường tổ chức đêm không ngủ của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở miền Nam.
Năm 1972, Nguyễn Thái Bình, cựu học sinh Pétrus Ký, du học ở Mỹ đã công khai công kích chính quyền Mỹ trên diễn đàn nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã trục xuất anh khỏi nước Mỹ, và khi về đến Việt Nam, Nguyễn Thái Bình đã bị bắn chết trong "vụ án không tặc Nguyễn Thái Bình".
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn, đã đặt trụ sở Ban quân quản thành phố, do tướng Trần Văn Trà đứng đầu, tại trường sở. Trường Trung học Pétrus Ký tạm thời đóng cửa đến tháng 7 năm 1975 thì mở cửa lại. Cuối tháng 9 năm 1975, các học sinh của trường học niên khóa 1974-1975 được dự thi bằng Trung học Đệ nhất cấp và bằng Tú Tài.
Sau năm 1975
Ngày 19 tháng 10 năm 1975 là ngày khai giảng năm học 1975-1976, năm học đầu tiên của trường dạy theo chương trình giáo dục mới. Trường cũng đổi tên thành trường Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Từ năm học 1976-1977, trường không nhận học sinh vào lớp 6 (đệ thất cũ) và các lớp đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ cũ lần lượt chấm dứt theo cuốn chiếu đến năm 1979.
Năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong, và mở lớp 10 chuyên Toán đầu tiên tại trường, thu nhận 25 học sinh có năng khiếu Toán của Thành phố, mở đầu cho truyền thống hiếu học sau 1975. Đến năm 1990, trường đổi tên thành Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi có năng khiếu dự thi Học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.
Từ năm 1994-1995, trường được chọn làm Trung tâm Chất lượng Cao phía Nam, dành cho các học sinh trung học, và là nơi sáng lập ra kỳ thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh các tỉnh phía Nam từ Huế đến Cà Mau gọi là kỳ thi học sinh giỏi Olympic 30 tháng 4 dành cho học sinh khối 10 và 11, và tổ chức kì thi này trong 10/13 năm (có 2 năm tổ chức ở trường Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Năm 2007, tổ chức ở trường Quốc Học Huế, năm 2008 tiếp tục tổ chức tại trường Lê Hồng Phong với mục đích tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam.
Các đời hiệu trưởng
Năm học Hiệu trưởng
1927-1929 Sainte Luce Banchelin
1929-1931 Paul Valencot
1931-1933 Andre Neveu
1933-1938 Paul Valencot
1938-1944 Le Jeannic
1944-1947 Taillade
1947-1951 Lê Văn Khiêm
1951-1955 Phạm Văn Còn
1955-1957 Nguyễn Văn Kính
1957-1958 Nguyễn Văn Thơ
1958-1960 Nguyễn Văn Trương
1960-1963 Phạm Văn Lược
1963-1964 Nguyễn Thanh Liêm
1964-1966 Trần Ngọc Thái
1966-1969 Trần Văn Thử
1969-1971 Trần Ngọc Thái
1971-1971 Trần Văn Nhơn
1971-1973 Bùi Vĩnh Lập
1973-1975 Nguyễn Minh Đức
1975-1977 Nguyễn Văn Thiện
1977-1991 La Thị Hạnh
1991-1997 Nguyễn Hữu Danh
1997-2005 Đặng Thanh Châu
2005-2014 Võ Anh Dũng
2014-nay Nguyễn Thị Yến Trinh
Cựu học sinh
Trường Pétrus Ký và tiếp nối truyền thống là trường Lê Hồng Phong là nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh và trong số đó đã có nhiều nhân vật nổi bật trong nhiều lĩnh vực, trường còn là nơi xuất thân của rất nhiều nhà cách mạng của cả phía Bắc và Nam Việt Nam.
Khoa học - Giáo dục
Trịnh Kim Ảnh, Nguyễn Thành Giung, Phạm Nam Hải, Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Phúc Bửu Hội, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Phạm Thiều, Lê Tự Quốc Thắng, Nguyễn Chơn Trung
Quân sự
Huỳnh Văn Nghệ, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Chơn, Nguyễn Văn Tàu, Lê Minh Đảo, Cao Hảo Hớn, Lâm Quang Thi
Chính trị - Xã hội
Dương Minh Châu, Nguyễn Văn Chì, Trần Văn Ơn, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Trấn, Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trần Bạch Đằng, Lê Quang Vịnh, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Tiến Trung
Văn hóa - Nghệ thuật
Trần Văn Khê, Tô Văn Tuấn (Bình Nguyên Lộc), Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Mỹ Ca, Lam Phương, Hoàng Thanh Tâm, Nguyễn Ngu Í, Trần Lê, Võ Hoài Phúc, Trần Thị Cẩm Ly, Trần Lê Quỳnh, Trương Minh Quốc Thái, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Nguyễn Võ Lan Trinh, Nguyễn Khoa Tóc Tiên, MC Việt Thảo, Nguyễn Văn Chung, Trần Nguyễn Uyên Linh.
Lịch sử
Hình thành
Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và trường Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm trường bậc trung học thứ 3 tại Sài Gòn. Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cất cho ngôi trường mới tại Chợ Quán. Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ra nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robin ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Pétrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.
Trường trước khi được sơn lại
Hoạt động cổ vũ tinh thần yêu nước
Năm 1940, Câu lạc bộ học sinh trường Pétrus Ký được thành lập. Câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể thao, cắm trại, với những sinh hoạt rất phong phú, tập hợp được đông đảo học sinh của trường và nhiều trường khác. Cũng tại đây, Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ viết bài hát La Marche des Étudiants, tiền thân của bài Tiếng gọi thanh niên và Tiếng gọi Công dân, Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.
Chỉ sau 1 năm, phong trào bị chính quyền thực dân cấm hoạt động do tuyên truyền các hoạt động yêu nước. Đến năm 1942, học sinh Pétrus Ký theo phong trào của học sinh sinh viên Hà Nội tập hợp nhau lấy tên là đoàn S.E.T (Section Exécution Tourisme). Đoàn S.E.T tổ chức theo kiểu hướng đạo, giáo dục lý tưởng sống lành mạnh, yêu nước, yêu dân tộc đang bị ngoại xâm thống trị và từ ý thức này gợi đến ý thức chống Đế quốc. Trong thời gian này, tại trường cũng có một số giáo sư âm thầm biểu lộ tình cảm yêu nước của mình qua tác phong bài giảng như Phạm Thiều, Lê Văn Chí, Trần Văn Thanh.
Năm 1942, trường di chuyển về trường sở Sư phạm Sài Gòn vì chiến cuộc nhưng không lâu sau lại mở cửa dạy học vào năm ấy tại trường sở cũ. Nhưng đến năm 1945, trường sở bị trưng dụng làm doanh trại của quân đội Nhật. Trường phải dời về khu tiểu học Tân Định và sau đó ngưng hoạt động.
Ngày 1 tháng 4 năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, trường mở cửa dạy lại trong Chủng viện đường Lucien Mossard và đến năm 1947, trở lại hoạt động nơi trường sở hiện tại.
Từ năm 1948, học sinh trường Pétrus Ký mở đầu phong trào đấu tranh đòi "Dạy và Học bằng Tiếng Việt", bãi bỏ chế độ thi hà khắc, chống khủng bố kiềm kẹp học sinh. Trong ngày tựu trường 10 tháng 9 năm 1949, học sinh các trường kết hợp với trí thức và cha mẹ học sinh đưa yêu sách yêu cầu Bộ giáo dục giải quyết ngay và tiến hành bãi khóa kéo dài 1 tháng. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp và bắt bớ. Giám đốc Nha học chính Nam phần ra lệnh đóng cửa hai trường Pétrus Ký và Gia Long, sau đó ra lệnh cho học sinh làm đơn xin đi học lại. Học sinh vẫn tiếp tục đấu tranh với 3 yêu sách:
- Lập tức thả ngay những học sinh bị bắt.
- Bảo đảm an ninh cho học sinh, không được khủng bố, bắt bớ vô cớ.
- Mở các trường vô điều kiện, không phải làm đơn xin học lại.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, hơn 2.000 học sinh trường Pétrus Ký, Áo tím Gia Long, Kỹ thuật... kéo đến trụ sở Nha học chính biểu tình, đưa yêu sách đòi thả các học sinh bị bắt. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến dinh Thủ hiến Nam phần. Chính quyền thực dân ra lệnh giải tán, đàn áp đoàn biểu tình dữ dội. Lúc này đoàn biểu tình đã lên đến 50.000 người đã chống trả mãnh liệt. Cảnh sát nổ súng bắn vào đoàn biểu tình. Học sinh Trần Văn Ơn, trường Petrus Ký, bị tử thương. Ban đấu tranh của học sinh tổ chức bảo vệ xác Trần Văn Ơn ở bệnh viện Chợ Rẫy và sau đó tổ chức lễ tang trọng thể tại trường.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, toàn thành phố đình công bãi thị, tham dự đám tang Trần Văn Ơn. Học sinh các trường trung học Mỹ Tho, Cần Thơ, Huế, Hà Nội kéo về Sài Gòn tham dự. Hầu như toàn bộ học sinh các trường đều có mặt tại trường Pétrus Ký mang theo khẩu hiệu ghi tên, trường và khẩu hiệu phản đối chính quyền. Hơn 1 triệu người xuống đường đưa đám tang. Đây là đám tang lớn nhất Sài Gòn, kể từ sau đám tang của cụ Phan Chu Trinh năm 1925.
Ngày 14 tháng 7 năm 1954, học sinh trường phát động phong trào đòi độc lập dân chủ tại trường bằng hình thức vẽ khẩu hiệu trên tường, trên bảng; công khai bày tỏ thái độ ủng hộ Hiệp định Genève.
Khuôn viên trường, mặt trước
Hoạt động thời Việt Nam Cộng hòa
Ngày 30 tháng 3 năm 1955, xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên nổ ra. Công an xung phong của Bình Xuyên vào đóng tại trường Pétrus Ký. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1955, quân chính phủ đánh bật được quân Bình Xuyên ra khỏi trường Pétrus Ký và các điểm khác. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, học sinh Pétrus Ký thành lập Ủy ban cứu tế nạn nhân hỏa hoạn do chiến sự gây ra. Phong trào đã tập hợp được rất nhiều tiền bạc và vật chất giúp đỡ đồng bào.
Năm 1961, trường được hợp thức hóa để trở thành trường Trung học Đệ nhị Cấp theo hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1970, học sinh trường tổ chức từ bãi khóa đến xuống đường tham gia biểu tình, đánh chiếm tòa đại sứ Campuchia, phản đối hành động Lon Nol tàn sát Việt Kiều ở Campuchia. Đêm 5 tháng 9 năm 1970, học sinh Pétrus Ký cùng học sinh sinh viên các trường tổ chức đêm không ngủ của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở miền Nam.
Năm 1972, Nguyễn Thái Bình, cựu học sinh Pétrus Ký, du học ở Mỹ đã công khai công kích chính quyền Mỹ trên diễn đàn nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã trục xuất anh khỏi nước Mỹ, và khi về đến Việt Nam, Nguyễn Thái Bình đã bị bắn chết trong "vụ án không tặc Nguyễn Thái Bình".
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn, đã đặt trụ sở Ban quân quản thành phố, do tướng Trần Văn Trà đứng đầu, tại trường sở. Trường Trung học Pétrus Ký tạm thời đóng cửa đến tháng 7 năm 1975 thì mở cửa lại. Cuối tháng 9 năm 1975, các học sinh của trường học niên khóa 1974-1975 được dự thi bằng Trung học Đệ nhất cấp và bằng Tú Tài.
Sau năm 1975
Ngày 19 tháng 10 năm 1975 là ngày khai giảng năm học 1975-1976, năm học đầu tiên của trường dạy theo chương trình giáo dục mới. Trường cũng đổi tên thành trường Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Từ năm học 1976-1977, trường không nhận học sinh vào lớp 6 (đệ thất cũ) và các lớp đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ cũ lần lượt chấm dứt theo cuốn chiếu đến năm 1979.
Năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong, và mở lớp 10 chuyên Toán đầu tiên tại trường, thu nhận 25 học sinh có năng khiếu Toán của Thành phố, mở đầu cho truyền thống hiếu học sau 1975. Đến năm 1990, trường đổi tên thành Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong, với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi có năng khiếu dự thi Học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.
Từ năm 1994-1995, trường được chọn làm Trung tâm Chất lượng Cao phía Nam, dành cho các học sinh trung học, và là nơi sáng lập ra kỳ thi học sinh giỏi hàng năm dành cho học sinh các tỉnh phía Nam từ Huế đến Cà Mau gọi là kỳ thi học sinh giỏi Olympic 30 tháng 4 dành cho học sinh khối 10 và 11, và tổ chức kì thi này trong 10/13 năm (có 2 năm tổ chức ở trường Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Năm 2007, tổ chức ở trường Quốc Học Huế, năm 2008 tiếp tục tổ chức tại trường Lê Hồng Phong với mục đích tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tỉnh phía Nam.
Các đời hiệu trưởng
Năm học Hiệu trưởng
1927-1929 Sainte Luce Banchelin
1929-1931 Paul Valencot
1931-1933 Andre Neveu
1933-1938 Paul Valencot
1938-1944 Le Jeannic
1944-1947 Taillade
1947-1951 Lê Văn Khiêm
1951-1955 Phạm Văn Còn
1955-1957 Nguyễn Văn Kính
1957-1958 Nguyễn Văn Thơ
1958-1960 Nguyễn Văn Trương
1960-1963 Phạm Văn Lược
1963-1964 Nguyễn Thanh Liêm
1964-1966 Trần Ngọc Thái
1966-1969 Trần Văn Thử
1969-1971 Trần Ngọc Thái
1971-1971 Trần Văn Nhơn
1971-1973 Bùi Vĩnh Lập
1973-1975 Nguyễn Minh Đức
1975-1977 Nguyễn Văn Thiện
1977-1991 La Thị Hạnh
1991-1997 Nguyễn Hữu Danh
1997-2005 Đặng Thanh Châu
2005-2014 Võ Anh Dũng
2014-nay Nguyễn Thị Yến Trinh
Cựu học sinh
Trường Pétrus Ký và tiếp nối truyền thống là trường Lê Hồng Phong là nơi đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh và trong số đó đã có nhiều nhân vật nổi bật trong nhiều lĩnh vực, trường còn là nơi xuất thân của rất nhiều nhà cách mạng của cả phía Bắc và Nam Việt Nam.
Khoa học - Giáo dục
Trịnh Kim Ảnh, Nguyễn Thành Giung, Phạm Nam Hải, Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Phúc Bửu Hội, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Phạm Thiều, Lê Tự Quốc Thắng, Nguyễn Chơn Trung
Quân sự
Huỳnh Văn Nghệ, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Chơn, Nguyễn Văn Tàu, Lê Minh Đảo, Cao Hảo Hớn, Lâm Quang Thi
Chính trị - Xã hội
Dương Minh Châu, Nguyễn Văn Chì, Trần Văn Ơn, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Trấn, Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Trần Bạch Đằng, Lê Quang Vịnh, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Tiến Trung
Văn hóa - Nghệ thuật
Trần Văn Khê, Tô Văn Tuấn (Bình Nguyên Lộc), Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Xuân Hoàng, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Mỹ Ca, Lam Phương, Hoàng Thanh Tâm, Nguyễn Ngu Í, Trần Lê, Võ Hoài Phúc, Trần Thị Cẩm Ly, Trần Lê Quỳnh, Trương Minh Quốc Thái, Đức Tuấn, Hà Anh Tuấn, Nguyễn Võ Lan Trinh, Nguyễn Khoa Tóc Tiên, MC Việt Thảo, Nguyễn Văn Chung, Trần Nguyễn Uyên Linh.
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể để lại bình luận ở đây:
|
Đăng thông tin trường học của bạn >> Đố vui >> Đố vui IQ >> Đố vui chưa có đáp án>> IQ chưa có đáp án>> Gửi đố vui của bạn >>
Trường khác:
- Trung học Phổ thông Marie Curie TP Hồ Chí Minh
- Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai TP Hồ Chí Minh
- Trung học phổ thông chuyên Quốc Học - Huế
- Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Du - Đắk Lắk
- Trung học Phổ thông Kim Sơn C
- Trung học Phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa (Tran Dai Nghia High school for the Gifted)
- Trung học phổ thông Hùng Vương - TP. Hồ Chí Minh
- Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn - TP. Hồ Chí Minh
- Trung học phổ thông Lương Thế Vinh - Hà Nội
- Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
Giới thiệu trường học của bạn tại đây để mọi người có thể biết đến thông tin trường học của bạn, và kết nối bạn bè, học sinh đã học ngôi trường của bạn: Gửi thông tin trường học của bạn >>
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!