1984 - Chương 8 (George Orwell)
Đặng Minh Ngọc | Chat Online | |
26/06/2019 21:38:05 | |
Văn học nước ngoài | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
97 lượt xem
- * Gửi Hương Cho Gió (Xuân Diệu) (Văn học trong nước)
- * Bài Thứ Năm (Xuân Diệu) (Văn học trong nước)
- * Lời Kỹ Nữ (Xuân Diệu) (Văn học trong nước)
- * Buồn Trăng (Xuân Diệu) (Văn học trong nước)
"Mình có thể tới đây một lần nữa," Julia nói. "Thường thì chỗ ẩn nào cũng dùng được hai lần một cách an toàn. Nhưng không được trở lại trước một, hai tháng, dĩ nhiên."
Mới ngủ dậy xong, nàng đổi thái độ liền. Nàng đâm lanh lẹn, bận rộn, mặc quần áo vào người, buộc thắt lưng đỏ quanh bụng, và bắt đầu sắp xếp chi tiết cho chuyến về. Nhường cho nàng việc này là lẽ tất nhiên. Rõ ràng nàng có cái trí thông minh thực tế mà Winston thiếu, cùng một sự thông thuộc chốn quê quanh London góp nhặt sau vô số cuộc du hành tập thể. Con đường về mà nàng chỉ cho anh khác hẳn con đường anh mượn khi tới, và đưa anh đến một trạm tàu hỏa khác. "Chớ bao giờ đi với về cùng một lối," nàng nói như thể phát biểu một nguyên lý đại cương. Nàng sẽ rời bước trước, và Winston phải đợi nửa tiếng nữa mới đi theo nàng.
Nàng cho chàng biết một nơi hai người có thể gặp nhau khi tan sở, bốn giờ chiều tối sau. Đó là một con phố thuộc một khu nghèo, nơi có một phiên chợ họp ngoài trời, thông thường đông đảo và náo nhiệt. Nàng sẽ lảng vảng giữa sạp hàng, giả vờ kiếm dây buộc giầy hay chỉ khâu. Nếu nàng cho rằng không có gì trở ngại, nàng sẽ xịt mũi khi chàng lại gần; nếu không chàng phải phớt lờ qua mặt nàng. Nhưng nếu gặp may, giữa đám đông, hai người có thể nói chuyện an toàn với nhau chừng mười lăm phút và sắp xếp một bữa hẹn khác.
"Bây giờ em phải đi," nàng nói sau khi chàng đã thuộc lòng điều nàng dặn." Em phải về tới nhà vào mười chín giờ rưỡi. Em phải dành hai tiếng cho Liên Đoàn Thanh Niên Chống Dục Tính, phải phát truyền đơn hay chi khác cho chúng. Thế có khốn không ? Anh phủi người cho em một chút được không ? Em có cành khô nhỏ lẫn tóc không ? Anh chắc chứ ? Thôi, chào anh, anh yêu, chào anh !"
Nàng ôm choàng lấy chàng, hôn chàng như bão táp, rồi một lát sau nàng len lối qua cây non và biến dạng trong rừng không tiếng động. Đến giờ anh vẫn chưa biết tên họ và địa chỉ nàng. Tuy sao, biết cũng chẳng hơn gì, vì không thể tưởng tượng được rằng hai người có thể gặp nhau trong nhà hay trao đổi thư từ với nhau.
Số là họ không bao giờ trở lại chốn rừng thưa. Suốt tháng năm, họ chỉ kiếm được một cơ hội khác để thực sự ân ái. Chuyện xảy ra tại một chỗ ẩn khác do Julia biết, đó là tháp chuông một nhà thờ đổ nát tại một vùng quê bị bỏ bom nguyên tử ba mươi năm trước. Chỗ ẩn ấy tốt khi vào được tới nơi, nhưng đạt tới đó rất nguy hiểm. Ngoài ra họ chỉ gặp nhau trên đường phố, mỗi chiều tối tại một nơi khác nhau, và không bao giờ quá một nửa tiếng mỗi lần. Ở ngoài đường, biết cách, thường có thể nói chuyện được với nhau. Đương lúc đưa mình trên vỉa hè giữa đám đông, không hẳn sát cánh nhau và không bao giờ nhìn vào mặt nhau, họ đeo đuổi một câu chuyện lạ lùng, gián đoạn, bật tắt như đèn pha, vụt im lìm khi có một bộ đồng phục của Đảng lại gần hay ở kế cận một máy truyền hình, rồi bắt lại giữa một câu vài phút sau, rồi bị cắt ngang tới chỗ họ đã định trước là phải rời nhau, để rồi được tiếp tục gần như không cần mào đầu ngày hẹn sau. Julia tỏ ra rất thạo kiểu nói chuyện này, được nàng mệnh danh là "nói chuyện từng đợt". Nàng cũng giỏi lạ lùng lối nói không mấp môi. Chỉ có một lần trong gần một tháng hẹn hò đêm hôm, họ trao đổi được một nụ hôn. Họ đang lặng lẽ theo một ngõ ngang (Julia không bao giờ nói gì khi họ ra khỏi phố lớn), bỗng bùng lên một tiếng nổ điếc tai, đất văng tung, trời tối đặc, và Winston thấy mình nằm nghiêng, bầm sướt và khiếp sợ. Hẳn một trái bom lửa đã đổ xuống rất gần đây. Đột nhiên anh nhận ra khuôn mặt Julia cách anh vài phân, tái mét, trắng bạch như phấn. Đến môi nàng cũng trắng. Nàng chết rồi ! Anh ôm nàng vào lòng và thấy mình hôn lên một khuôn mặt ấm áp của người sống. Nhưng môi anh chạm phải một chất phấn. Mặt của hai người phủ đầy thạch cao.
Có những chiều tối họ tới nơi hẹn nhưng phải qua mặt nhau không một dấu hiệu, vì có đội tuần tra ở ngay góc đường hay máy trực thăng lượn trên đầu họ. Mà gặp nhau có kém nguy hơn, họ cũng vẫn khó tìm ra thì giờ để hò hẹn. Winston làm việc sáu mươi tiếng một tuần, Julia còn làm nhiều hơn nữa, và ngày nghỉ của họ thay đổi tùy theo sự dồn dập của công việc, không hay trùng nhau. Dù sao chăng nữa, Julia ít khi có một chiều tối hoàn toàn nhàn rỗi. Nàng dành nhiều thì giờ phát sợ cho sự tham dự các cuộc diễn văn hay biểu tình, cho sự phát văn liệu cho Liên Đoàn Thanh Niên Chống Dục Tính, cho sự sửa soạn cờ xí cho Tuần Lễ Hận Thù, cho sự quyên tiền cho phong trào tiết kiệm, và cho nhiều hoạt động đại loại. Làm vậy có lợi, nàng nói, đó là một cách ngụy trang. Có theo được qui tắc nhỏ, mới phá được qui tắc lớn. Nàng còn xúi Winston đầu tư một buổi chiều tối của anh bằng cách nhận một việc phụ liên quan đến đạn dược, được các Đảng viên sốt sắng tham gia. Thành thử, mỗi tuần một tối, Winston mất bốn tiếng chán ngắt ngồi vặn liền vào nhau mấy mẩu kim khí nhỏ, chắc hẳn là bộ phận của bom lửa, trong một xưởng tồi tàn, thiếu ánh sáng, ầm tiếng búa đập pha trộn inh tai với tiếng nhạc phát từ máy truyền hình.
Khi họ gặp nhau tại tháp nhà thờ, những lỗ hổng trong câu chuyện ngắt đoạn của họ được bù lấp. Bữa ấy là một buổi chiều sáng chói. Không khí trong căn phòng vuông nhỏ trên chuông nóng hãm, hôi xì mùi cứt chim bồ câu. Họ ngồi nói chuyện hàng giờ trên sàn gác bụi bậm, lát cành gỗ khô, thỉnh thoảng một trong hai người đứng dậy, liếc nhìn ra ngoài qua lỗ châu mai xem có ai tới không.
Julia lên hai mươi sáu tuổi. Nàng sống trong một cư xá với ba mươi cô gái khác ("Luôn luôn sặc mùi đàn bà ! Sao em ghét đàn bà thế !" nàng chua miệng), và việc làm của nàng, như chàng dự đoán, liên quan đến máy soạn truyện tại Cục Truyện. Nàng thích công việc của nàng, phần lớn gồm việc cho chạy và tiếp liệu một máy điện mạnh nhưng phức tạp. Nàng không "thông minh" nhưng ưa dùng đến tay và thành thạo máy móc. Nàng có thể tả cả tiến trình việc soạn truyện, từ chỉ thị tổng quát xuất phát từ Ủy Ban Kế Hoạch đến bản sửa cuối cùng của Toán Tái Biên. Nhưng nàng không để ý đến sản phẩm hoàn bị. Nàng nói "không ưa đọc mấy". Sách chỉ là một phẩm vật bắt buộc phải sản xuất, cũng như thịt muối hay dây giầy.
Nàng không có kỷ niệm gì trước những năm sáu mươi, và người duy nhất hay nói chuyện về thời trước Cách Mạng mà nàng biết là một người ông mất tích khi nàng lên tám. Hồi đi học nàng là đội trưởng trong Đoàn Gián Điệp và làm thư ký ban cho Liên Đoàn Thiếu Niên trước khi gia nhập Liên Đoàn Thanh Niên Chống Dục Tính. Nàng luôn luôn được coi là một phần tử ưu tú. Nàng còn được chọn để làm việc trong Ban Khiêu Dâm (một biểu hiện chắc chắn của tiếng tốt), là một tiểu ban của Cục Truyện chuyên soạn dâm thư rẻ tiền để cung cấp cho dân đen. Ban ấy được những người làm việc trong đó đặt tên là Chuồng Phân, nàng phê. Nàng làm một năm nơi đó, giúp việc soạn những tập sách nhỏ được đóng thành bộ có nhan đề như Chuyện giật gân hay Một đêm trong trường nữ sinh được thanh niên dân đen vụng trộm mua, tưởng mua vậy là hành động bất hợp pháp.
"Các sách đó ra sao ?" Winston tò mò hỏi.
"Ồ, nhảm nhí thảm hại. Chán ngắt à, thật đấy. Chỉ có sáu cốt truyện, được đem pha trộn quanh quẩn đôi chút. Dĩ nhiên em chỉ có phận sự với kính vạn hoa thôi. Em không bao giờ có chân trong Toán Tái Biên. Em không biết hành văn, cưng ạ — dù là văn cho thứ đó."
Anh ngạc nhiên khi hay rằng mọi nhân viên trong Ban Khiêu Dâm, trừ các trưởng ban, đều là thiếu nữ. Theo lý thuyết, đàn ông khó kiềm chế bản năng sinh dục hơn đàn bà, cho nên dễ có nguy bị nhiễm uế bởi những câu văn tục tĩu do họ sử dụng.
"Ngay phụ nữ đã có chồng, chúng cũng không muốn cho làm ở đó," nàng nói thêm. "Con gái luôn luôn được coi như trong trắng hơn. Thế nhưng ít nhất có một đứa không vậy là em đây."
Nàng có chuyện dan díu đầu tiên hồi mười sáu tuổi với một Đảng viên sáu mươi tuổi sau đó phải tự tử để khỏi bị bắt. "Thế cũng hay," Julia nói, "nếu không thế nào chúng cũng khiến hắn khai ra tên em". Kế sau nàng có nhiều tình nhân khác. Đời sống theo nàng rất giản dị. Mình muốn hưởng đời; "chúng", đây chỉ Đảng, muốn ngăn mình hưởng; mình ra sức phá lệ. Nàng có vẻ coi như đương nhiên "chúng" phải muốn cướp những thú vui của con người, cũng như con người phải muốn tránh sao khỏi bị bắt. Nàng thù ghét Đảng và thể hiện cái ghét đó bằng những danh từ sống sượng nhất, nhưng nàng không phê bình Đảng một cách tổng quát. Trừ phi nó đụng tới đời sống cá nhân của nàng, nàng không quan tâm đến chủ thuyết của Đảng. Winston nhận thấy nàng không bao giờ dùng danh từ Ngôn Mới ngoại trừ những chữ đã được thông dụng. Nàng không hề nghe nói tới Hội Tình Thân và không tin vào sự hiện hữu của nó. Nàng cho cuộc nổi loạn có tổ chức nào chống Đảng cũng ngu xuẩn, vì nó bó buộc thất bại. Khôn là phải vừa phá lệ vừa sống sót. Anh mơ hồ tự hỏi có bao nhiêu người khác giống nàng trong thế hệ trẻ — những người sống trong thế giới của Cách Mạng, không biết gì hơn, chấp nhận Đảng như một hiện tượng bất di bất dịch, như trời, không nổi loạn chống uy quyền của Đảng, chỉ đơn thuần thoát ly Đảng như thỏ chuồn chó.
Họ không bàn tới chuyện cưới nhau. Chuyện này quá xa vời, không đáng nghĩ tới. Không một Ủy ban nào dám chấp thuận cho hai người lấy nhau, ngay trong trường hợp vì lẽ nào đó, Katharine, vợ Winston, không còn vướng chân anh.
"Vợ anh, chị ấy như thế nào ?" Julia hỏi.
"Cô ta đầy ý tốt, em có biết danh từ Ngôn Mới ấy không ? Có nghĩa là chính thống tự nhiên, không thể có tư tưởng xấu."
"Không, em không biết danh từ đó, nhưng em biết mẫu người ấy, quá biết."
Anh bắt đầu kể cho nàng nghe cuộc đời có vợ của anh, nhưng lạ thay nàng dường như biết những đoạn chính của câu chuyện. Làm như nàng là nhân chứng hay người trong cuộc, nàng tả cho anh sự căng thẳng mình lại của Katharine mỗi khi anh đụng tới chị ta, cách Katharine vẫn có vẻ hết sức đẩy anh ra mặc dầu tay chị ôm chặt lấy anh. Với Julia anh không ngại ngùng nói về những chuyện đó: dù sao chăng nữa, Katharine đã hết là một kỷ niệm đau đớn từ lâu, chỉ còn là một kỷ niệm khó chịu.
"Anh có thể chịu đựng được tình cảnh chừa duy một điều," anh nói. Anh kể cho nàng cái nghi thức lãnh dục nhỏ mà Katharine bắt anh phải tuân theo mỗi tuần. "Cô ta bảo thế là — nhưng em không bao giờ đoán được."
"Bổn phận của chúng ta đối với Đảng," Julia nói nhanh.
"Sao em biết ?"
"Em cũng đã từng đi học, cưng ạ. Mỗi tháng một lần nữ sinh trên mười sáu tuổi được giảng về tình dục. Tại Phong Trào Thanh Niên cũng vậy. Chúng nhồi sọ con người ta hàng năm trời: Em dám bảo chúng thành công nhiều. Nhưng dĩ nhiên khó mà chắc, vì dân chúng đạo đức giả chết đi ấy."
Nàng bắt đầu nới rộng vấn đề. Với Julia, chuyện gì cũng xoay về sinh hoạt dục tình của chính nàng. Hễ dính dáng chút nào tới chuyện này, là nàng tỏ ra rất sáng suốt. Khác với Winston, nàng nắm được thâm ý của sự chặt chẽ về tình dục của Đảng. Đó không phải chỉ vì dục tính tạo ra một thế giới riêng biệt ngoài vòng kiểm soát của Đảng cần phải bị hủy diệt nếu được. Điều quan trọng hơn là sự thiếu thốn tình dục đưa đến sự cuồng loạn, một trạng thái được Đảng mong muốn vì dễ được cải biến thành cơn sốt chiến tranh hay lòng tôn thờ kẻ lãnh đạo. Nàng giảng như sau:
"Khi mình làm tình, mình dùng hết năng lực; sau đó mình cảm thấy sung sướng chẳng màng gì tới khác. Chúng muốn mình lúc nào cũng phải sôi sục nghị lực. Các cái trò đi lên đi xuống, vỗ tay vẫy cờ chỉ là giới tính biến chua. Nếu mình sung sướng trong lòng, mình đâu cần tự kích thích với Bác, với Kế hoạch ba năm, với hai phút Hận Thù hay những trò chết thối khác của chúng ?"
Nhận xét này rất đúng, anh nghĩ. Giữa lòng trinh tiết và sự chính thống chính trị có một mối quan hệ mật thiết trực tiếp. Vì có cách nào giữ được đúng cường độ cho lòng sợ hãi, nỗi căm thù cũng như trí cuồng tín mà Đảng đòi hỏi nơi Đảng viên, ngoài cách khóa lại một bản năng mạnh mẽ để rồi dùng nó làm động lực ? Xung động tình dục nguy hiểm đối với Đảng, nên Đảng xoay chuyển nó theo hướng có lợi cho Đảng. Chúng chơi trò tương tự với tình gia đình. Gia đình thực ra không thể loại được, vậy nên dân chúng được khuyến khích yêu thương con cái, gần theo lối xưa. Mặt khác, con cái được triệt để xúi dục chống lại cha mẹ và dạy phải rình mò và báo cáo những sự trệch đường lối của cha mẹ. Gia đình đâm trở thành một chi nhánh của Cảnh Sát Tư Tưởng. Đấy là một mẹo làm cho ai cũng bị một lũ chỉ điểm thân cận vây quanh đêm ngày.
Hốt nhiên, anh lại nghĩ tới Katharine. Katharine chắc chắn đã tố cáo anh với Cảnh Sát Tư Tưởng rồi, nếu nàng không quá ngu xuẩn không dò ra tính bất chính thống của các quan điểm của anh. Nhưng cái khiến anh nhớ đến nàng lúc này là khí chiều nóng nực làm trán anh đầm đìa mồ hôi. Anh đem kể cho Julia một chuyện xảy ra, hay đúng hơn xuýt xảy ra, vào một buổi chiều hạ nực nội khác, mười một năm về trước.
Lúc đó vào khoảng ba bốn tháng sau khi anh và Katharine lấy nhau. Hai người lạc đường nhân một chuyến du hành tập thể đâu đó ở vùng Kent. Họ chỉ lẽo đẽo theo sau những người khác có vài phút, nhưng họ rẽ lầm lối và chốc sau thấy mình bị chặn ngang bởi ven một công trường đá vôi cũ. Đó là một sườn đồi cao chừng mười, hai mươi thước, lổm chổm đá bên dưới. Không có ai để hỏi đường. Khi hiểu rằng mình lạc đường, Katharine đâm ra bồn chồn khó chịu. Xa đám du hành ồn ào dù chỉ một lát đủ làm cho nàng có cảm tưởng mình hành động xấu xa. Nàng muốn quay nhanh trở lại con đường mới theo rồi tìm lối theo hướng khác. Nhưng lúc ấy Winston để ý thấy vài cụm trân châu mọc trên khe vách đá dưới chân họ. Một cụm có hai mầu, đỏ thắm và đỏ gạch, hình như mọc trên cùng một rễ. Anh chưa bao giờ thấy một chuyện như vậy trước đây, nên gọi Katharine lại xem.
"Coi kìa, Katharine ! Nhìn khóm hoa kia ! Cái cụm ở dưới chân mình. Em có thấy nó có hai mầu không ?"
Nàng đã quay đi rồi, nhưng cũng miễn cưỡng trở lại chốc lát. Nàng còn cúi mặt xuống vách đá để nhìn vào chỗ anh chỉ. Anh đứng sau lưng nàng một chút, tay đặt trên eo nàng để đỡ cho nàng đứng thẳng. Lúc đó anh bỗng nhận thấy sự hoàn toàn trơ trọi của hai người. Không một sinh vật nào xung quanh, không một nhánh lá dao động, không đến cả một con chim thức giấc. Tại một chốn như thế này, mối nguy có máy ghi âm rất nhỏ, mà có máy ghi âm chăng nữa nó cũng chỉ ghi được tiếng động thôi. Lúc đó vào giờ ngủ trưa nóng nhất. Mặt trời cháy rực trên đầu họ, mồ hôi đổ giọt trên mặt Winston. Và trong óc anh nảy ra ý nghĩ...
"Sao anh không đẩy mạnh chị ấy một cú ?" Julia nói. "Nếu là anh thì em đã làm thế rồi."
"Đúng, chắc em đã làm vậy. Anh cũng thế, nếu anh giống như anh bây giờ. Hay có thể anh cũng đã thế — anh không chắc nữa."
"Anh có tiếc đã không làm vậy không ?"
"Có. Xét cho cùng, anh có tiếc."
Họ đang ngồi cạnh nhau trên sàn bụi bậm. Anh kéo nàng sát lại gần anh hơn. Đầu nàng đặt trên vai anh, mùi thơm của tóc nàng át hẳn mùi cứt chim bồ câu. Nàng quá trẻ, anh nghĩ, nàng còn trông đợi nơi đời sống, nàng không hiểu rằng đẩy một chướng ngại nhân xuống vách đá không giải quyết gì.
"Thật ra, làm hay không làm vậy cũng như nhau," anh nói.
"Thế tại sao anh tiếc không làm vậy ?"
"Chỉ vì anh thích có một hành động tích cực hơn tiêu cực. Trong ván bài đời, mình không thắng được. Có những sự thất bại này hay hơn sự thất bại khác, thế thôi."
Anh cảm thấy vai nàng nhún lên phản đối. Nàng luôn luôn nói ngược anh khi anh nói vậy. Nàng không chấp nhận như một định luật của tạo hóa sự cá nhân bao giờ cũng thất bại. Có thể nói, nàng ý thức nàng bị kết án, trước sau gì Cảnh Sát Tư Tưởng cũng bắt giết nàng, nhưng trong một phần tâm tư nàng nàng tin rằng sao đó, con người có thể xây dựng được một thế giới thầm kín để thỏa lòng sống trong đó. Chỉ cần có may mắn, mưu mô và bạo dạn. Nàng không hiểu rằng hạnh phúc là một thứ không hề có, sự đắc thắng duy nhất nằm trong một tương lai xa xôi, rất lâu sau khi mình đã chết, khi mình bắt đầu tuyên chiến với Đảng nên coi mình như một thây ma là hơn.
"Chúng ta là kẻ chết," anh nói.
"Chúng ta chưa chết," Julia bình dị chữa.
"Chỉ thể xác chúng ta còn thôi. Cho còn sáu tháng, một năm — năm năm nữa đi. Anh sợ chết. Em còn trẻ nên có lẽ em còn sợ hơn anh. Dĩ nhiên chúng ta sẽ hết sức đẩy lui cái chết. Nhưng làm thế chẳng thay đổi gì mấy. Con người còn giữ tính chất con người, cái chết với cái sống như một."
"Ồ, bậy nào ! Mới đây anh ngủ với ai, với em hay một thây ma ? Anh không vui sống sao ? Anh không thích cảm giác: đây là tôi, đây là tay tôi, đây là chân tôi, tôi có thật, tôi chắc nịch, tôi sống ! hay sao ? Anh không thích thế này à ?"
Nàng xoay người lại và áp ngực vào anh. Anh cảm thấy ngực nàng chín chắc qua bộ áo liền quần của nàng. Thân hình nàng hình như đổ ra một ít sức trẻ mạnh vào người anh.
"Có, anh thích chứ."
"Vậy thì anh ngưng nói chuyện chết chóc đi. Nghe này cưng, mình phải ấn định cuộc hẹn sau. Mình có thể trở lại chỗ trong rừng. Mình để yên chỗ ấy khá lâu rồi. Nhưng lần này anh phải tới đó bằng lối khác. Em trù tính hết cho anh. Anh lấy tàu — nhưng coi, để em vẽ ra cho anh."
Và theo tính thực tiễn của nàng, nàng gạt bụi lại thành một đống vuông, rồi với một cành khô nhỏ rút từ ổ chim câu, nàng bắt đầu họa một bản đồ trên sàn gác.
Mới ngủ dậy xong, nàng đổi thái độ liền. Nàng đâm lanh lẹn, bận rộn, mặc quần áo vào người, buộc thắt lưng đỏ quanh bụng, và bắt đầu sắp xếp chi tiết cho chuyến về. Nhường cho nàng việc này là lẽ tất nhiên. Rõ ràng nàng có cái trí thông minh thực tế mà Winston thiếu, cùng một sự thông thuộc chốn quê quanh London góp nhặt sau vô số cuộc du hành tập thể. Con đường về mà nàng chỉ cho anh khác hẳn con đường anh mượn khi tới, và đưa anh đến một trạm tàu hỏa khác. "Chớ bao giờ đi với về cùng một lối," nàng nói như thể phát biểu một nguyên lý đại cương. Nàng sẽ rời bước trước, và Winston phải đợi nửa tiếng nữa mới đi theo nàng.
Nàng cho chàng biết một nơi hai người có thể gặp nhau khi tan sở, bốn giờ chiều tối sau. Đó là một con phố thuộc một khu nghèo, nơi có một phiên chợ họp ngoài trời, thông thường đông đảo và náo nhiệt. Nàng sẽ lảng vảng giữa sạp hàng, giả vờ kiếm dây buộc giầy hay chỉ khâu. Nếu nàng cho rằng không có gì trở ngại, nàng sẽ xịt mũi khi chàng lại gần; nếu không chàng phải phớt lờ qua mặt nàng. Nhưng nếu gặp may, giữa đám đông, hai người có thể nói chuyện an toàn với nhau chừng mười lăm phút và sắp xếp một bữa hẹn khác.
"Bây giờ em phải đi," nàng nói sau khi chàng đã thuộc lòng điều nàng dặn." Em phải về tới nhà vào mười chín giờ rưỡi. Em phải dành hai tiếng cho Liên Đoàn Thanh Niên Chống Dục Tính, phải phát truyền đơn hay chi khác cho chúng. Thế có khốn không ? Anh phủi người cho em một chút được không ? Em có cành khô nhỏ lẫn tóc không ? Anh chắc chứ ? Thôi, chào anh, anh yêu, chào anh !"
Nàng ôm choàng lấy chàng, hôn chàng như bão táp, rồi một lát sau nàng len lối qua cây non và biến dạng trong rừng không tiếng động. Đến giờ anh vẫn chưa biết tên họ và địa chỉ nàng. Tuy sao, biết cũng chẳng hơn gì, vì không thể tưởng tượng được rằng hai người có thể gặp nhau trong nhà hay trao đổi thư từ với nhau.
Số là họ không bao giờ trở lại chốn rừng thưa. Suốt tháng năm, họ chỉ kiếm được một cơ hội khác để thực sự ân ái. Chuyện xảy ra tại một chỗ ẩn khác do Julia biết, đó là tháp chuông một nhà thờ đổ nát tại một vùng quê bị bỏ bom nguyên tử ba mươi năm trước. Chỗ ẩn ấy tốt khi vào được tới nơi, nhưng đạt tới đó rất nguy hiểm. Ngoài ra họ chỉ gặp nhau trên đường phố, mỗi chiều tối tại một nơi khác nhau, và không bao giờ quá một nửa tiếng mỗi lần. Ở ngoài đường, biết cách, thường có thể nói chuyện được với nhau. Đương lúc đưa mình trên vỉa hè giữa đám đông, không hẳn sát cánh nhau và không bao giờ nhìn vào mặt nhau, họ đeo đuổi một câu chuyện lạ lùng, gián đoạn, bật tắt như đèn pha, vụt im lìm khi có một bộ đồng phục của Đảng lại gần hay ở kế cận một máy truyền hình, rồi bắt lại giữa một câu vài phút sau, rồi bị cắt ngang tới chỗ họ đã định trước là phải rời nhau, để rồi được tiếp tục gần như không cần mào đầu ngày hẹn sau. Julia tỏ ra rất thạo kiểu nói chuyện này, được nàng mệnh danh là "nói chuyện từng đợt". Nàng cũng giỏi lạ lùng lối nói không mấp môi. Chỉ có một lần trong gần một tháng hẹn hò đêm hôm, họ trao đổi được một nụ hôn. Họ đang lặng lẽ theo một ngõ ngang (Julia không bao giờ nói gì khi họ ra khỏi phố lớn), bỗng bùng lên một tiếng nổ điếc tai, đất văng tung, trời tối đặc, và Winston thấy mình nằm nghiêng, bầm sướt và khiếp sợ. Hẳn một trái bom lửa đã đổ xuống rất gần đây. Đột nhiên anh nhận ra khuôn mặt Julia cách anh vài phân, tái mét, trắng bạch như phấn. Đến môi nàng cũng trắng. Nàng chết rồi ! Anh ôm nàng vào lòng và thấy mình hôn lên một khuôn mặt ấm áp của người sống. Nhưng môi anh chạm phải một chất phấn. Mặt của hai người phủ đầy thạch cao.
Có những chiều tối họ tới nơi hẹn nhưng phải qua mặt nhau không một dấu hiệu, vì có đội tuần tra ở ngay góc đường hay máy trực thăng lượn trên đầu họ. Mà gặp nhau có kém nguy hơn, họ cũng vẫn khó tìm ra thì giờ để hò hẹn. Winston làm việc sáu mươi tiếng một tuần, Julia còn làm nhiều hơn nữa, và ngày nghỉ của họ thay đổi tùy theo sự dồn dập của công việc, không hay trùng nhau. Dù sao chăng nữa, Julia ít khi có một chiều tối hoàn toàn nhàn rỗi. Nàng dành nhiều thì giờ phát sợ cho sự tham dự các cuộc diễn văn hay biểu tình, cho sự phát văn liệu cho Liên Đoàn Thanh Niên Chống Dục Tính, cho sự sửa soạn cờ xí cho Tuần Lễ Hận Thù, cho sự quyên tiền cho phong trào tiết kiệm, và cho nhiều hoạt động đại loại. Làm vậy có lợi, nàng nói, đó là một cách ngụy trang. Có theo được qui tắc nhỏ, mới phá được qui tắc lớn. Nàng còn xúi Winston đầu tư một buổi chiều tối của anh bằng cách nhận một việc phụ liên quan đến đạn dược, được các Đảng viên sốt sắng tham gia. Thành thử, mỗi tuần một tối, Winston mất bốn tiếng chán ngắt ngồi vặn liền vào nhau mấy mẩu kim khí nhỏ, chắc hẳn là bộ phận của bom lửa, trong một xưởng tồi tàn, thiếu ánh sáng, ầm tiếng búa đập pha trộn inh tai với tiếng nhạc phát từ máy truyền hình.
Khi họ gặp nhau tại tháp nhà thờ, những lỗ hổng trong câu chuyện ngắt đoạn của họ được bù lấp. Bữa ấy là một buổi chiều sáng chói. Không khí trong căn phòng vuông nhỏ trên chuông nóng hãm, hôi xì mùi cứt chim bồ câu. Họ ngồi nói chuyện hàng giờ trên sàn gác bụi bậm, lát cành gỗ khô, thỉnh thoảng một trong hai người đứng dậy, liếc nhìn ra ngoài qua lỗ châu mai xem có ai tới không.
Julia lên hai mươi sáu tuổi. Nàng sống trong một cư xá với ba mươi cô gái khác ("Luôn luôn sặc mùi đàn bà ! Sao em ghét đàn bà thế !" nàng chua miệng), và việc làm của nàng, như chàng dự đoán, liên quan đến máy soạn truyện tại Cục Truyện. Nàng thích công việc của nàng, phần lớn gồm việc cho chạy và tiếp liệu một máy điện mạnh nhưng phức tạp. Nàng không "thông minh" nhưng ưa dùng đến tay và thành thạo máy móc. Nàng có thể tả cả tiến trình việc soạn truyện, từ chỉ thị tổng quát xuất phát từ Ủy Ban Kế Hoạch đến bản sửa cuối cùng của Toán Tái Biên. Nhưng nàng không để ý đến sản phẩm hoàn bị. Nàng nói "không ưa đọc mấy". Sách chỉ là một phẩm vật bắt buộc phải sản xuất, cũng như thịt muối hay dây giầy.
Nàng không có kỷ niệm gì trước những năm sáu mươi, và người duy nhất hay nói chuyện về thời trước Cách Mạng mà nàng biết là một người ông mất tích khi nàng lên tám. Hồi đi học nàng là đội trưởng trong Đoàn Gián Điệp và làm thư ký ban cho Liên Đoàn Thiếu Niên trước khi gia nhập Liên Đoàn Thanh Niên Chống Dục Tính. Nàng luôn luôn được coi là một phần tử ưu tú. Nàng còn được chọn để làm việc trong Ban Khiêu Dâm (một biểu hiện chắc chắn của tiếng tốt), là một tiểu ban của Cục Truyện chuyên soạn dâm thư rẻ tiền để cung cấp cho dân đen. Ban ấy được những người làm việc trong đó đặt tên là Chuồng Phân, nàng phê. Nàng làm một năm nơi đó, giúp việc soạn những tập sách nhỏ được đóng thành bộ có nhan đề như Chuyện giật gân hay Một đêm trong trường nữ sinh được thanh niên dân đen vụng trộm mua, tưởng mua vậy là hành động bất hợp pháp.
"Các sách đó ra sao ?" Winston tò mò hỏi.
"Ồ, nhảm nhí thảm hại. Chán ngắt à, thật đấy. Chỉ có sáu cốt truyện, được đem pha trộn quanh quẩn đôi chút. Dĩ nhiên em chỉ có phận sự với kính vạn hoa thôi. Em không bao giờ có chân trong Toán Tái Biên. Em không biết hành văn, cưng ạ — dù là văn cho thứ đó."
Anh ngạc nhiên khi hay rằng mọi nhân viên trong Ban Khiêu Dâm, trừ các trưởng ban, đều là thiếu nữ. Theo lý thuyết, đàn ông khó kiềm chế bản năng sinh dục hơn đàn bà, cho nên dễ có nguy bị nhiễm uế bởi những câu văn tục tĩu do họ sử dụng.
"Ngay phụ nữ đã có chồng, chúng cũng không muốn cho làm ở đó," nàng nói thêm. "Con gái luôn luôn được coi như trong trắng hơn. Thế nhưng ít nhất có một đứa không vậy là em đây."
Nàng có chuyện dan díu đầu tiên hồi mười sáu tuổi với một Đảng viên sáu mươi tuổi sau đó phải tự tử để khỏi bị bắt. "Thế cũng hay," Julia nói, "nếu không thế nào chúng cũng khiến hắn khai ra tên em". Kế sau nàng có nhiều tình nhân khác. Đời sống theo nàng rất giản dị. Mình muốn hưởng đời; "chúng", đây chỉ Đảng, muốn ngăn mình hưởng; mình ra sức phá lệ. Nàng có vẻ coi như đương nhiên "chúng" phải muốn cướp những thú vui của con người, cũng như con người phải muốn tránh sao khỏi bị bắt. Nàng thù ghét Đảng và thể hiện cái ghét đó bằng những danh từ sống sượng nhất, nhưng nàng không phê bình Đảng một cách tổng quát. Trừ phi nó đụng tới đời sống cá nhân của nàng, nàng không quan tâm đến chủ thuyết của Đảng. Winston nhận thấy nàng không bao giờ dùng danh từ Ngôn Mới ngoại trừ những chữ đã được thông dụng. Nàng không hề nghe nói tới Hội Tình Thân và không tin vào sự hiện hữu của nó. Nàng cho cuộc nổi loạn có tổ chức nào chống Đảng cũng ngu xuẩn, vì nó bó buộc thất bại. Khôn là phải vừa phá lệ vừa sống sót. Anh mơ hồ tự hỏi có bao nhiêu người khác giống nàng trong thế hệ trẻ — những người sống trong thế giới của Cách Mạng, không biết gì hơn, chấp nhận Đảng như một hiện tượng bất di bất dịch, như trời, không nổi loạn chống uy quyền của Đảng, chỉ đơn thuần thoát ly Đảng như thỏ chuồn chó.
Họ không bàn tới chuyện cưới nhau. Chuyện này quá xa vời, không đáng nghĩ tới. Không một Ủy ban nào dám chấp thuận cho hai người lấy nhau, ngay trong trường hợp vì lẽ nào đó, Katharine, vợ Winston, không còn vướng chân anh.
"Vợ anh, chị ấy như thế nào ?" Julia hỏi.
"Cô ta đầy ý tốt, em có biết danh từ Ngôn Mới ấy không ? Có nghĩa là chính thống tự nhiên, không thể có tư tưởng xấu."
"Không, em không biết danh từ đó, nhưng em biết mẫu người ấy, quá biết."
Anh bắt đầu kể cho nàng nghe cuộc đời có vợ của anh, nhưng lạ thay nàng dường như biết những đoạn chính của câu chuyện. Làm như nàng là nhân chứng hay người trong cuộc, nàng tả cho anh sự căng thẳng mình lại của Katharine mỗi khi anh đụng tới chị ta, cách Katharine vẫn có vẻ hết sức đẩy anh ra mặc dầu tay chị ôm chặt lấy anh. Với Julia anh không ngại ngùng nói về những chuyện đó: dù sao chăng nữa, Katharine đã hết là một kỷ niệm đau đớn từ lâu, chỉ còn là một kỷ niệm khó chịu.
"Anh có thể chịu đựng được tình cảnh chừa duy một điều," anh nói. Anh kể cho nàng cái nghi thức lãnh dục nhỏ mà Katharine bắt anh phải tuân theo mỗi tuần. "Cô ta bảo thế là — nhưng em không bao giờ đoán được."
"Bổn phận của chúng ta đối với Đảng," Julia nói nhanh.
"Sao em biết ?"
"Em cũng đã từng đi học, cưng ạ. Mỗi tháng một lần nữ sinh trên mười sáu tuổi được giảng về tình dục. Tại Phong Trào Thanh Niên cũng vậy. Chúng nhồi sọ con người ta hàng năm trời: Em dám bảo chúng thành công nhiều. Nhưng dĩ nhiên khó mà chắc, vì dân chúng đạo đức giả chết đi ấy."
Nàng bắt đầu nới rộng vấn đề. Với Julia, chuyện gì cũng xoay về sinh hoạt dục tình của chính nàng. Hễ dính dáng chút nào tới chuyện này, là nàng tỏ ra rất sáng suốt. Khác với Winston, nàng nắm được thâm ý của sự chặt chẽ về tình dục của Đảng. Đó không phải chỉ vì dục tính tạo ra một thế giới riêng biệt ngoài vòng kiểm soát của Đảng cần phải bị hủy diệt nếu được. Điều quan trọng hơn là sự thiếu thốn tình dục đưa đến sự cuồng loạn, một trạng thái được Đảng mong muốn vì dễ được cải biến thành cơn sốt chiến tranh hay lòng tôn thờ kẻ lãnh đạo. Nàng giảng như sau:
"Khi mình làm tình, mình dùng hết năng lực; sau đó mình cảm thấy sung sướng chẳng màng gì tới khác. Chúng muốn mình lúc nào cũng phải sôi sục nghị lực. Các cái trò đi lên đi xuống, vỗ tay vẫy cờ chỉ là giới tính biến chua. Nếu mình sung sướng trong lòng, mình đâu cần tự kích thích với Bác, với Kế hoạch ba năm, với hai phút Hận Thù hay những trò chết thối khác của chúng ?"
Nhận xét này rất đúng, anh nghĩ. Giữa lòng trinh tiết và sự chính thống chính trị có một mối quan hệ mật thiết trực tiếp. Vì có cách nào giữ được đúng cường độ cho lòng sợ hãi, nỗi căm thù cũng như trí cuồng tín mà Đảng đòi hỏi nơi Đảng viên, ngoài cách khóa lại một bản năng mạnh mẽ để rồi dùng nó làm động lực ? Xung động tình dục nguy hiểm đối với Đảng, nên Đảng xoay chuyển nó theo hướng có lợi cho Đảng. Chúng chơi trò tương tự với tình gia đình. Gia đình thực ra không thể loại được, vậy nên dân chúng được khuyến khích yêu thương con cái, gần theo lối xưa. Mặt khác, con cái được triệt để xúi dục chống lại cha mẹ và dạy phải rình mò và báo cáo những sự trệch đường lối của cha mẹ. Gia đình đâm trở thành một chi nhánh của Cảnh Sát Tư Tưởng. Đấy là một mẹo làm cho ai cũng bị một lũ chỉ điểm thân cận vây quanh đêm ngày.
Hốt nhiên, anh lại nghĩ tới Katharine. Katharine chắc chắn đã tố cáo anh với Cảnh Sát Tư Tưởng rồi, nếu nàng không quá ngu xuẩn không dò ra tính bất chính thống của các quan điểm của anh. Nhưng cái khiến anh nhớ đến nàng lúc này là khí chiều nóng nực làm trán anh đầm đìa mồ hôi. Anh đem kể cho Julia một chuyện xảy ra, hay đúng hơn xuýt xảy ra, vào một buổi chiều hạ nực nội khác, mười một năm về trước.
Lúc đó vào khoảng ba bốn tháng sau khi anh và Katharine lấy nhau. Hai người lạc đường nhân một chuyến du hành tập thể đâu đó ở vùng Kent. Họ chỉ lẽo đẽo theo sau những người khác có vài phút, nhưng họ rẽ lầm lối và chốc sau thấy mình bị chặn ngang bởi ven một công trường đá vôi cũ. Đó là một sườn đồi cao chừng mười, hai mươi thước, lổm chổm đá bên dưới. Không có ai để hỏi đường. Khi hiểu rằng mình lạc đường, Katharine đâm ra bồn chồn khó chịu. Xa đám du hành ồn ào dù chỉ một lát đủ làm cho nàng có cảm tưởng mình hành động xấu xa. Nàng muốn quay nhanh trở lại con đường mới theo rồi tìm lối theo hướng khác. Nhưng lúc ấy Winston để ý thấy vài cụm trân châu mọc trên khe vách đá dưới chân họ. Một cụm có hai mầu, đỏ thắm và đỏ gạch, hình như mọc trên cùng một rễ. Anh chưa bao giờ thấy một chuyện như vậy trước đây, nên gọi Katharine lại xem.
"Coi kìa, Katharine ! Nhìn khóm hoa kia ! Cái cụm ở dưới chân mình. Em có thấy nó có hai mầu không ?"
Nàng đã quay đi rồi, nhưng cũng miễn cưỡng trở lại chốc lát. Nàng còn cúi mặt xuống vách đá để nhìn vào chỗ anh chỉ. Anh đứng sau lưng nàng một chút, tay đặt trên eo nàng để đỡ cho nàng đứng thẳng. Lúc đó anh bỗng nhận thấy sự hoàn toàn trơ trọi của hai người. Không một sinh vật nào xung quanh, không một nhánh lá dao động, không đến cả một con chim thức giấc. Tại một chốn như thế này, mối nguy có máy ghi âm rất nhỏ, mà có máy ghi âm chăng nữa nó cũng chỉ ghi được tiếng động thôi. Lúc đó vào giờ ngủ trưa nóng nhất. Mặt trời cháy rực trên đầu họ, mồ hôi đổ giọt trên mặt Winston. Và trong óc anh nảy ra ý nghĩ...
"Sao anh không đẩy mạnh chị ấy một cú ?" Julia nói. "Nếu là anh thì em đã làm thế rồi."
"Đúng, chắc em đã làm vậy. Anh cũng thế, nếu anh giống như anh bây giờ. Hay có thể anh cũng đã thế — anh không chắc nữa."
"Anh có tiếc đã không làm vậy không ?"
"Có. Xét cho cùng, anh có tiếc."
Họ đang ngồi cạnh nhau trên sàn bụi bậm. Anh kéo nàng sát lại gần anh hơn. Đầu nàng đặt trên vai anh, mùi thơm của tóc nàng át hẳn mùi cứt chim bồ câu. Nàng quá trẻ, anh nghĩ, nàng còn trông đợi nơi đời sống, nàng không hiểu rằng đẩy một chướng ngại nhân xuống vách đá không giải quyết gì.
"Thật ra, làm hay không làm vậy cũng như nhau," anh nói.
"Thế tại sao anh tiếc không làm vậy ?"
"Chỉ vì anh thích có một hành động tích cực hơn tiêu cực. Trong ván bài đời, mình không thắng được. Có những sự thất bại này hay hơn sự thất bại khác, thế thôi."
Anh cảm thấy vai nàng nhún lên phản đối. Nàng luôn luôn nói ngược anh khi anh nói vậy. Nàng không chấp nhận như một định luật của tạo hóa sự cá nhân bao giờ cũng thất bại. Có thể nói, nàng ý thức nàng bị kết án, trước sau gì Cảnh Sát Tư Tưởng cũng bắt giết nàng, nhưng trong một phần tâm tư nàng nàng tin rằng sao đó, con người có thể xây dựng được một thế giới thầm kín để thỏa lòng sống trong đó. Chỉ cần có may mắn, mưu mô và bạo dạn. Nàng không hiểu rằng hạnh phúc là một thứ không hề có, sự đắc thắng duy nhất nằm trong một tương lai xa xôi, rất lâu sau khi mình đã chết, khi mình bắt đầu tuyên chiến với Đảng nên coi mình như một thây ma là hơn.
"Chúng ta là kẻ chết," anh nói.
"Chúng ta chưa chết," Julia bình dị chữa.
"Chỉ thể xác chúng ta còn thôi. Cho còn sáu tháng, một năm — năm năm nữa đi. Anh sợ chết. Em còn trẻ nên có lẽ em còn sợ hơn anh. Dĩ nhiên chúng ta sẽ hết sức đẩy lui cái chết. Nhưng làm thế chẳng thay đổi gì mấy. Con người còn giữ tính chất con người, cái chết với cái sống như một."
"Ồ, bậy nào ! Mới đây anh ngủ với ai, với em hay một thây ma ? Anh không vui sống sao ? Anh không thích cảm giác: đây là tôi, đây là tay tôi, đây là chân tôi, tôi có thật, tôi chắc nịch, tôi sống ! hay sao ? Anh không thích thế này à ?"
Nàng xoay người lại và áp ngực vào anh. Anh cảm thấy ngực nàng chín chắc qua bộ áo liền quần của nàng. Thân hình nàng hình như đổ ra một ít sức trẻ mạnh vào người anh.
"Có, anh thích chứ."
"Vậy thì anh ngưng nói chuyện chết chóc đi. Nghe này cưng, mình phải ấn định cuộc hẹn sau. Mình có thể trở lại chỗ trong rừng. Mình để yên chỗ ấy khá lâu rồi. Nhưng lần này anh phải tới đó bằng lối khác. Em trù tính hết cho anh. Anh lấy tàu — nhưng coi, để em vẽ ra cho anh."
Và theo tính thực tiễn của nàng, nàng gạt bụi lại thành một đống vuông, rồi với một cành khô nhỏ rút từ ổ chim câu, nàng bắt đầu họa một bản đồ trên sàn gác.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!