LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Ngày xuân con én đưa thoi - Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều - Nguyễn Du

NoName.27
18/12/2015 02:09:26
70.432 lượt xem
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Đoạn thơ trên trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ câu 39 đến 54.

Chú thích:
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi: "Thiều quang" chỉ ánh sáng tươi đẹp, chỉ tiết mùa xuân. Mùa xuân có 90 ngày (ba tháng), mà đã ngoài 60, tức là đã qua tháng 2, bước sang tháng ba.
Thanh minh: Là tiết đầu của mùa xuân nhằm vào đầu tháng ba.
Tảo mộ: Quét mộ, theo tục cổ, đến tiết Thanh minh, con cháu đi viếng và sửa sang lại phần mộ của cha mẹ tổ tiên.
Đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh, (thanh: là cỏ), chỉ việc trai gái đi chơi xuân, giẫm lên cỏ xanh ngoài đồng, do đó mà đi lễ Thanh minh thì thường có hội Đạp thanh.
Yến anh: Chim yến (én), chim anh (có khi đọc là oanh), hai loài chim về mùa xuân, thường hay ríu rít từng đàn. Đây ví với cảnh những đoàn người rộn ràng đi chơi xuân.
Ngựa xe như nước: Ngựa xe qua lại như nước chảy, hết lớp này đến lớp khác.
Áo quần như nêm: Ý nói người đông đúc, chen chúc.
Ngổn ngang gò đống kéo lên: Những đoàn người ngổn ngang kéo nhau lên nơi gò đống.
Vàng - vó: Một loại vàng giấy, dùng trong việc đưa ma hoặc lễ hội.
Tiểu khê: Ngòi nước, ngánh nước nhỏ.

Xem thêm: Tiết Thanh Minh là gì?
Bình luận (7)
NoName.68
02/06/2017 13:31:19
nhịp thành dịp mới đúng chứ
10 10
NoName.168
20/11/2018 10:01:44
Nhớ lại lúc còn đi học 
 
10 1
giao duc
20/02/2019 07:12:08
sai rồi: Sai chỗ đạp thanh. Không phải là đạp thanh mà là "đàm thanh" - nói lên hội hát đối
Lễ là tảo mộ, hội là đàm thanh.
7 22
giao duc
20/02/2019 07:15:09
mà "Ngày xuân" cũng là sai mà phải là "Mùa xuân con én đưa thoi"
5 29
Hà Thành
19/07/2021 06:48:04
Mấy ông bà không đi học làm ơn đừng sửa thơ của người ta.
7 1
Thạch
09/11/2021 19:14:35
Hồi mình đi học  thầy giáo giảng "đạp thanh" nghĩa là dẫm lên cỏ. Một hành động để may mắn đầu xuân. Nên mình nghĩ  đạp thanh là chính xác 
7 0
NoName.219
06/04/2022 17:31:09
Đây ko phải bài thơ gốc của Nguyễn du, bị mấy ông lãng trí chỉnh sửa lại rồi,xanh rợn chân trời,ko phải tận, tiết tháng ba.là đúng có bài đăng tiết tháng 3,để số 3.là sai, yến oanh là đúng, ko phải yến anh, áo quần như nên,ko phải nêm, chả gì ở đây như mấy ông tiến sĩ thất học chỉnh sửa nguyên bản đâu..
6 0
Gửi bình luận của bạn tại đây (*):
(Thông tin Email/ĐT sẽ không hiển thị phía người dùng)
*Nhấp vào đây để nhận mã Nhấp vào đây để nhận mã
Bạn có hoặc biết Thơ văn - danh ngôn hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi thơ văn - danh ngôn
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư