Đại nghĩa diệt thân - Chương 12 (Hồ Biểu Chánh)
Fairy Dream | Chat Online | |
18/08/2019 15:44:33 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
77 lượt xem
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 13 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 14 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 11 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 10 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Chú Tư Ðịnh lãnh thơ của ông Nhiêu Giám bơi xuồng đi Chợ Lớn, giao cho ông Nhiêu Lạc. Cách ít bữa chú trở về, có thơ của ông Nhiêu Lạc trả lời, nói rằng ông vẫn chăm nom dọ dẫm cụ Thủ Khoa Huân.
Mấy tháng nay ông không viết thơ gởi cho bạn là vì không có tin gì lạ, người ta vẫn nhốt cụ Thủ Khoa ở trong khám năm mười bữa thì có cho một viên quan Việt đã hiệp tác với Tây vào khám thăm cụ và mỗi lần thăm đều có đem bánh trái theo mà cho cụ dùng. Theo ý ông Nhiêu Lạc thì Tây cố ý muốn dụ cụ Thủ Khoa đầu hàng đặng cho cụ làm quan mà sắp đặt cuộc cai trị, nhưng tại cụ không đành phản quốc như bọn kên kên đánh hơi chỗ nào có thịt thì bu lại, bởi vậy họ nhốt hoài để dụ cụ, chớ không làm tội chi hết.
Trong thơ ông Nhiêu Lạc lại còn cho bạn hay rằng trong vùng Gia Ðịnh nhơn dân theo hướng xu Tây gần hết, duy có mấy nhà nho học giỏi với em cháu của các quan ta, thì bán nhà bán đất dời ra Bình Thuận, Khánh Hoà mà tránh, không chịu làm tôi cho giặc. Nhơn dân ở miệt Cầu Kho, Chợ Quán đi nhiều nhứt là từ tháng trước họ nghe tin cụ Trương Công Ðịnh ở Gò công bị thất bại nữa thì họ thất vọng nên mới đi lẹ. Còn những bợm ra đầu giặc, thì ai biết chữ, lanh lợi bặt thiệp, đều được làm quan, ai quê dốt thì làm lính. Người nào không giúp việc cho tân trào thì thong thả làm ruộng hoặc mua bán. Làm các nghề ấy nghề nào cũng có lợi nhiều, bởi vậy thiên hạ ồn ào chen nhau mà làm, không kể ông cha, cũng không nhớ non nước gì nữa.
Ông Nhiêu Giám đọc thơ của bạn rồi thì ông ngẩn ngơ, ông đọc đi đọc lại đến hai ba lần, ông chán nản buồn rầu, buồn vì nỗi nhơn tâm yểm cựu nghinh tân mà nhứt là buồn vì nghe cụ Trương Công Ðịnh thất bại ở Gò Công nữa.
Cách ít ngày sau ông Nhiêu lại còn nghe Ðốc Binh Thành chịu đầu giặc mà lãnh chức Ðội Mã tà rồi. Ðạt là con của ông cũng được mang lon Ðội nữa. Ông Nhiêu buồn quá nên ông cậy ông Thới đi qua Khánh Hậu kêu giùm Chí Linh qua cho ông nói chuyện.
Chí Linh qua tới. Ông lấy thơ của ông Nhiêu Lạc mà đọc mà cắt nghĩa cho Linh nghe. Ông lại cho hay Ðốc Thành chịu đầu nên được lãnh chức Ðội. Ðạt có công bắt Thành đem về khuyến dụ nên cũng được mang chức Ðội rồi nữa.
Linh nghe đủ tin tức rồi thì buồn hiu, nghĩ vì nhơn tâm đã mòn mỏi nên biến chuyển đến thế nầy. Sự biến chuyển đó là lẽ dĩ nhiên, con người thuộc hạng bình dân vì thấy ai mạnh mẽ thì họ phục tùng, thấy đâu có lợi thì họ áp tới. Lòng người chẳng khác nào dòng nước trên nguồn đỗ xuống. Nếu không ai dắp đập mà ngăn lại, rồi đào kênh mà dẫn nước vào mấy đám ruộng tốt đặng cày cấy, thì tự nhiên nước phải chảy tuốt ra sông mà ra biển.
Cha con bàn luận về nhơn tâm với thời cuộc thì chán nản, hết trông mong hoạt động đặng cứu nước cứu dân, mà lại còn sợ e dầu cụ Thủ Khoa Huân được thả về, cụ cũng khó mà mưu đồ đại sự được. Duy triều đình mới có uy tín, mới đủ lực lượng, mới mua được súng để chống với giặc xâm lăng. Triều Ðình cứ xụi lơ, thì thường dân làm sao nổi.
Tối lại ông Nhiêu khuyên Chí Linh làm lễ cưới với Thị Trâm rồi về Tịnh Giang ở với ông. Thấy Chí linh dụ dự ông mới nói: „Còn kháng chiến gì nữa mà mong con. Nghĩa binh của ông Ðịnh rã rồi. Nay mai đây ông Dương cũng sẽ tiêu nữa. Ở miệt mình đây người ta đã cử đặt cai Tổng đặng Tổng sắp đặt bàn Hương chức hội tề trong mỗi làng. Quan trên biểu làm chức gì ai cũng phải riu riu mà chịu, sợ từ chối người ta nói nghịch mạng người ta bỏ tù. Cha đã không kể thằng Ðạt là con, mấy tháng nay cha ở nhà không có ai nói chuyện đặng giải khuây. Bởi vậy cha buồn quá. Bên Khánh Hậu con không có nhà. Vậy thì cưới vợ rồi ở bên nây cho vui“.
Chí Linh không còn cớ gì mà đình cãi cuộc hôn nhân nữa nên vâng chịu.
Ông Nhiêu cho làm lễ cưới hết sức giản dị. Ðịnh ngày rồi Chí Linh đi với ít người bà con qua Tịnh Giang. Vợ chồng ông Nhiêu nấu ít mâm cơm cúng, có mời lối mươi người khách trong xóm.
Họ đàng trai tới rồi thì dâu rể làm lễ ra mắt ông bà cha mẹ cùng bà con thân tộc. Hai họ ăn chung với nhau một bữa cơm thì cuộc hôn nhơn đã thành.
Ông Nhiêu có rể ở trong nhà thì ông bớt buồn. Ban ngày ông dạy học thì Chí Linh chèo ghe đi giăng câu đặng kiếm cá ăn, hoặc bồi bổ thớt vườn đặng cây sởn sơ, trái oằn oại. Ban đêm rảnh rang thì hai cha con bàn luận việc đời, dẫu không làm được thì nói đặng xả hơi uất cho đỡ khổ.
Hễ có dừa chuối nhiều thì Thị Trâm với Thị Ðậu bỏ xuống ghe, chở ra chợ Mỹ mà bán, tuy là lấy cớ đi bán đồ vườn nhưng kỳ thiệt là đi thăm Ðạt nhờ có công dụ được Ðốc Thành nên đã lên chức Ðội, còn Ðội Tồn thì thăng chức Quản rất vinh vang.
Chí Linh ở ít ngày thì nhận thấy duy chỉ có ông Nhiêu ghét Ðạt phản bội, không chịu nhìn là con ông mà thôi, chớ bà Nhiêu cũng như Thị Ðậu với Thị Trâm, cả ba người đều yêu quí Ðạt như thường; tuy không dám khen Ðạt hiệp tác với kẻ xâm lăng là phải, song không chịu chê cách ẩn núp đặng lánh tai nạn đó là quấy.
Thị Trâm lấy chồng được ông Nhiêu yêu, đêm nào cha con cũng bàn luận về thời cuộc, nàng muốn biết ý kiến của chồng đối với thái độ của Ðạt coi chồng có ghét Ðạt như cha hay không, nên một bữa nàng hỏi Chí Linh:
- Anh Hai làm Ðội cai quản lính Mã tà ngoài Mỹ Tho, anh muốn đi thăm ảnh hay không?
- Cha đã từ ảnh, không nhìn ảnh là con. Qua đi thăm sợ cha rầy.
- Em với chị Hai bán dừa chuối, hai đứa em đi thăm hoài, có sao đâu. Anh Hai có hỏi thăm anh, em nói cưới rồi, bây giờ anh ở bên nầy, ảnh biểu về nói với anh bữa nào đi chợ thì ghé cho ảnh thăm một chút, vì anh em lâu gặp nhau nên ảnh nhớ anh. Như anh muốn đi thì bữa nào đi bán dừa chuối, anh theo ghe mà đi.
- Ra ngoài chợ Mỹ có Tây nó bắt bất tử.
- Có bắt ai đâu, cũng không tra hỏi gì hết. Mà anh Hai có nói ảnh bảo lãnh hết không ai dám động đến bà con xóm mình đâu mà sợ.
Chí Linh cười, nghĩ Ðạt muốn dụ luôn tới chàng ra hiệp tác với giặc nữa, nhưng không lẽ nói ngay cho vợ biết, vì vợ thuộc bên phe của Ðạt. Nếu nói ngay sợ mất lòng, bởi vậy chàng lựa lời mà nói cho xuôi: „Qua cũng nhớ anh Hai. Qua cũng muốn gặp ảnh đặng hỏi coi tại sao ảnh làm trái ý cha cho cha giận. Ðể thủng thẳng coi khi nào tiện qua sẽ đi“.
Lời nói phân hai như vậy làm cho Thị Trâm không phải là người sâu sắc, nên nàng khó mà dò đến thâm tâm của chồng được, chỉ tưởng chồng không giận ghét anh, giục giặc không muốn đi thăm anh là sợ ra Mỹ Tho bị Tây bắt, chớ không có ý gì khác.
Chí Linh về ở bên vợ hơn một tháng thì có người của ông Nhiêu Lạc sai đem thơ xuống cho ông Giám. Người ấy quá giang ghe thương hồ xuống Bến Tranh rồi hỏi thăm nhà đến kiếm mà đưa thơ.
Ông Nhiêu Giám tiếp được thơ của bạn thì nữa mừng nữa lo, vì không biết tin lành dữ thế nào ông biểu người đem thơ ngồi chơi một chút rồi ăn cơm ông mở thơ ra mà đọc. Vừa mới coi mấy hàng thì ông hớn hở kêu Chí Linh mà nói: „Lại đây biểu con. Cụ Thủ Khoa được thả rồi con à! Sướng quá!“
Chí Linh lại đứng trước mặt ông, bộ chàng lộ vẻ vui mừng cực điểm. Ông Nhiêu coi hết thơ rồi mới nói với Linh „Ông nhiêu Lạc ở trên xóm Dầu cho cha hay rằng người ta đã thả cụ Thủ Khoa. Cụ đi chơi thong thả. Ông Nhiêu Lạc mới hay đây. Ông đi kiếm thì gặp cụ ở nhà một người đầu Tây lập công lớn nên tân trào cho lãnh chức Tri Phủ. Ông mời cụ lại nhà ông đặng nói chuyện chơi. Ông mới hay quan phủ đó bảo lãnh nuôi cụ, không để cho cụ làm loạn nữa, nên họ mới chịu thả. Ông Nhiêu Lạc thuật chuyện cha có lên kiếm cụ. Cụ mừng quá, cụ cậy ông Nhiêu Lạc viết thơ mời cha lên nữa, đặng cụ hỏi thăm tình hình dưới nầy. Thiệt chuyện bất ngờ, cha đã tuyệt vọng, nào ngờ còn gặp cụ Thủ Khoa nữa. Vậy phải sửa soạn đi cho gấp“
Ông Nhiêu biểu Linh nói dưới nhà bếp lại biểu sai người đi kêu chú Tư Ðịnh với ông Thới lại cho ông dạy việc.
Ông mừng rỡ, ông đi lăng xăng, ngồi không yên chỗ. Ông kêu bà mà chuẩn bị gạo thóc với mắm muối đặng chiều ông đi lên Sài Gòn ít bữa mà thăm cụ Thủ Khoa. Ông tỏ ý muốn đem Chí Linh theo ghe đặng nếu cụ Thủ Khoa về dưới nầy thì có Chí Linh hộ vệ, ông thấy học trò lại học thì đuổi về mà biểu cho hết thảy cả trường hay vì ông có việc phải đi Sài Gòn nên ông cho nghỉ học ít bữa, chừng nào ông về rồi sẽ dạy lại.
Lúc trong nhà đang ăn cơm, thì ông Thới với ông Tư Ðịnh lại. Ông Nhiêu vui vẻ nói: „Tôi cho hai bà con hay cụ Thủ Khoa được thả ra rồi. Cụ muốn gặp tôi nên biểu ông Nhiêu Lạc viết thơ mời tôi lên gấp. Vậy tôi cậy hai ông chịu khó đi lên xóm Dầu với tôi một lần nữa. Vì biểu lên gấp nên tôi tính chiều nay mới đi. Chú Tư về sửa soạn chiếc ghe của chú cho sẵn, đặng xế mình đem cơm gạo xuống rồi đi với nhau.“
Tư Ðịnh nói: „Cụ Thủ Khoa được thả thì mình phải lên mừng cụ chớ. Chiều đi được, tôi dọn ghe một chút thì xong“.
Ông Nhiêu nói: „Nếu cụ muốn về thì mình rước cụ về, bởi vậy tôi biểu Chí Linh đi với mình“
Tư Ðịnh với ông Thới về sửa soạn ghe. Ông Nhiêu biểu Thị Ðậu với Thị Trâm giả ít cối gạo đặng đem theo ghe, rồi chiều chở lương thực với vài chục quan tiền mà đi có Chí Linh hộ tống với người đem thơ cũng đi theo mà về.
Ông Nhiêu đi rồi, Thi Ðậu với Thị Trâm ra sau vườn kiểm điểm dừa chuối đặng chở ra chợ Mỹ mà bán. Thấy chuối có bộn còn dừa cũng được ít quày, nên chiều bữa sau hai nàng đốn đem vô nhà sửa soạn đặng khuya đi.
Hai nàng xin phép mẹ đem thằng Tâm theo đặng nó thăm cha nó, lại nói không có cha ở nhà nên tính ở chơi đến chiều mát sẽ về, xin mẹ đừng trông.
Hai chị em lấy chiếc ghe lườn chở dừa chuối cho vững vàng và có chỗ cho Tâm nằm ngồi thong thả. Ðã giao đồ cho chị Thiện bán giùm mấy lần rồi nên quen với chị, bởi vậy ra tới chợ thì giao hết ghe dừa chuối cho chị, rồi hai chị em dắt Tâm đi lên trại lính mà thăm Ðạt.
Ðạt với Dần thấy hai chị em dắt Tâm nữa thì mừng quá. Ðạt hỏi sao bữa nay cha cho Tâm đi.
Thị Trâm nói:
- Cha đi Sài Gòn, không có ở nhà, nên tôi xin phép mẹ đem Tâm ra thăm anh.
- Cha đi hồi nào?
- Sớm mơi hôm kia ông Nhiêu Lạc ở trên Sài Gòn sai người đem thơ xuống cho cha hay cụ Thủ Khoa được thả ra rồi, nên cụ muốn cha lên cho cụ nói chuyện. Cha được thơ rồi cha sửa soạn rồi chiều cha đi liền.
- Cụ Thủ Khoa được thả chắc cha mừng lắm hả?
- Mừng. Cha nói lên trển coi như cụ muốn về dưới nầy thì cha rước cụ về bởi vậy cha có biểu anh Linh đi với cha.
- Có Linh đi nữa? Cha rước cụ về làm chi?
- Biết đâu.
- Cụ về sợ sanh chuyện nữa chớ.
- Cha làm sao cha làm ai dám nói.
Thị Dần rủ Ðậu với Trâm đi chợ mua thịt đặng gởi về cho mẹ và mua đồ đặng ăn bữa cơm sớm mơi nầy. Ba nàng dắt nhau đi hết, để Tâm ở nhà chơi với cha.
Ra chợ Dần mua đồ đủ thứ mà gởi cho chị Thiện đặng Ðậu và Tâm đem về. Nàng cũng mua thịt cá đem về mà đãi khách, lại còn mua hai ba thứ bánh cho Tâm ăn.
Ðậu với Trâm ăn cơm rồi ở chơi đến chiều mát. Dần mới đưa ra chợ lấy tiền bán dừa chuối và lấy đồ gởi đặng xuống ghe mà về với Trâm.
Còn Ông Nhiêu đi Sài Gòn, lên tới Xóm Dầu ông cho người đem thơ ít quan tiền mà đền ơn rồi ông dắt Linh đi lên nhà ông Nhiêu Lạc với ông. Chủ khách gặp nhau vui mừng hết sức. Ông Nhiêu Lạc nói đã gần tối rồi, vậy để sáng hôm sau hai ông sẽ lại nhà ông Phủ mà thăm cụ Thủ Khoa rồi mời cụ ra nhà ông Nhiêu Lạc ăn cơm đặng đàm đạo cho thong thả.
Ông Nhiêu Giám giới thiệu Chí Linh với chủ nhà, nói rằng Linh là rể, lại có võ nghệ đủ dùng, nên lần nầy đem theo đặng nếu cụ Thủ Khoa chịu về thì có người hộ vệ. Chí Linh nghĩ phận mình nhỏ mọn không nên làm khách nhà người, bởi vậy chàng xin phép trở xuống ghe mà nghỉ rồi sáng sẽ lên. Ông Nhiêu Lạc không cho, biểu ở trên nhà nghỉ cho thong thả.
Ðêm đó hai ông Nhiêu đàm luận với nhau, cả hai đều than phiền về sự kháng chiến lần lượt bị tiêu tan hết, còn dân tâm thì dời đổi, đâu người ta cũng ra đầu thú, kẻ làm quan người làm lính kẻ mua bán, người làm làng, hiệp tác với giặc để đem lại an ninh đặng tổ chức hàng chánh.
Sáng bữa sau, ăn lót lòng rồi ông Nhiêu Lạc mới dắt ông Nhiêu Giám đi thăm cụ Thủ Khoa, Chí Linh cũng đi theo. Tới nhà ông Phủ may nhờ cụ Thủ Khoa đứng chơi trước cửa ngõ. Cụ Thủ Khoa thấy ông Nhiêu Giám thì mừng quá. Cụ cũng biết Chí Linh là bộ tướng của cụ ngày trước. Nhưng cụ không mời khách vô nhà cụ khuyên dắt nhau trở về nhà ông Nhiêu Lạc rồi một lát nữa cụ sẽ ra đó mà hỏi thăm công việc.
Ông Nhiêu Lạc mời cụ ra chơi rồi ở ăn cơm trưa với ông. Cụ chịu và nói để cụ cho trong nhà hay đặng trưa khỏi chờ cụ về ăn cơm.
Hai ông Nhiêu trở về nhà một chút thì cụ Thủ Khoa ra tới. Cụ vừa ngồi thì hỏi thăm tình hình kháng chiến ở vùng Bình Cách Bến Tranh.
Ông Nhiêu Giám mới tỏ thiệt từ ngày cụ bị thương và bị bắt rồi thì dân tâm ly tán, tinh thần bể nghể, nghĩa binh rã rời. Thiên hạ đua nhau ra đầu giặc đặng làm quan làm làng mà giúp cho giặc tổ chức cuộc trị an. Thậm chí con trai của ông là Ðạt cũng ra đầu thú lãnh chức Cai Mã tà, rồi dụ dỗ em út trong đoàn nghĩa binh đi lính, nó lập công nên được thăng chức Ðội; Ðốc binh Thành bị bắt rồi chịu đầu nên cũng làm Ðội Mã tà. Hiện giờ cuộc kháng chiến ở vùng Bến Tranh Bình Cách chẳng còn hoạt động gì nữa, chỉ có nhóm môn đệ của Chí Linh ở Khánh Hậu, kể được vài chục người, còn hăng tập võ nghệ mà chờ thời, nhưng số đó ít quá, lại không có súng thì không làm sao mà chống với giặc cho nổi. Cụ Thủ Khoa ngồi nghe, cụ buồn hiu.
Ông Nhiêu nói tiếp: „Lúc ông bị bắt đem về Mỹ Tho, tôi có sai Ðạt giả dạng người giăng câu kéo lưới ra ở đó mà nghe tin tức. Ðạt nói vết thương của ông thì không nguy hiểm mà Tây lại trông nom đãi ông trọng lắm. Tôi chắc ông sẽ được thả về. Tôi suy nghĩ nghĩa binh của mình thiệt là hùng dõng, chớ không phải dở. Như trận Bình Cách mình ăn chớ không phải thua. Tiếc vì binh mình không có súng, nên phải thất thế. Nếu muốn kháng chiến được thành công, thì cần phải có súng đạn dồi dào mới được. Tôi lại nghĩ mình có 4 nhóm kháng chiến mà rời rạc, nhóm nào lo riêng cho phận nấy không liên lạc, không đồng tâm. Tôi tính đợi ông về tôi dâng cho một kế hoạch kháng chiến cho có qui tắc, đặt các lực lượng chỉ huy dưới quyền một người chỉ huy tối cao.
Mà bí quyết của thành công là phải có súng đạn. Té ra ít ngày nghe họ chở ông lên Sài Gòn đặng đày ra Côn nôn. Tôi tuốt lên theo ở mấy ngày, chừng nghe họ bỏ tù ông tôi mới trở về. Tôi cậy ông bạn tôi ở trên nầy chăm nom giùm, có nghe tin gì lạ thì cho tôi hay rồi tôi sẽ lên. Té ra mấy nhóm kháng chiến lần lượt tiêu tan hết. Sau mình đó có ông Nguyễn Trung Trực bên Nhựt Tảo cũng thất bại nữa, may ổng thoát thân được mà chạy xuống phía Hậu Giang. Kế đó nữa tới ông Trương Công Ðịnh ở Gò Công bị bộ hạ phản phúc đầu giặc rồi dắt giặc ruồng bắt, làm cho ông Ðịnh bị bí đường phải tự tử cho tròn tiết nghĩa. Hiện giờ chỉ còn Thiên Hộ Dương hùng cứ trên Tháp Mười. Mà ở trên đó ở yên vậy thôi, chớ không ra mặt mà đánh với giặc, thì làm sao lấy nước lại được. Lại giặc dẹp yên mấy nhóm kháng chiến miệt dưới rồi có lẽ nay mai đây giặc sẽ đem binh lên đánh Tháp Mười nữa, thì ông Dương cũng không chống cự nổi.
Ông Nhiêu Lạc tiếp nói tình hình trong tỉnh Gia Ðịnh còn tệ hơn dưới tỉnh Ðịnh Tường nữa. Thiên hạ trẻ già đều thuần phục Tây hết. Ông Trương Công Ðịnh thất bại rồi thì người có tâm chí với đất nước không còn mong đuổi giặc mà lấy nước lại được tự nhiên phải theo tân trào. Người nào bực tức không chịu theo thì phải bán đất bán nhà đem vợ con ra ở ngoài Bình Thuận hoặc Khánh Hoà đặng tránh cái ách nô lệ của người ngoại quốc, mà cũng chưa chắc sẽ tránh khỏi.
Cụ Thủ Khoa nghe rõ hết rồi thì cụ tức giận nên vỗ bàn mà nói: „Thà chết chớ tôi không thể khum lưng cúi đầu mà làm tôi tớ quân giặc, mà cũng không thể ngồi khoanh tay mà ngó quân giặc làm chủ đất nước của ông cha. Nam nhi có nhiệm vụ báo thù giang san. Anh hùng hào kiệt thì chết trên lưng ngựa ngoài sa trường, chớ không nên chết trên giường lèo nệm gấm.“
Bây giờ cụ mới thuật chuyện cho hai ông Nhiêu nghe tại sao cụ bị bắt đem về Mỹ Tho Tây trọng đãi cụ mà rồi lại còng cụ mà giải lên Sài Gòn. Cụ nói Tây biết cụ có khoa mục, lại có uy tín lớn với dân gian, nên chúng dụ cụ đầu hàng, chúng hứa sẽ phong cho cụ làm quan lớn để lo tổ chức cơ quan cai trị cho đúng đắn đặng dân được hưởng an nhàn, xứ càng thêm thịnh vượng. Cụ quyết định không chịu đầu, chúng giận mới còng mà giải lên Sài Gòn, hăm he sẽ đài cụ ra Côn Nôn.
Lên Sài Gòn Tây sai quan Việt thay phiên nhau vào khám mà thăm cụ, kiếm chuyện lợi hại mà nói đặng dỗ cụ đầu Tây, hứa sẽ cho cụ làm chức Huyện Phủ. Cụ mắng tụi quan bán nước đó, cụ nói ngay thà cụ chết, chớ không bao giờ cụ làm như họ vậy được. Tụi nó hết dám vô dụ dỗ nữa. Người ta bỏ cụ ở trong khám mấy tháng, không ai vào thăm. Chừng một tháng sau đây mới có một ông Phủ của Tây vào nói với cụ rằng ông nghe Tây muốn thả cụ, nhưng buộc phải có người bảo lãnh họ mới thả. Ông nghĩ cụ là một nhà chí sĩ, cụ không bao giờ chịu quật hạ ai. Vậy ông vào hỏi cụ như muốn ra ở ngoài cho thong thả thì ông sẽ bảo lãnh giùm và rước cụ về nhà ông nuôi cụ, bằng không thì thôi, ông không dám ép. Cụ biểu để suy nghĩ ít bữa rồi cụ sẽ trả lời. Cụ nghĩ bọn vô khám thăm cụ đều là bọn ăn lương của giặc nên chúng đặt chuyện mà nói tốt cho giặc, cụ không thể tin được. Cụ phải ra ngoài đặng xem rõ tình hình rồi sẽ ấn định thái độ cho hợp thời. Không đầu giặc đặng hiệp tác với họ đó là một việc đã quyết định chính chắn, không cần bàn cãi gì nữa. Nhưng không đầu giặc thì phải làm việc gì? Ðó là việc cần phải biết tình hình rồi mới liệu được.
Trong vài bữa sau, ông Phủ đó trở vô khám. Cụ Thủ Khoa chịu để cho ông bảo lãnh đặng cụ ra ngoài ở cho thong thả. Ông Phủ rước cụ về nhà, dọn một cái phòng cho cụ ở mà đọc sách. Cụ tự do muốn đi chơi đâu cũng được, không bị ngăn cấm không ai coi chừng. Nhờ vậy cụ đi chơi thong thả, ông Nhiêu Lạc mới hay đến thăm cụ và nói lóng trước có ông Nhiêu Giám lên kiếm cụ. Cụ mới cậy ông Lạc viết thơ mời ông Giám lên đặng bàn về thời cuộc.
Cụ Thủ Khoa thuật công chuyện của cụ xong rồi cụ hỏi hai ông Nhiêu theo tình trạng hai ông nói cho cụ nghe hồi nãy, vậy thì cụ phải làm việc gì bây giờ.
Hai ông Nhiêu nhìn nhau không trả lời.
Cụ Thủ Khoa mới nói: „Hiện giờ trước mặt tôi có mấy ngã đường nầy:
Thứ nhứt: Cứ nằm nhà ông Phủ cho ổng nuôi. Sống mà làm tốn cơm tốn áo của người ta vô ích cho mình, mà cũng vô ích cho đời, thì sống làm gì. Huống chi ổng cứ kính tặng tôi là anh hùng chí sĩ, dường như ổng muốn tôi hoạt động lại. Nếu như vì ý đó ổng bảo lãnh cho tôi ra khỏi tù, mà tôi nằm lì trong nhà thì ổng sẽ thất vọng cho tôi thuộc về hạng anh hùng rơm.
Thứ nhì: Ra hàng đầu Tây đặng lãnh quyền tước mà giúp giặc thâu phục đất nước của ông cha. Làm như vậy thì vinh thân phì gia nhưng phải mang tiếng bán nước hại dân muôn đời. Thánh nhơn nói: đời loạn ly hỗn độn mà mình được giàu sang thì hổ lắm. Tôi cũng là nhà nho như hai ông tôi sợ cài hổ đó nên không thể nào tôi chịu đầu giặc mà lãnh quyền tước.
Thứ ba: Tây đã lấy 6 tỉnh nầy rồi, thôi thì mình dời ra Bình Thuận, Khánh Hoà cho khỏi làm tôi mọi cho ngoại quốc. Trước thái độ nhu nhược của triều đình đã thấy rõ rồi, dầu mình dời đi tỉnh nào cũng không thoát khỏi cái ách nô lệ được.
Thứ tư: Cạo đầu vô chùa mà tu. Ðó là tư cách của hạng người ích kỹ, hễ thất vọng thì chán đời tìm nơi thanh tịnh mà ẩn núp. Chúng ta có tâm trí về nợ quốc gia, nợ xã hội, chúng ta không thể làm như họ được
Thứ năm: tìm nơi hẻo lánh ở mà dạy học, hoặc làm ruộng, hoặc lập vườn. Ðã quen tánh hoạt động đặng cứu dân giú nước, tôi không thể ngồi ngó dân đồ khổ, nước nguy vong.
Mấy ngã đường tôi kể ra đó, không ngã nào tôi đi được hết. Cụ Thủ Khoa suy nghĩ một chút rồi cụ nói tiếp: „Hiện giờ Thiên Hộ Dương vẫn còn hoạt động. Mà Ðồng Tháp Mười là chỗ dụng võ đắc lợi, ở vùng đó có thể tổ chức cuộc trường kỳ kháng chiến, có thể qui tụ những người ái quốc làm ruộng để lấy lúa mà nuôi binh lính, đổi súng đạn, lập một tri ều đình riêng biệt mà chống với giặc Tây, thắng thì mình thâu đất Lục Tỉnh trở về, còn như thất thì mình có sẵn hậu phương mà gây dựng lực lượng lại. Vậy tôi xin ông Nhiêu ở lại chơi vài bữa cho tôi sắp đặt rồi tôi theo ghe ông xuống Tân An kiếm thế lên Tháp Mười quan sát lực lượng của Thiên Hộ Dương coi thế nào mà bàn với người đó mà làm việc lớn“
Ông Nhiêu Giám nói:
- Tôi nghe Thiên Hộ Dương là một võ phu không có học thức, không thông chiến lược, tôi sợ e người không nhượng quyền cho ông sắp đặt việc lớn.
- Không hại gì. Ðể tôi lên đó tôi nói chuyện với người rồi xem địa thế tôi sẽ liệu.
- Người ta đã cho tôi thong thả, mà ông Phủ bảo lãnh tôi đó ổng cũng tỏ ý muốn tôi hoạt động lại, thế thì có ai ngăn cản gì đâu. Vậy ông chờ tôi chừng hai bữa. Xuống Tân An có lẽ tôi kiếm ghe tôi mướn đưa tôi lên Tháp Mười.
Ăn cơm trưa rồi cụ Thủ Khoa trở về nhà ông Phủ. Thiệt cách 2 bữa cụ xách hành lý một gói trở lại, cụ vui vẻ nói ông Phủ nghe cụ tính đi Tháp Mười ổng khen lắm, nên có tặng tiền bạc với vài bộ áo quần.
Ông Nhiêu Giám biểu Chí Linh xuống ghe sửa soạn đặng về, phải mua thịt cá đem theo cho cụ Thủ Khoa dùng dọc đường.
Ông Nhiêu Lạc thỏ thẻ với cụ Thủ Khoa:
- Cử chỉ của ông Phủ làm cho tôi nghi quá. Ổng là người tâm phúc của Tây. Ổng có công lớn nên người ta cho làm tới chức Tri Phủ. Ông bảo lãnh cụ nên Tây mới thả cụ. Tại sao ổng lại tặng bạc tiền xúi cụ đi kháng chiến?
- Ổng nói ổng bất đắc dĩ nên phải đầu giặc, chớ ổng kính mến nhà chí sĩ lắm. Không có sao đâu mà ngại. Mà tôi được ra ngoài như cá đã ra sông, thì tôi lội lặn thong thả. Mấy ông khỏi lo.
Ông Nhiêu lạc đãi cụ Thủ Khoa một bữa cơm trưa rồi đưa cụ xuống ghe đi với ông Nhiêu Giám và Chí Linh.
Ghe nhổ sào lui ra khỏi bến, cụ Thủ Khoa hớn hở như chim được sổ lòng bay về non cao rừng thẳm.
Mấy tháng nay ông không viết thơ gởi cho bạn là vì không có tin gì lạ, người ta vẫn nhốt cụ Thủ Khoa ở trong khám năm mười bữa thì có cho một viên quan Việt đã hiệp tác với Tây vào khám thăm cụ và mỗi lần thăm đều có đem bánh trái theo mà cho cụ dùng. Theo ý ông Nhiêu Lạc thì Tây cố ý muốn dụ cụ Thủ Khoa đầu hàng đặng cho cụ làm quan mà sắp đặt cuộc cai trị, nhưng tại cụ không đành phản quốc như bọn kên kên đánh hơi chỗ nào có thịt thì bu lại, bởi vậy họ nhốt hoài để dụ cụ, chớ không làm tội chi hết.
Trong thơ ông Nhiêu Lạc lại còn cho bạn hay rằng trong vùng Gia Ðịnh nhơn dân theo hướng xu Tây gần hết, duy có mấy nhà nho học giỏi với em cháu của các quan ta, thì bán nhà bán đất dời ra Bình Thuận, Khánh Hoà mà tránh, không chịu làm tôi cho giặc. Nhơn dân ở miệt Cầu Kho, Chợ Quán đi nhiều nhứt là từ tháng trước họ nghe tin cụ Trương Công Ðịnh ở Gò công bị thất bại nữa thì họ thất vọng nên mới đi lẹ. Còn những bợm ra đầu giặc, thì ai biết chữ, lanh lợi bặt thiệp, đều được làm quan, ai quê dốt thì làm lính. Người nào không giúp việc cho tân trào thì thong thả làm ruộng hoặc mua bán. Làm các nghề ấy nghề nào cũng có lợi nhiều, bởi vậy thiên hạ ồn ào chen nhau mà làm, không kể ông cha, cũng không nhớ non nước gì nữa.
Ông Nhiêu Giám đọc thơ của bạn rồi thì ông ngẩn ngơ, ông đọc đi đọc lại đến hai ba lần, ông chán nản buồn rầu, buồn vì nỗi nhơn tâm yểm cựu nghinh tân mà nhứt là buồn vì nghe cụ Trương Công Ðịnh thất bại ở Gò Công nữa.
Cách ít ngày sau ông Nhiêu lại còn nghe Ðốc Binh Thành chịu đầu giặc mà lãnh chức Ðội Mã tà rồi. Ðạt là con của ông cũng được mang lon Ðội nữa. Ông Nhiêu buồn quá nên ông cậy ông Thới đi qua Khánh Hậu kêu giùm Chí Linh qua cho ông nói chuyện.
Chí Linh qua tới. Ông lấy thơ của ông Nhiêu Lạc mà đọc mà cắt nghĩa cho Linh nghe. Ông lại cho hay Ðốc Thành chịu đầu nên được lãnh chức Ðội. Ðạt có công bắt Thành đem về khuyến dụ nên cũng được mang chức Ðội rồi nữa.
Linh nghe đủ tin tức rồi thì buồn hiu, nghĩ vì nhơn tâm đã mòn mỏi nên biến chuyển đến thế nầy. Sự biến chuyển đó là lẽ dĩ nhiên, con người thuộc hạng bình dân vì thấy ai mạnh mẽ thì họ phục tùng, thấy đâu có lợi thì họ áp tới. Lòng người chẳng khác nào dòng nước trên nguồn đỗ xuống. Nếu không ai dắp đập mà ngăn lại, rồi đào kênh mà dẫn nước vào mấy đám ruộng tốt đặng cày cấy, thì tự nhiên nước phải chảy tuốt ra sông mà ra biển.
Cha con bàn luận về nhơn tâm với thời cuộc thì chán nản, hết trông mong hoạt động đặng cứu nước cứu dân, mà lại còn sợ e dầu cụ Thủ Khoa Huân được thả về, cụ cũng khó mà mưu đồ đại sự được. Duy triều đình mới có uy tín, mới đủ lực lượng, mới mua được súng để chống với giặc xâm lăng. Triều Ðình cứ xụi lơ, thì thường dân làm sao nổi.
Tối lại ông Nhiêu khuyên Chí Linh làm lễ cưới với Thị Trâm rồi về Tịnh Giang ở với ông. Thấy Chí linh dụ dự ông mới nói: „Còn kháng chiến gì nữa mà mong con. Nghĩa binh của ông Ðịnh rã rồi. Nay mai đây ông Dương cũng sẽ tiêu nữa. Ở miệt mình đây người ta đã cử đặt cai Tổng đặng Tổng sắp đặt bàn Hương chức hội tề trong mỗi làng. Quan trên biểu làm chức gì ai cũng phải riu riu mà chịu, sợ từ chối người ta nói nghịch mạng người ta bỏ tù. Cha đã không kể thằng Ðạt là con, mấy tháng nay cha ở nhà không có ai nói chuyện đặng giải khuây. Bởi vậy cha buồn quá. Bên Khánh Hậu con không có nhà. Vậy thì cưới vợ rồi ở bên nây cho vui“.
Chí Linh không còn cớ gì mà đình cãi cuộc hôn nhân nữa nên vâng chịu.
Ông Nhiêu cho làm lễ cưới hết sức giản dị. Ðịnh ngày rồi Chí Linh đi với ít người bà con qua Tịnh Giang. Vợ chồng ông Nhiêu nấu ít mâm cơm cúng, có mời lối mươi người khách trong xóm.
Họ đàng trai tới rồi thì dâu rể làm lễ ra mắt ông bà cha mẹ cùng bà con thân tộc. Hai họ ăn chung với nhau một bữa cơm thì cuộc hôn nhơn đã thành.
Ông Nhiêu có rể ở trong nhà thì ông bớt buồn. Ban ngày ông dạy học thì Chí Linh chèo ghe đi giăng câu đặng kiếm cá ăn, hoặc bồi bổ thớt vườn đặng cây sởn sơ, trái oằn oại. Ban đêm rảnh rang thì hai cha con bàn luận việc đời, dẫu không làm được thì nói đặng xả hơi uất cho đỡ khổ.
Hễ có dừa chuối nhiều thì Thị Trâm với Thị Ðậu bỏ xuống ghe, chở ra chợ Mỹ mà bán, tuy là lấy cớ đi bán đồ vườn nhưng kỳ thiệt là đi thăm Ðạt nhờ có công dụ được Ðốc Thành nên đã lên chức Ðội, còn Ðội Tồn thì thăng chức Quản rất vinh vang.
Chí Linh ở ít ngày thì nhận thấy duy chỉ có ông Nhiêu ghét Ðạt phản bội, không chịu nhìn là con ông mà thôi, chớ bà Nhiêu cũng như Thị Ðậu với Thị Trâm, cả ba người đều yêu quí Ðạt như thường; tuy không dám khen Ðạt hiệp tác với kẻ xâm lăng là phải, song không chịu chê cách ẩn núp đặng lánh tai nạn đó là quấy.
Thị Trâm lấy chồng được ông Nhiêu yêu, đêm nào cha con cũng bàn luận về thời cuộc, nàng muốn biết ý kiến của chồng đối với thái độ của Ðạt coi chồng có ghét Ðạt như cha hay không, nên một bữa nàng hỏi Chí Linh:
- Anh Hai làm Ðội cai quản lính Mã tà ngoài Mỹ Tho, anh muốn đi thăm ảnh hay không?
- Cha đã từ ảnh, không nhìn ảnh là con. Qua đi thăm sợ cha rầy.
- Em với chị Hai bán dừa chuối, hai đứa em đi thăm hoài, có sao đâu. Anh Hai có hỏi thăm anh, em nói cưới rồi, bây giờ anh ở bên nầy, ảnh biểu về nói với anh bữa nào đi chợ thì ghé cho ảnh thăm một chút, vì anh em lâu gặp nhau nên ảnh nhớ anh. Như anh muốn đi thì bữa nào đi bán dừa chuối, anh theo ghe mà đi.
- Ra ngoài chợ Mỹ có Tây nó bắt bất tử.
- Có bắt ai đâu, cũng không tra hỏi gì hết. Mà anh Hai có nói ảnh bảo lãnh hết không ai dám động đến bà con xóm mình đâu mà sợ.
Chí Linh cười, nghĩ Ðạt muốn dụ luôn tới chàng ra hiệp tác với giặc nữa, nhưng không lẽ nói ngay cho vợ biết, vì vợ thuộc bên phe của Ðạt. Nếu nói ngay sợ mất lòng, bởi vậy chàng lựa lời mà nói cho xuôi: „Qua cũng nhớ anh Hai. Qua cũng muốn gặp ảnh đặng hỏi coi tại sao ảnh làm trái ý cha cho cha giận. Ðể thủng thẳng coi khi nào tiện qua sẽ đi“.
Lời nói phân hai như vậy làm cho Thị Trâm không phải là người sâu sắc, nên nàng khó mà dò đến thâm tâm của chồng được, chỉ tưởng chồng không giận ghét anh, giục giặc không muốn đi thăm anh là sợ ra Mỹ Tho bị Tây bắt, chớ không có ý gì khác.
Chí Linh về ở bên vợ hơn một tháng thì có người của ông Nhiêu Lạc sai đem thơ xuống cho ông Giám. Người ấy quá giang ghe thương hồ xuống Bến Tranh rồi hỏi thăm nhà đến kiếm mà đưa thơ.
Ông Nhiêu Giám tiếp được thơ của bạn thì nữa mừng nữa lo, vì không biết tin lành dữ thế nào ông biểu người đem thơ ngồi chơi một chút rồi ăn cơm ông mở thơ ra mà đọc. Vừa mới coi mấy hàng thì ông hớn hở kêu Chí Linh mà nói: „Lại đây biểu con. Cụ Thủ Khoa được thả rồi con à! Sướng quá!“
Chí Linh lại đứng trước mặt ông, bộ chàng lộ vẻ vui mừng cực điểm. Ông Nhiêu coi hết thơ rồi mới nói với Linh „Ông nhiêu Lạc ở trên xóm Dầu cho cha hay rằng người ta đã thả cụ Thủ Khoa. Cụ đi chơi thong thả. Ông Nhiêu Lạc mới hay đây. Ông đi kiếm thì gặp cụ ở nhà một người đầu Tây lập công lớn nên tân trào cho lãnh chức Tri Phủ. Ông mời cụ lại nhà ông đặng nói chuyện chơi. Ông mới hay quan phủ đó bảo lãnh nuôi cụ, không để cho cụ làm loạn nữa, nên họ mới chịu thả. Ông Nhiêu Lạc thuật chuyện cha có lên kiếm cụ. Cụ mừng quá, cụ cậy ông Nhiêu Lạc viết thơ mời cha lên nữa, đặng cụ hỏi thăm tình hình dưới nầy. Thiệt chuyện bất ngờ, cha đã tuyệt vọng, nào ngờ còn gặp cụ Thủ Khoa nữa. Vậy phải sửa soạn đi cho gấp“
Ông Nhiêu biểu Linh nói dưới nhà bếp lại biểu sai người đi kêu chú Tư Ðịnh với ông Thới lại cho ông dạy việc.
Ông mừng rỡ, ông đi lăng xăng, ngồi không yên chỗ. Ông kêu bà mà chuẩn bị gạo thóc với mắm muối đặng chiều ông đi lên Sài Gòn ít bữa mà thăm cụ Thủ Khoa. Ông tỏ ý muốn đem Chí Linh theo ghe đặng nếu cụ Thủ Khoa về dưới nầy thì có Chí Linh hộ vệ, ông thấy học trò lại học thì đuổi về mà biểu cho hết thảy cả trường hay vì ông có việc phải đi Sài Gòn nên ông cho nghỉ học ít bữa, chừng nào ông về rồi sẽ dạy lại.
Lúc trong nhà đang ăn cơm, thì ông Thới với ông Tư Ðịnh lại. Ông Nhiêu vui vẻ nói: „Tôi cho hai bà con hay cụ Thủ Khoa được thả ra rồi. Cụ muốn gặp tôi nên biểu ông Nhiêu Lạc viết thơ mời tôi lên gấp. Vậy tôi cậy hai ông chịu khó đi lên xóm Dầu với tôi một lần nữa. Vì biểu lên gấp nên tôi tính chiều nay mới đi. Chú Tư về sửa soạn chiếc ghe của chú cho sẵn, đặng xế mình đem cơm gạo xuống rồi đi với nhau.“
Tư Ðịnh nói: „Cụ Thủ Khoa được thả thì mình phải lên mừng cụ chớ. Chiều đi được, tôi dọn ghe một chút thì xong“.
Ông Nhiêu nói: „Nếu cụ muốn về thì mình rước cụ về, bởi vậy tôi biểu Chí Linh đi với mình“
Tư Ðịnh với ông Thới về sửa soạn ghe. Ông Nhiêu biểu Thị Ðậu với Thị Trâm giả ít cối gạo đặng đem theo ghe, rồi chiều chở lương thực với vài chục quan tiền mà đi có Chí Linh hộ tống với người đem thơ cũng đi theo mà về.
Ông Nhiêu đi rồi, Thi Ðậu với Thị Trâm ra sau vườn kiểm điểm dừa chuối đặng chở ra chợ Mỹ mà bán. Thấy chuối có bộn còn dừa cũng được ít quày, nên chiều bữa sau hai nàng đốn đem vô nhà sửa soạn đặng khuya đi.
Hai nàng xin phép mẹ đem thằng Tâm theo đặng nó thăm cha nó, lại nói không có cha ở nhà nên tính ở chơi đến chiều mát sẽ về, xin mẹ đừng trông.
Hai chị em lấy chiếc ghe lườn chở dừa chuối cho vững vàng và có chỗ cho Tâm nằm ngồi thong thả. Ðã giao đồ cho chị Thiện bán giùm mấy lần rồi nên quen với chị, bởi vậy ra tới chợ thì giao hết ghe dừa chuối cho chị, rồi hai chị em dắt Tâm đi lên trại lính mà thăm Ðạt.
Ðạt với Dần thấy hai chị em dắt Tâm nữa thì mừng quá. Ðạt hỏi sao bữa nay cha cho Tâm đi.
Thị Trâm nói:
- Cha đi Sài Gòn, không có ở nhà, nên tôi xin phép mẹ đem Tâm ra thăm anh.
- Cha đi hồi nào?
- Sớm mơi hôm kia ông Nhiêu Lạc ở trên Sài Gòn sai người đem thơ xuống cho cha hay cụ Thủ Khoa được thả ra rồi, nên cụ muốn cha lên cho cụ nói chuyện. Cha được thơ rồi cha sửa soạn rồi chiều cha đi liền.
- Cụ Thủ Khoa được thả chắc cha mừng lắm hả?
- Mừng. Cha nói lên trển coi như cụ muốn về dưới nầy thì cha rước cụ về bởi vậy cha có biểu anh Linh đi với cha.
- Có Linh đi nữa? Cha rước cụ về làm chi?
- Biết đâu.
- Cụ về sợ sanh chuyện nữa chớ.
- Cha làm sao cha làm ai dám nói.
Thị Dần rủ Ðậu với Trâm đi chợ mua thịt đặng gởi về cho mẹ và mua đồ đặng ăn bữa cơm sớm mơi nầy. Ba nàng dắt nhau đi hết, để Tâm ở nhà chơi với cha.
Ra chợ Dần mua đồ đủ thứ mà gởi cho chị Thiện đặng Ðậu và Tâm đem về. Nàng cũng mua thịt cá đem về mà đãi khách, lại còn mua hai ba thứ bánh cho Tâm ăn.
Ðậu với Trâm ăn cơm rồi ở chơi đến chiều mát. Dần mới đưa ra chợ lấy tiền bán dừa chuối và lấy đồ gởi đặng xuống ghe mà về với Trâm.
Còn Ông Nhiêu đi Sài Gòn, lên tới Xóm Dầu ông cho người đem thơ ít quan tiền mà đền ơn rồi ông dắt Linh đi lên nhà ông Nhiêu Lạc với ông. Chủ khách gặp nhau vui mừng hết sức. Ông Nhiêu Lạc nói đã gần tối rồi, vậy để sáng hôm sau hai ông sẽ lại nhà ông Phủ mà thăm cụ Thủ Khoa rồi mời cụ ra nhà ông Nhiêu Lạc ăn cơm đặng đàm đạo cho thong thả.
Ông Nhiêu Giám giới thiệu Chí Linh với chủ nhà, nói rằng Linh là rể, lại có võ nghệ đủ dùng, nên lần nầy đem theo đặng nếu cụ Thủ Khoa chịu về thì có người hộ vệ. Chí Linh nghĩ phận mình nhỏ mọn không nên làm khách nhà người, bởi vậy chàng xin phép trở xuống ghe mà nghỉ rồi sáng sẽ lên. Ông Nhiêu Lạc không cho, biểu ở trên nhà nghỉ cho thong thả.
Ðêm đó hai ông Nhiêu đàm luận với nhau, cả hai đều than phiền về sự kháng chiến lần lượt bị tiêu tan hết, còn dân tâm thì dời đổi, đâu người ta cũng ra đầu thú, kẻ làm quan người làm lính kẻ mua bán, người làm làng, hiệp tác với giặc để đem lại an ninh đặng tổ chức hàng chánh.
Sáng bữa sau, ăn lót lòng rồi ông Nhiêu Lạc mới dắt ông Nhiêu Giám đi thăm cụ Thủ Khoa, Chí Linh cũng đi theo. Tới nhà ông Phủ may nhờ cụ Thủ Khoa đứng chơi trước cửa ngõ. Cụ Thủ Khoa thấy ông Nhiêu Giám thì mừng quá. Cụ cũng biết Chí Linh là bộ tướng của cụ ngày trước. Nhưng cụ không mời khách vô nhà cụ khuyên dắt nhau trở về nhà ông Nhiêu Lạc rồi một lát nữa cụ sẽ ra đó mà hỏi thăm công việc.
Ông Nhiêu Lạc mời cụ ra chơi rồi ở ăn cơm trưa với ông. Cụ chịu và nói để cụ cho trong nhà hay đặng trưa khỏi chờ cụ về ăn cơm.
Hai ông Nhiêu trở về nhà một chút thì cụ Thủ Khoa ra tới. Cụ vừa ngồi thì hỏi thăm tình hình kháng chiến ở vùng Bình Cách Bến Tranh.
Ông Nhiêu Giám mới tỏ thiệt từ ngày cụ bị thương và bị bắt rồi thì dân tâm ly tán, tinh thần bể nghể, nghĩa binh rã rời. Thiên hạ đua nhau ra đầu giặc đặng làm quan làm làng mà giúp cho giặc tổ chức cuộc trị an. Thậm chí con trai của ông là Ðạt cũng ra đầu thú lãnh chức Cai Mã tà, rồi dụ dỗ em út trong đoàn nghĩa binh đi lính, nó lập công nên được thăng chức Ðội; Ðốc binh Thành bị bắt rồi chịu đầu nên cũng làm Ðội Mã tà. Hiện giờ cuộc kháng chiến ở vùng Bến Tranh Bình Cách chẳng còn hoạt động gì nữa, chỉ có nhóm môn đệ của Chí Linh ở Khánh Hậu, kể được vài chục người, còn hăng tập võ nghệ mà chờ thời, nhưng số đó ít quá, lại không có súng thì không làm sao mà chống với giặc cho nổi. Cụ Thủ Khoa ngồi nghe, cụ buồn hiu.
Ông Nhiêu nói tiếp: „Lúc ông bị bắt đem về Mỹ Tho, tôi có sai Ðạt giả dạng người giăng câu kéo lưới ra ở đó mà nghe tin tức. Ðạt nói vết thương của ông thì không nguy hiểm mà Tây lại trông nom đãi ông trọng lắm. Tôi chắc ông sẽ được thả về. Tôi suy nghĩ nghĩa binh của mình thiệt là hùng dõng, chớ không phải dở. Như trận Bình Cách mình ăn chớ không phải thua. Tiếc vì binh mình không có súng, nên phải thất thế. Nếu muốn kháng chiến được thành công, thì cần phải có súng đạn dồi dào mới được. Tôi lại nghĩ mình có 4 nhóm kháng chiến mà rời rạc, nhóm nào lo riêng cho phận nấy không liên lạc, không đồng tâm. Tôi tính đợi ông về tôi dâng cho một kế hoạch kháng chiến cho có qui tắc, đặt các lực lượng chỉ huy dưới quyền một người chỉ huy tối cao.
Mà bí quyết của thành công là phải có súng đạn. Té ra ít ngày nghe họ chở ông lên Sài Gòn đặng đày ra Côn nôn. Tôi tuốt lên theo ở mấy ngày, chừng nghe họ bỏ tù ông tôi mới trở về. Tôi cậy ông bạn tôi ở trên nầy chăm nom giùm, có nghe tin gì lạ thì cho tôi hay rồi tôi sẽ lên. Té ra mấy nhóm kháng chiến lần lượt tiêu tan hết. Sau mình đó có ông Nguyễn Trung Trực bên Nhựt Tảo cũng thất bại nữa, may ổng thoát thân được mà chạy xuống phía Hậu Giang. Kế đó nữa tới ông Trương Công Ðịnh ở Gò Công bị bộ hạ phản phúc đầu giặc rồi dắt giặc ruồng bắt, làm cho ông Ðịnh bị bí đường phải tự tử cho tròn tiết nghĩa. Hiện giờ chỉ còn Thiên Hộ Dương hùng cứ trên Tháp Mười. Mà ở trên đó ở yên vậy thôi, chớ không ra mặt mà đánh với giặc, thì làm sao lấy nước lại được. Lại giặc dẹp yên mấy nhóm kháng chiến miệt dưới rồi có lẽ nay mai đây giặc sẽ đem binh lên đánh Tháp Mười nữa, thì ông Dương cũng không chống cự nổi.
Ông Nhiêu Lạc tiếp nói tình hình trong tỉnh Gia Ðịnh còn tệ hơn dưới tỉnh Ðịnh Tường nữa. Thiên hạ trẻ già đều thuần phục Tây hết. Ông Trương Công Ðịnh thất bại rồi thì người có tâm chí với đất nước không còn mong đuổi giặc mà lấy nước lại được tự nhiên phải theo tân trào. Người nào bực tức không chịu theo thì phải bán đất bán nhà đem vợ con ra ở ngoài Bình Thuận hoặc Khánh Hoà đặng tránh cái ách nô lệ của người ngoại quốc, mà cũng chưa chắc sẽ tránh khỏi.
Cụ Thủ Khoa nghe rõ hết rồi thì cụ tức giận nên vỗ bàn mà nói: „Thà chết chớ tôi không thể khum lưng cúi đầu mà làm tôi tớ quân giặc, mà cũng không thể ngồi khoanh tay mà ngó quân giặc làm chủ đất nước của ông cha. Nam nhi có nhiệm vụ báo thù giang san. Anh hùng hào kiệt thì chết trên lưng ngựa ngoài sa trường, chớ không nên chết trên giường lèo nệm gấm.“
Bây giờ cụ mới thuật chuyện cho hai ông Nhiêu nghe tại sao cụ bị bắt đem về Mỹ Tho Tây trọng đãi cụ mà rồi lại còng cụ mà giải lên Sài Gòn. Cụ nói Tây biết cụ có khoa mục, lại có uy tín lớn với dân gian, nên chúng dụ cụ đầu hàng, chúng hứa sẽ phong cho cụ làm quan lớn để lo tổ chức cơ quan cai trị cho đúng đắn đặng dân được hưởng an nhàn, xứ càng thêm thịnh vượng. Cụ quyết định không chịu đầu, chúng giận mới còng mà giải lên Sài Gòn, hăm he sẽ đài cụ ra Côn Nôn.
Lên Sài Gòn Tây sai quan Việt thay phiên nhau vào khám mà thăm cụ, kiếm chuyện lợi hại mà nói đặng dỗ cụ đầu Tây, hứa sẽ cho cụ làm chức Huyện Phủ. Cụ mắng tụi quan bán nước đó, cụ nói ngay thà cụ chết, chớ không bao giờ cụ làm như họ vậy được. Tụi nó hết dám vô dụ dỗ nữa. Người ta bỏ cụ ở trong khám mấy tháng, không ai vào thăm. Chừng một tháng sau đây mới có một ông Phủ của Tây vào nói với cụ rằng ông nghe Tây muốn thả cụ, nhưng buộc phải có người bảo lãnh họ mới thả. Ông nghĩ cụ là một nhà chí sĩ, cụ không bao giờ chịu quật hạ ai. Vậy ông vào hỏi cụ như muốn ra ở ngoài cho thong thả thì ông sẽ bảo lãnh giùm và rước cụ về nhà ông nuôi cụ, bằng không thì thôi, ông không dám ép. Cụ biểu để suy nghĩ ít bữa rồi cụ sẽ trả lời. Cụ nghĩ bọn vô khám thăm cụ đều là bọn ăn lương của giặc nên chúng đặt chuyện mà nói tốt cho giặc, cụ không thể tin được. Cụ phải ra ngoài đặng xem rõ tình hình rồi sẽ ấn định thái độ cho hợp thời. Không đầu giặc đặng hiệp tác với họ đó là một việc đã quyết định chính chắn, không cần bàn cãi gì nữa. Nhưng không đầu giặc thì phải làm việc gì? Ðó là việc cần phải biết tình hình rồi mới liệu được.
Trong vài bữa sau, ông Phủ đó trở vô khám. Cụ Thủ Khoa chịu để cho ông bảo lãnh đặng cụ ra ngoài ở cho thong thả. Ông Phủ rước cụ về nhà, dọn một cái phòng cho cụ ở mà đọc sách. Cụ tự do muốn đi chơi đâu cũng được, không bị ngăn cấm không ai coi chừng. Nhờ vậy cụ đi chơi thong thả, ông Nhiêu Lạc mới hay đến thăm cụ và nói lóng trước có ông Nhiêu Giám lên kiếm cụ. Cụ mới cậy ông Lạc viết thơ mời ông Giám lên đặng bàn về thời cuộc.
Cụ Thủ Khoa thuật công chuyện của cụ xong rồi cụ hỏi hai ông Nhiêu theo tình trạng hai ông nói cho cụ nghe hồi nãy, vậy thì cụ phải làm việc gì bây giờ.
Hai ông Nhiêu nhìn nhau không trả lời.
Cụ Thủ Khoa mới nói: „Hiện giờ trước mặt tôi có mấy ngã đường nầy:
Thứ nhứt: Cứ nằm nhà ông Phủ cho ổng nuôi. Sống mà làm tốn cơm tốn áo của người ta vô ích cho mình, mà cũng vô ích cho đời, thì sống làm gì. Huống chi ổng cứ kính tặng tôi là anh hùng chí sĩ, dường như ổng muốn tôi hoạt động lại. Nếu như vì ý đó ổng bảo lãnh cho tôi ra khỏi tù, mà tôi nằm lì trong nhà thì ổng sẽ thất vọng cho tôi thuộc về hạng anh hùng rơm.
Thứ nhì: Ra hàng đầu Tây đặng lãnh quyền tước mà giúp giặc thâu phục đất nước của ông cha. Làm như vậy thì vinh thân phì gia nhưng phải mang tiếng bán nước hại dân muôn đời. Thánh nhơn nói: đời loạn ly hỗn độn mà mình được giàu sang thì hổ lắm. Tôi cũng là nhà nho như hai ông tôi sợ cài hổ đó nên không thể nào tôi chịu đầu giặc mà lãnh quyền tước.
Thứ ba: Tây đã lấy 6 tỉnh nầy rồi, thôi thì mình dời ra Bình Thuận, Khánh Hoà cho khỏi làm tôi mọi cho ngoại quốc. Trước thái độ nhu nhược của triều đình đã thấy rõ rồi, dầu mình dời đi tỉnh nào cũng không thoát khỏi cái ách nô lệ được.
Thứ tư: Cạo đầu vô chùa mà tu. Ðó là tư cách của hạng người ích kỹ, hễ thất vọng thì chán đời tìm nơi thanh tịnh mà ẩn núp. Chúng ta có tâm trí về nợ quốc gia, nợ xã hội, chúng ta không thể làm như họ được
Thứ năm: tìm nơi hẻo lánh ở mà dạy học, hoặc làm ruộng, hoặc lập vườn. Ðã quen tánh hoạt động đặng cứu dân giú nước, tôi không thể ngồi ngó dân đồ khổ, nước nguy vong.
Mấy ngã đường tôi kể ra đó, không ngã nào tôi đi được hết. Cụ Thủ Khoa suy nghĩ một chút rồi cụ nói tiếp: „Hiện giờ Thiên Hộ Dương vẫn còn hoạt động. Mà Ðồng Tháp Mười là chỗ dụng võ đắc lợi, ở vùng đó có thể tổ chức cuộc trường kỳ kháng chiến, có thể qui tụ những người ái quốc làm ruộng để lấy lúa mà nuôi binh lính, đổi súng đạn, lập một tri ều đình riêng biệt mà chống với giặc Tây, thắng thì mình thâu đất Lục Tỉnh trở về, còn như thất thì mình có sẵn hậu phương mà gây dựng lực lượng lại. Vậy tôi xin ông Nhiêu ở lại chơi vài bữa cho tôi sắp đặt rồi tôi theo ghe ông xuống Tân An kiếm thế lên Tháp Mười quan sát lực lượng của Thiên Hộ Dương coi thế nào mà bàn với người đó mà làm việc lớn“
Ông Nhiêu Giám nói:
- Tôi nghe Thiên Hộ Dương là một võ phu không có học thức, không thông chiến lược, tôi sợ e người không nhượng quyền cho ông sắp đặt việc lớn.
- Không hại gì. Ðể tôi lên đó tôi nói chuyện với người rồi xem địa thế tôi sẽ liệu.
- Người ta đã cho tôi thong thả, mà ông Phủ bảo lãnh tôi đó ổng cũng tỏ ý muốn tôi hoạt động lại, thế thì có ai ngăn cản gì đâu. Vậy ông chờ tôi chừng hai bữa. Xuống Tân An có lẽ tôi kiếm ghe tôi mướn đưa tôi lên Tháp Mười.
Ăn cơm trưa rồi cụ Thủ Khoa trở về nhà ông Phủ. Thiệt cách 2 bữa cụ xách hành lý một gói trở lại, cụ vui vẻ nói ông Phủ nghe cụ tính đi Tháp Mười ổng khen lắm, nên có tặng tiền bạc với vài bộ áo quần.
Ông Nhiêu Giám biểu Chí Linh xuống ghe sửa soạn đặng về, phải mua thịt cá đem theo cho cụ Thủ Khoa dùng dọc đường.
Ông Nhiêu Lạc thỏ thẻ với cụ Thủ Khoa:
- Cử chỉ của ông Phủ làm cho tôi nghi quá. Ổng là người tâm phúc của Tây. Ổng có công lớn nên người ta cho làm tới chức Tri Phủ. Ông bảo lãnh cụ nên Tây mới thả cụ. Tại sao ổng lại tặng bạc tiền xúi cụ đi kháng chiến?
- Ổng nói ổng bất đắc dĩ nên phải đầu giặc, chớ ổng kính mến nhà chí sĩ lắm. Không có sao đâu mà ngại. Mà tôi được ra ngoài như cá đã ra sông, thì tôi lội lặn thong thả. Mấy ông khỏi lo.
Ông Nhiêu lạc đãi cụ Thủ Khoa một bữa cơm trưa rồi đưa cụ xuống ghe đi với ông Nhiêu Giám và Chí Linh.
Ghe nhổ sào lui ra khỏi bến, cụ Thủ Khoa hớn hở như chim được sổ lòng bay về non cao rừng thẳm.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!