Đại nghĩa diệt thân - Chương 14 (Hồ Biểu Chánh)
Fairy Dream | Chat Online | |
18/08/2019 15:44:59 | |
Văn học trong nước | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
82 lượt xem
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 15 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 16 (hết) (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 13 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
- * Đại nghĩa diệt thân - Chương 12 (Hồ Biểu Chánh) (Văn học trong nước)
Ông Nhiêu Giám từ biệt cụ Thủ Khoa tại Rạch Chanh lên đi bộ mà về. Ông ra tới giồng Cánh Én thì trời đã sụp tối. Ông nghĩ ở nhà không có việc chi gấp đến phải chịu cực đi ban đêm mò về Tịnh Giang. Huống chi theo lời Chí Linh nói hồi chiều, thì đêm nay ở Cổ Chi có cuộc đụng chạm đẫm máu. Chi bằng ở nán lại đây cho gần đặng lắng nghe coi đêm nay ở Cổ Chi có xãy ra việc gì hay không.
Ông thấy ở mé sông có một nhà rộng rãi, sạch sẽ, ông ghé vô xin với chủ nhà cho ông nghỉ đỡ một đêm rồi sáng ông sẽ đi. Ông chủ nhà chừng 50 tuổi, hỏi ông là ai, đi đâu lỡ đường mà xin ngủ. Ông Nhiêu bày tỏ tên họ và nói rằng ông qua Rạch Chanh thăm bà con bận về lỡ trời tối về Tịnh Giang không kịp.
Ở vùng nầy ai cũng nghe ông Nhiêu Giám, bởi vậy chủ nhà chừng nghe xong tên thì niềm nở trải chiếu lấy gối mời ông nằm nghỉ lưng. Chủ nhà hỏi ông như chưa ăn cơm chiều thì sẽ biểu người nhà nấu cơm, dọn cho ông ăn. Ông cám ơn, nói rằng ông ăn cơm rồi ông mới đi về đây.
Chủ nhà nấu trà đãi ông uống, chủ khách ngồi nói chuyện chơi với nhau.
Hết canh một bỗng nghe có tiếng súng nổ xa xa. Hai người đều bước ra sân đứng nghe coi súng nổ hướng nào. Nghe ít tiếng súng nữa, ông chủ nhà chỉ mà nói nổ phía Cổ Chi. Kế nghe 3 tiếng súng lớn đó nổ phía vàm Rạch Chanh.
Ðứng chờ một hồi lâu, không nghe súng nữa, chủ khách mới trở vô nhà mà nghỉ. Ông Nhiêu nằm một mình suy nghĩ chắc ở Cổ Chi có chuyện rồi mà bên nào thắng, bên nào bại? Súng lớn ở đâu mà bắn phía vàm Rạch Chanh? Hồi chiều cụ Thủ Khoa đi được hay không? Hay là có Tây đón ngoài vàm chờ ghe cụ ra họ bắt?
Mấy câu hỏi đó cứ trạo trực trong trí ông hoài, làm cho ông nằm thổn thức ngủ không an giấc.
Trời vừa mới hừng sáng ông Nhiêu dậy sửa soạn đi về. Chủ nhà cầm ông ở uống một chén trà nóng cho ấm bụng rồi ông mới cáo từ mà đi.
Tuy ông nói đi về, mà ra khỏi nhà rồi ông lại đi qua làng Khánh Hậu chớ không đi Tịnh Giang, vì ông nghĩ Khánh Hậu có bà con và môn đệ của Chí Linh ở đó, nên ông qua Khánh Hậu đặng kiếm người thân với Chí Linh mà cậy đi dọ tin tức Cổ Chi và vàm Rạch Chanh.
Ông hỏi thăm nhà Sáu Tại là người bà con nuôi Chí Linh thuở nay. Ông đến đó. Sáu Tại có đi đám cưới của Linh nên biết ông Nhiêu. Chú mừng rỡ tiếp ông vô nhà.
Ông muốn dọ ý Sáu Tại nên hỏi:
- Chí Linh có về bên nầy hay không?
- Thưa có về hồi sáng hôm qua, về nói nó đi Sài Gòn với ông rước cụ Thủ Khoa về rồi. Nó sai em út đi mấy giồng gom nghĩa binh qua Cổ Chi đặng gặp cụ Thủ Khoa. Rồi nó cũng đi nữa, đi qua Cổ Chi đặng sắp đặt rước cụ Thủ Khoa nó chưa về.
Ông Nhiêu nhận thấy Sáu Tại hiểu công việc hết. Ông mới nói thiệt: „Chiều hôm qua tôi với cụ Thủ Khoa đậu ghe trong Rạch Chanh. Linh bơi xuồng ra cho hay có Mã tà với lính Tây bao chung quanh Cổ Chi. Nó khuyên cụ Thủ Khoa nên trở ra sông cái mà đi Tháp Mười, chớ đừng vô Cổ Chi mà mắc bẫy. Ghe cụ Thủ Khoa nhổ sào trở ra vàm. Tôi lên bờ rồi lên giồng Cánh Én ngủ nhờ một đêm nay. Còn Linh trở lại Cổ Chi chỉ huy cho anh em nghĩa binh chiến đấu với giặc.
Lối hết canh một tôi nghe có tiếng súng nhỏ nổ phía Cổ Chi rồi nghe súng lớn bắn ba phát phía vàm Rạch Chanh nữa. Bởi vậy sáng tôi không về, tôi quanh đây coi Linh có về đây hay không?
Sáu Tại nói:
- Thưa chưa thấy nó về. Hồi thôm tôi có nghe ba tiếng lớn. Mà mắc nằm trong nhà nên không hiểu bắn phía nào. Còn súng nhỏ vì ở xa nên tôi không nghe.
- Chí Linh chỉ huy nghĩa binh ở Cổ Chi. Hồi hôm nghe súng phía đó tôi lo quá. Phải có ai rãnh cậy họ lập thế đi nghe thử coi bên mình thắng hay bại.
- Ðược, được. Ông nằm nghỉ để tôi biểu nấu cơm ăn rồi tôi cậy người đi. Mà nếu có nổ súng mà đàn ông sợ khó đi. Ðể tôi kiếm đàn bà đi dễ hơn.
- Phải a. Chú cũng kiếm thêm một người qua vàm Rạch Chanh hỏi mấy nhà ở dựa mé sông coi hồi chiều hôm qua ghe của cụ Thủ Khoa đi êm hay không, Ghe hai chèo, mui lá.
- Thưa được. Phía đó tôi kiếm một ông già đi được.
Sáu Tại vô nhà bếp dặn vợ con nấu cơm đãi ông Nhiêu, còn anh ta đi ra xóm kiếm người đặng cậy đi nghe tin tức. Một lát anh ta trở về có dắt về một bà già chừng 60 tuổi bộ lanh lẹ, bặt thiệp với một ông già cũng cỡ đó, nhưng ông còn mạnh mẽ cứng cỏi.
Anh ta giới thiệu hai người ấy với ông Nhiêu: „Có bà Ba với ông Bảy chịu lãnh đi dọ tin tức giùm. Vậy tôi biểu hai người lại cho ông dặn đặng ăn cơm rồi có đi cho sớm. Bà Ba có đứa con, còn ông Bảy có đứa cháu, hai đứa đều là học trò của chú Linh hết. Hai người cũng muốn biết tin tức coi lành dữ lẽ nào“
Ông Nhiêu mừng nói được vậy thì tốt lắm. Vậy hai người rán nghe tin cho chắc rồi về thuật lại cho tôi nghe. Tôi nằm đây tôi chờ.
Ông Nhiêu ngoắc bà Ba lại gần mà nói: „Ăn cơm rồi bà kiếm khoai củ hay rau gì đó bỏ vô thúng giống gánh[1] đi làm bộ như đi bán theo xóm. Bà lên đường vô Cổ Chi mà đừng đi ngay vô đó, phải ghé xóm đó hỏi thăm trước coi có việc chi nguy hiểm hay không. Như liệu thể đi được thì sẽ đi. Rán hỏi cho biết coi hồi hôm lính Tây gặp nghĩa binh chỗ nào, đánh với nhau cách nào, bên nghĩa binh chết bao nhiêu rốt cuộc bên nào ăn bên nào thua. Bên mình có ai bị Tây bắt hay không?“
Bà Ba nói: „Tôi biết cách giả dạng mà dọ thám. Xin ông yên lòng nằm nhà mà nghỉ, để tôi nghe rõ tin tức rồi tôi về tôi nói lại cho ông biết.“
Ông Nhiêu kêu ông Bảy lại mà nói: „Còn phần ông Bảy, vì sợ Cổ Chi có chuyện, bữa nay Tây đem binh vô đó mà bố, nên tôi không dám cậy ông đi Cổ Chi, tôi muốn cậy ông qua phía vàm Rạch Chanh. Số là hôm qua cụ Thủ Khoa đậu ghe trong lòng Rạch Chanh, đợi Linh sắp đặt xong rồi nó ra rước cụ rồi thì sẽ vô Cổ Chi đặng gặp mặt tướng sĩ trong đoàn nghĩa binh, có tôi ở dưới ghe với cụ. Chiều lúc mặt trời còn chừng một sào, thì Linh bơi xuồng ra cho hay chuyện hội hiệp đã bể. Tây hay nên đặt lính bao vây Cổ Chi rồi Linh khuyên cụ Thủ Khoa lui ghe ra sông Cái mà đi thẳng lên Tháp Mười, đừng vô Cổ Chi mà mắc bẩy. Tôi lên bờ băng đồng ra Cánh Én. Cụ Thủ Khoa biểu ghe nhổ sào lui ra vàm đặng đi Bắc Chiên. Hồi hôm ở Cánh Én tôi nghe có 3 tiếng súng lớn nổ phía vàm Rạch Chanh. Tôi lo sợ quá, sợ Tây đem tàu ngữ ở đó mà bắt ghe cụ Thủ Khoa. Vậy ông Bảy chịu khó đi ra vàm hỏi thăm mấy nhà ở dựa mé sông coi hồi chiều hôm qua, lúc mặt trời gần lặng, có thấy chiếc ghe mui lá, hai chèo, ở trong Rạch Chanh ra vàm rồi quẹo đi lên phía Bắc Chiên, đi bình yên hay là có bị ai ngăn cản. Ghe ấy nhỏ, sức chở chừng một thiên lúa là nhiều. Ông rán hỏi cho kỹ rồi về cho tôi hay.“
Ông Bảy cũng sẵn lòng chịu đi.
Sáu Tại biểu hai người ngồi chơi, chờ cơm chín ăn cho no rồi sẽ đi. Ðể ông Nhiêu Giám nằm yên tại nhà Sáu Tại mà chờ tin tức.
Bây giờ mình dòm qua phía bên kia coi Thị Dần đi theo tốp lính của Quản Tồn mà làm chi đây. Ghe vô tới Trấn Ðịnh đậu lại cho lính lên đi bộ vô Cổ Chi. Quản Tồn dắt lính Mã tà đi trước. Thị Dần lóc cóc đi theo vừa chạy vừa khóc. Viên quan Hai chỉ huy hai trung đội lính tây theo sau. Tốp trước biết sau lưng có lực lượng mạnh mẽ hộ vệ, nên họ đi hăng hái, không lo sợ chi hết.
Ra khỏi giồng Trấn Ðịnh rồi thì thấy xóm Cổ Chi, nằm trước mặt xa xa. Chỉ phía trước có một người đàn bà gánh đồ đương quẹo vô xóm nhỏ, có mấy cái nhà lai rai, bên phía tay trái.
Lính vô tới Cổ Chi, mà trong xóm vẫn im lìm, không thấy dạng một người nào ra vô hết. Quản Tồn đứng đó. Bỗng nghe gần cái nhà phía tay trái có tiếng Thị Dần la khóc và kêu trời: „Trời đất ơi! Ảnh nằm đây nè! Ảnh chết rồi còn gì đâu mà kể!“
Quản Tồn chạy lại coi thiệt quả thây đội Ðạt. Ông ngồi xuống rờ coi thì chưn trái gãy, trên mặt bầm đen, răng gãy mấy cái lưng ngực cũng bầm. Thị Dần ôm thây chồng mà khóc.
Viên quan Hai vô tới, ngó thấy tử thi của lính nằm la liệt thì châu mày, liền ra lịnh cho phân từ tốp đi kiếm thây gom lại một chỗ, gặp súng đạn cũng phải góp lại, rồi cùng với Quản Tồn đi xem hết các nhà trong xóm.
Thiệt là một quang cảnh buồn thảm tiu hiu im lìm lặng lẽ. Trong xóm kể đến ba bốn chục cái nhà, mà nhà nào cũng bỏ trống, đồ đạc chỗ có chỗ không, nhưng bóng người thì tịnh vô, cũng không có vịt gà heo chó, chỉ có mấy cây sua đũa xơ rơ đứng ngó xuống rạch với những bụi chuối rậm rạp núp bóng bên hè.
Viên quan Hai chống nạnh đứng ngó qua phía rạch bên kia thí thấy một cánh đồng hoang nhà, minh mông tịch mịch, sậy đế[2] lố xố, bao giăng những cụm rừng tràm, cánh đồng ấy đi đến đâu, ngó tận chơn trời mà chưa thấy dứt.
Quản Tồn dắt viên quan Hai đi giáp xóm rồi trở lại cái nhà có sân rộng, chỗ hôm qua Chí Linh dọn dẹp đặng nhóm nghĩa binh. Lính tây với Mã tà đã khiêng hết tử thi của lính gom lại cái sân đó rồi để 17 tên lính chết sắp thành một hàng, còn Ðội Ðạt với Ðội Thành thì để nằm riêng. Thị Dần ngồi một bên Ðạt cứ ôm thây khóc kể nghe thảm thiết.
Còn hai người lính bị thương chớ chưa chết thì nằm trong nhà, cả hai người đều bị đâm, vết thương không sâu, nhưng bị máu ra nhiều, lại bỏ nằm cả đêm, không ai săn sóc, nên bịnh nhân đuối sức, không nói được nữa.
Viên quan Hai biểu lính đi kiếm cái võng rồi 4 người khiên 2 bịnh nhơn đi trước mà đem về ghe. Viên quan Hai nghe nói súng đạn mất hết thì rùn vai mà hỏi: „Lính chết hết còn ai giữ súng đạn mà khỏi mất?“
Quản Tồn kiếm thêm được hai cái võng nữa mới dạy hai lính Mã tà võng hai tử thi Ðội Ðạt với Ðội Thành đem về đặng chôn cho tử tế. Còn 17 tử thi nữa thì dạy lính Tây khiêng vác đem đi. Thị Dần cứ theo một bên thây chồng mà khóc.
Tử thi đem ra khỏi xóm rồi, viên quan Hai dạy Tồn hiệp với lính châm lửa đốt hết xóm Cổ Chi, ngọn lửa cháy bừng lên cửa nhà trong xóm rụi hết.
Ra tới Trấn Ðịnh, Thị Dần xin Quản Tồn về Mỹ Tho coi tẩn liệm giùm Ðạt cho tử tế, để chị ta ghé Tịnh Giang báo tin cho gia quyến của Ðạt hay.
Từ hồi trưa Tư Ðịnh đã có qua cho bà Nhiêu hay tin đồn đêm hồi hôm có đụng độ bên Cổ Chi. Chú tỏ ý lo ngại, vì theo lời bàn soạn thì khuya hôm qua thì cụ Thủ Khoa lên Cổ Chi nói chuyện với nghĩa binh một chút rồi cụ mới đi Tháp Mười. Ông Nhiêu với Chí Linh đưa cụ tới Cổ Chi rồi đạp đường bộ mà về, lẽ thì ông Nhiêu phải về tới hồi hôm, có trể lắm thì buổi sớm mơi nầy, sao trưa rồi không thấy ông về với Chí Linh lại nghe hồi hôm bên Cổ Chi có chuyện.
Bà Nhiêu với Trâm và Ðậu nghe tin như vậy thì có lòng lo, cậy Tư Ðịnh đi kiếm người mà hỏi thăm cho rành giùm coi ông Nhiêu với Chí Linh có tránh khỏi tai hoạ hay không.
Mấy mẹ con bà Nhiêu đương ngóng trông tin tức, đứng ngồi không yên thình lình Thị Dần áo quần tèm lem xơ xải[3] chạy a vô sân vừ khóc vừ kêu mà nói: „Mẹ ơi! Chị Hai ơi! Anh Ðạt chết rồi“.
Mấy mẹ con Bà Nhiêu chạy túa ra cửa mà hỏi: „Chết hồi nào? Chết ở đâu?“ Thị Dần vô tới nhà, ôm Thị Ðậu mà khóc và nói: „Chết hồi hôm bên Cổ Chi!“
Ba tiếng la „Trời đất ơi!“ nghe vang trong nhà bà Nhiêu, rồi tiếng khóc tiếp theo chen lộn với tiếng than phiền thê thảm.
Than khóc một hồi chú Tư Ðịnh hay, chú lật đât qua hỏi: „Có việc gì mà khóc vậy?“. Bà Nhiêu nước mắt nước mũi chàm ngoàm, bà đưa tay áo mà quẹt ngang và nói:
- Thằng Ðạt chết rồi chú tư à!
- Ủa sao mà chết? Chết hồi nào ở đâu?
- Chết bên Cổ Chi hồi hôm.
- Té ra chuyện người ta đồn có thiệt mà! Có chú Hai Ðạt trong đám đó hay sao? Ai nói với bà vậy?
- Con vợ nhỏ mới chạy vô cho hay đây.
Tư Ðịnh ngó Thị Dần chưng hửng. Chú nói: „Té ra có thím Hai nhỏ vô đây. Sao thím ở ngoài Mỹ mà thím hay nên vô báo tin vậy thím Hai? Thím thuật chuyện nghe coi“.
Thị Dần lấy khăn lau nước mắt mà nói: „Xế hôm qua anh Ðạt với Ðội Thành được lịnh mỗi người đem 10 tên lính vô Cổ Chi vây bắt nghĩa binh đang tụ tập lại dó. Ông quan Ba có cho tốp lính Tây theo sau mà ứng tiếp. Vô đó đánh với nhau thế nào không hiểu mà hồi khuya nầy tốp lính Tây trở về chỉ chở có một tên lính Mã tà bị thương. Theo lời tên lính đó thì sót có một mình nó, còn bao nhiêu chết hết.
Ông Quan Ba nghe tin thì thất kinh. Ông kêu anh tôi là Quản Tồn điểm lính Mã tà đi dẫn đường cho ông quan Hai vô Cổ Chi với hai trung đội lính Tây. Tôi xin đi theo đặng kiếm anh Ðạt, tôi tính cho ảnh bị thương chớ không đến nỗi chết. Xuống ghe đi hồi tảng sáng, đi đến nửa buổi vô mới tới chỗ. Thiệt quả thây chết nằm la liệt trong xóm. Tôi tìm được anh Ðạt trước hết. Anh bị đánh gãy chưn, mặt mày mình mẩy bầm hết. Ảnh chết đâu hồi hôm. Ðội Thành cũng chết. Còn lính chết 17 người. Có hai người còn thở hoi hóp, nhưng hết nói được, sợ chở về đây cũng sẽ chết nữa.“
Bà Nhiêu nóng nảy hỏi:
- Bây giờ thây thằng Ðạt còn để trong Cổ Chi hay sao?
- Thưa không! Lính võng hết ra Trấn Ðịnh đem xuống ghe chở về Mỹ Tho. Con có dặn anh Quản về trại coi tẩn liệm giùm anh Ðạt cho tử tế, để con ghé lại đây báo tin cho mẹ với chị Hai hay rồi con về sau.
Tư Dịnh hỏi Dần:
- Còn cụ Thủ Khoa với ông Nhiêu và cậu Linh đi đâu? Thím Hai có gặp ở trỏng hay không?
- Không có ai hết. Xóm vắng hoe, không có một con kiến. Chở tử thi đi rồi, ông quan Hai ra lịnh đốt cháy tiêu hết cả xóm.
- Kỳ dữ hôn! Hồi hôm có chuyện xung đột dữ tợn như vậy thì ông Nhiêu về chớ còn ở trỏng làm chi? Hồi sớm mơi Tây vô có ruồng bắt ai hay không?
- Có ai đâu mà bắt.
- Còn bên nghĩa binh có ai chết hay không?
- Tôi không biết. Họ gom thây lại mà đem về thì thấy lính Mã tà thôi chớ không có người ngoài.
Thị Ðậu hỏi bà Nhiêu:
- Chuyện như vậy, bây giờ mẹ tính làm sao mẹ?
- Tao có biết sao đâu mà tính.
- Phải có cha ở nhà cha ra xin xác anh Ðạt đem về vườn mình mà chôn.
- Ổng thù nó lắm. Ổng không nhận nó là con. Không cho đem xác về đây đâu mà mong. Tao biết mà, ổng mưu sự đặng ổng giết chết thằng Ðạt đó chớ ai.
Thị Dần nói: “Thưa mẹ, nhà binh chở hết tử thi về Mỹ đặng lo chôn cất. Vậy việc đó mẹ khỏi lo. Lại chôn anh Ðạt ngoài Mỹ có con chăm nom mồ mả cũng được. Bây giờ mẹ có muốn ra Mỹ đặng thấy mặt anh Ðạt lần chót, thì xin mẹ đi sớm sớm đặng ra tới trước khi người ta liệm”
Bà Nhiêu thở dài mà nói: “Thấy mặt nó càng thêm buồn chớ ích gì. Tao nhớ lại hôm qua nó ra về, bộ nó bịn rịn dường như không muốn đi. Có lẽ linh tánh mách nó sắp chết, nên khi ra đi nó buồn hiu. Thôi đứa nào muốn đi thì để tao ở nhà coi nhà”.
Thị Ðậu nói: “Vậy thì mẹ để con đi đặng đưa anh Ðạt đến phần mộ cho biết mộ chôn chỗ nào. Mẹ cũng cho con đem Tâm theo đặng nó để tang cho cha nó”.
Thị Trâm tiếp nói: “Xin mẹ cũng cho con đi với chị Hai để lấy ghe đi cho chị Dần về luôn. Ừa! Mà chị đi từ hồi khuya tới giờ chắc chị chưa ăn cơm. Cơm còn bộn. Ðể dọn cho chị ăn ba hột rồi sẽ đi”
Bà Nhiêu chịu Ðậu với Trâm đi. Tư Ðịnh nói chú cũng đi nữa. Chú biểu dọn cơm cho Dần ăn đi, để chú về thay áo rồi chú lại.
Trâm lo dọn cơm. Ðậu dắt Tâm vô buồng thay đồ. Bà Nhiêu ngồi khóc con. Bà trách ông Nhiêu bày chuyện theo cụ Thủ Khoa mà kháng chiến, nên Ðạt mới bị tình nghi, túng thế phải đi lính, rồi sanh họa đó. Nếu để cho Ðạt làm ruộng làm vườn yên thân, thì làm sao mà ra nông nổi như vầy. Bà nói bà khóc làm cho dâu con động lòng khóc hết cả nhà nữa.
Thị Dần rán ăn một chén cơm cho đỡ đói rồi bưng đồ dẹp đặng về cho sớm.
Chú Tư Ðịnh lại ngồi chờ nảy giờ. Ðậu với Trâm sửa soạn xong mới trình với mẹ đặng xuống ghe mà đi. Chú Tư Ðịnh vác hai cây chèo ra bến. Chú gay chèo lái chú chèo. Bà Nhiêu đưa dâu, con và cháu ra mé sông. Nước mắt tuông ra ngoài lau không ráo.
[1] giống là dụng cụ làm bằng mây để gánh những vật có dáy hình cầu như thúng, nồi lớn...
[2] sậy là loại cỏ có thân cao khỏi đầu người, thân rỗng, có mắt như cây trúc, lá dài không có răng cưa. Ðế giống như sậy,nhưng thân ít rỗng vì vậy chắc chắn hơn.
[3] xơ xác, tơi bời, rách nát
Ông thấy ở mé sông có một nhà rộng rãi, sạch sẽ, ông ghé vô xin với chủ nhà cho ông nghỉ đỡ một đêm rồi sáng ông sẽ đi. Ông chủ nhà chừng 50 tuổi, hỏi ông là ai, đi đâu lỡ đường mà xin ngủ. Ông Nhiêu bày tỏ tên họ và nói rằng ông qua Rạch Chanh thăm bà con bận về lỡ trời tối về Tịnh Giang không kịp.
Ở vùng nầy ai cũng nghe ông Nhiêu Giám, bởi vậy chủ nhà chừng nghe xong tên thì niềm nở trải chiếu lấy gối mời ông nằm nghỉ lưng. Chủ nhà hỏi ông như chưa ăn cơm chiều thì sẽ biểu người nhà nấu cơm, dọn cho ông ăn. Ông cám ơn, nói rằng ông ăn cơm rồi ông mới đi về đây.
Chủ nhà nấu trà đãi ông uống, chủ khách ngồi nói chuyện chơi với nhau.
Hết canh một bỗng nghe có tiếng súng nổ xa xa. Hai người đều bước ra sân đứng nghe coi súng nổ hướng nào. Nghe ít tiếng súng nữa, ông chủ nhà chỉ mà nói nổ phía Cổ Chi. Kế nghe 3 tiếng súng lớn đó nổ phía vàm Rạch Chanh.
Ðứng chờ một hồi lâu, không nghe súng nữa, chủ khách mới trở vô nhà mà nghỉ. Ông Nhiêu nằm một mình suy nghĩ chắc ở Cổ Chi có chuyện rồi mà bên nào thắng, bên nào bại? Súng lớn ở đâu mà bắn phía vàm Rạch Chanh? Hồi chiều cụ Thủ Khoa đi được hay không? Hay là có Tây đón ngoài vàm chờ ghe cụ ra họ bắt?
Mấy câu hỏi đó cứ trạo trực trong trí ông hoài, làm cho ông nằm thổn thức ngủ không an giấc.
Trời vừa mới hừng sáng ông Nhiêu dậy sửa soạn đi về. Chủ nhà cầm ông ở uống một chén trà nóng cho ấm bụng rồi ông mới cáo từ mà đi.
Tuy ông nói đi về, mà ra khỏi nhà rồi ông lại đi qua làng Khánh Hậu chớ không đi Tịnh Giang, vì ông nghĩ Khánh Hậu có bà con và môn đệ của Chí Linh ở đó, nên ông qua Khánh Hậu đặng kiếm người thân với Chí Linh mà cậy đi dọ tin tức Cổ Chi và vàm Rạch Chanh.
Ông hỏi thăm nhà Sáu Tại là người bà con nuôi Chí Linh thuở nay. Ông đến đó. Sáu Tại có đi đám cưới của Linh nên biết ông Nhiêu. Chú mừng rỡ tiếp ông vô nhà.
Ông muốn dọ ý Sáu Tại nên hỏi:
- Chí Linh có về bên nầy hay không?
- Thưa có về hồi sáng hôm qua, về nói nó đi Sài Gòn với ông rước cụ Thủ Khoa về rồi. Nó sai em út đi mấy giồng gom nghĩa binh qua Cổ Chi đặng gặp cụ Thủ Khoa. Rồi nó cũng đi nữa, đi qua Cổ Chi đặng sắp đặt rước cụ Thủ Khoa nó chưa về.
Ông Nhiêu nhận thấy Sáu Tại hiểu công việc hết. Ông mới nói thiệt: „Chiều hôm qua tôi với cụ Thủ Khoa đậu ghe trong Rạch Chanh. Linh bơi xuồng ra cho hay có Mã tà với lính Tây bao chung quanh Cổ Chi. Nó khuyên cụ Thủ Khoa nên trở ra sông cái mà đi Tháp Mười, chớ đừng vô Cổ Chi mà mắc bẫy. Ghe cụ Thủ Khoa nhổ sào trở ra vàm. Tôi lên bờ rồi lên giồng Cánh Én ngủ nhờ một đêm nay. Còn Linh trở lại Cổ Chi chỉ huy cho anh em nghĩa binh chiến đấu với giặc.
Lối hết canh một tôi nghe có tiếng súng nhỏ nổ phía Cổ Chi rồi nghe súng lớn bắn ba phát phía vàm Rạch Chanh nữa. Bởi vậy sáng tôi không về, tôi quanh đây coi Linh có về đây hay không?
Sáu Tại nói:
- Thưa chưa thấy nó về. Hồi thôm tôi có nghe ba tiếng lớn. Mà mắc nằm trong nhà nên không hiểu bắn phía nào. Còn súng nhỏ vì ở xa nên tôi không nghe.
- Chí Linh chỉ huy nghĩa binh ở Cổ Chi. Hồi hôm nghe súng phía đó tôi lo quá. Phải có ai rãnh cậy họ lập thế đi nghe thử coi bên mình thắng hay bại.
- Ðược, được. Ông nằm nghỉ để tôi biểu nấu cơm ăn rồi tôi cậy người đi. Mà nếu có nổ súng mà đàn ông sợ khó đi. Ðể tôi kiếm đàn bà đi dễ hơn.
- Phải a. Chú cũng kiếm thêm một người qua vàm Rạch Chanh hỏi mấy nhà ở dựa mé sông coi hồi chiều hôm qua ghe của cụ Thủ Khoa đi êm hay không, Ghe hai chèo, mui lá.
- Thưa được. Phía đó tôi kiếm một ông già đi được.
Sáu Tại vô nhà bếp dặn vợ con nấu cơm đãi ông Nhiêu, còn anh ta đi ra xóm kiếm người đặng cậy đi nghe tin tức. Một lát anh ta trở về có dắt về một bà già chừng 60 tuổi bộ lanh lẹ, bặt thiệp với một ông già cũng cỡ đó, nhưng ông còn mạnh mẽ cứng cỏi.
Anh ta giới thiệu hai người ấy với ông Nhiêu: „Có bà Ba với ông Bảy chịu lãnh đi dọ tin tức giùm. Vậy tôi biểu hai người lại cho ông dặn đặng ăn cơm rồi có đi cho sớm. Bà Ba có đứa con, còn ông Bảy có đứa cháu, hai đứa đều là học trò của chú Linh hết. Hai người cũng muốn biết tin tức coi lành dữ lẽ nào“
Ông Nhiêu mừng nói được vậy thì tốt lắm. Vậy hai người rán nghe tin cho chắc rồi về thuật lại cho tôi nghe. Tôi nằm đây tôi chờ.
Ông Nhiêu ngoắc bà Ba lại gần mà nói: „Ăn cơm rồi bà kiếm khoai củ hay rau gì đó bỏ vô thúng giống gánh[1] đi làm bộ như đi bán theo xóm. Bà lên đường vô Cổ Chi mà đừng đi ngay vô đó, phải ghé xóm đó hỏi thăm trước coi có việc chi nguy hiểm hay không. Như liệu thể đi được thì sẽ đi. Rán hỏi cho biết coi hồi hôm lính Tây gặp nghĩa binh chỗ nào, đánh với nhau cách nào, bên nghĩa binh chết bao nhiêu rốt cuộc bên nào ăn bên nào thua. Bên mình có ai bị Tây bắt hay không?“
Bà Ba nói: „Tôi biết cách giả dạng mà dọ thám. Xin ông yên lòng nằm nhà mà nghỉ, để tôi nghe rõ tin tức rồi tôi về tôi nói lại cho ông biết.“
Ông Nhiêu kêu ông Bảy lại mà nói: „Còn phần ông Bảy, vì sợ Cổ Chi có chuyện, bữa nay Tây đem binh vô đó mà bố, nên tôi không dám cậy ông đi Cổ Chi, tôi muốn cậy ông qua phía vàm Rạch Chanh. Số là hôm qua cụ Thủ Khoa đậu ghe trong lòng Rạch Chanh, đợi Linh sắp đặt xong rồi nó ra rước cụ rồi thì sẽ vô Cổ Chi đặng gặp mặt tướng sĩ trong đoàn nghĩa binh, có tôi ở dưới ghe với cụ. Chiều lúc mặt trời còn chừng một sào, thì Linh bơi xuồng ra cho hay chuyện hội hiệp đã bể. Tây hay nên đặt lính bao vây Cổ Chi rồi Linh khuyên cụ Thủ Khoa lui ghe ra sông Cái mà đi thẳng lên Tháp Mười, đừng vô Cổ Chi mà mắc bẩy. Tôi lên bờ băng đồng ra Cánh Én. Cụ Thủ Khoa biểu ghe nhổ sào lui ra vàm đặng đi Bắc Chiên. Hồi hôm ở Cánh Én tôi nghe có 3 tiếng súng lớn nổ phía vàm Rạch Chanh. Tôi lo sợ quá, sợ Tây đem tàu ngữ ở đó mà bắt ghe cụ Thủ Khoa. Vậy ông Bảy chịu khó đi ra vàm hỏi thăm mấy nhà ở dựa mé sông coi hồi chiều hôm qua, lúc mặt trời gần lặng, có thấy chiếc ghe mui lá, hai chèo, ở trong Rạch Chanh ra vàm rồi quẹo đi lên phía Bắc Chiên, đi bình yên hay là có bị ai ngăn cản. Ghe ấy nhỏ, sức chở chừng một thiên lúa là nhiều. Ông rán hỏi cho kỹ rồi về cho tôi hay.“
Ông Bảy cũng sẵn lòng chịu đi.
Sáu Tại biểu hai người ngồi chơi, chờ cơm chín ăn cho no rồi sẽ đi. Ðể ông Nhiêu Giám nằm yên tại nhà Sáu Tại mà chờ tin tức.
Bây giờ mình dòm qua phía bên kia coi Thị Dần đi theo tốp lính của Quản Tồn mà làm chi đây. Ghe vô tới Trấn Ðịnh đậu lại cho lính lên đi bộ vô Cổ Chi. Quản Tồn dắt lính Mã tà đi trước. Thị Dần lóc cóc đi theo vừa chạy vừa khóc. Viên quan Hai chỉ huy hai trung đội lính tây theo sau. Tốp trước biết sau lưng có lực lượng mạnh mẽ hộ vệ, nên họ đi hăng hái, không lo sợ chi hết.
Ra khỏi giồng Trấn Ðịnh rồi thì thấy xóm Cổ Chi, nằm trước mặt xa xa. Chỉ phía trước có một người đàn bà gánh đồ đương quẹo vô xóm nhỏ, có mấy cái nhà lai rai, bên phía tay trái.
Lính vô tới Cổ Chi, mà trong xóm vẫn im lìm, không thấy dạng một người nào ra vô hết. Quản Tồn đứng đó. Bỗng nghe gần cái nhà phía tay trái có tiếng Thị Dần la khóc và kêu trời: „Trời đất ơi! Ảnh nằm đây nè! Ảnh chết rồi còn gì đâu mà kể!“
Quản Tồn chạy lại coi thiệt quả thây đội Ðạt. Ông ngồi xuống rờ coi thì chưn trái gãy, trên mặt bầm đen, răng gãy mấy cái lưng ngực cũng bầm. Thị Dần ôm thây chồng mà khóc.
Viên quan Hai vô tới, ngó thấy tử thi của lính nằm la liệt thì châu mày, liền ra lịnh cho phân từ tốp đi kiếm thây gom lại một chỗ, gặp súng đạn cũng phải góp lại, rồi cùng với Quản Tồn đi xem hết các nhà trong xóm.
Thiệt là một quang cảnh buồn thảm tiu hiu im lìm lặng lẽ. Trong xóm kể đến ba bốn chục cái nhà, mà nhà nào cũng bỏ trống, đồ đạc chỗ có chỗ không, nhưng bóng người thì tịnh vô, cũng không có vịt gà heo chó, chỉ có mấy cây sua đũa xơ rơ đứng ngó xuống rạch với những bụi chuối rậm rạp núp bóng bên hè.
Viên quan Hai chống nạnh đứng ngó qua phía rạch bên kia thí thấy một cánh đồng hoang nhà, minh mông tịch mịch, sậy đế[2] lố xố, bao giăng những cụm rừng tràm, cánh đồng ấy đi đến đâu, ngó tận chơn trời mà chưa thấy dứt.
Quản Tồn dắt viên quan Hai đi giáp xóm rồi trở lại cái nhà có sân rộng, chỗ hôm qua Chí Linh dọn dẹp đặng nhóm nghĩa binh. Lính tây với Mã tà đã khiêng hết tử thi của lính gom lại cái sân đó rồi để 17 tên lính chết sắp thành một hàng, còn Ðội Ðạt với Ðội Thành thì để nằm riêng. Thị Dần ngồi một bên Ðạt cứ ôm thây khóc kể nghe thảm thiết.
Còn hai người lính bị thương chớ chưa chết thì nằm trong nhà, cả hai người đều bị đâm, vết thương không sâu, nhưng bị máu ra nhiều, lại bỏ nằm cả đêm, không ai săn sóc, nên bịnh nhân đuối sức, không nói được nữa.
Viên quan Hai biểu lính đi kiếm cái võng rồi 4 người khiên 2 bịnh nhơn đi trước mà đem về ghe. Viên quan Hai nghe nói súng đạn mất hết thì rùn vai mà hỏi: „Lính chết hết còn ai giữ súng đạn mà khỏi mất?“
Quản Tồn kiếm thêm được hai cái võng nữa mới dạy hai lính Mã tà võng hai tử thi Ðội Ðạt với Ðội Thành đem về đặng chôn cho tử tế. Còn 17 tử thi nữa thì dạy lính Tây khiêng vác đem đi. Thị Dần cứ theo một bên thây chồng mà khóc.
Tử thi đem ra khỏi xóm rồi, viên quan Hai dạy Tồn hiệp với lính châm lửa đốt hết xóm Cổ Chi, ngọn lửa cháy bừng lên cửa nhà trong xóm rụi hết.
Ra tới Trấn Ðịnh, Thị Dần xin Quản Tồn về Mỹ Tho coi tẩn liệm giùm Ðạt cho tử tế, để chị ta ghé Tịnh Giang báo tin cho gia quyến của Ðạt hay.
Từ hồi trưa Tư Ðịnh đã có qua cho bà Nhiêu hay tin đồn đêm hồi hôm có đụng độ bên Cổ Chi. Chú tỏ ý lo ngại, vì theo lời bàn soạn thì khuya hôm qua thì cụ Thủ Khoa lên Cổ Chi nói chuyện với nghĩa binh một chút rồi cụ mới đi Tháp Mười. Ông Nhiêu với Chí Linh đưa cụ tới Cổ Chi rồi đạp đường bộ mà về, lẽ thì ông Nhiêu phải về tới hồi hôm, có trể lắm thì buổi sớm mơi nầy, sao trưa rồi không thấy ông về với Chí Linh lại nghe hồi hôm bên Cổ Chi có chuyện.
Bà Nhiêu với Trâm và Ðậu nghe tin như vậy thì có lòng lo, cậy Tư Ðịnh đi kiếm người mà hỏi thăm cho rành giùm coi ông Nhiêu với Chí Linh có tránh khỏi tai hoạ hay không.
Mấy mẹ con bà Nhiêu đương ngóng trông tin tức, đứng ngồi không yên thình lình Thị Dần áo quần tèm lem xơ xải[3] chạy a vô sân vừ khóc vừ kêu mà nói: „Mẹ ơi! Chị Hai ơi! Anh Ðạt chết rồi“.
Mấy mẹ con Bà Nhiêu chạy túa ra cửa mà hỏi: „Chết hồi nào? Chết ở đâu?“ Thị Dần vô tới nhà, ôm Thị Ðậu mà khóc và nói: „Chết hồi hôm bên Cổ Chi!“
Ba tiếng la „Trời đất ơi!“ nghe vang trong nhà bà Nhiêu, rồi tiếng khóc tiếp theo chen lộn với tiếng than phiền thê thảm.
Than khóc một hồi chú Tư Ðịnh hay, chú lật đât qua hỏi: „Có việc gì mà khóc vậy?“. Bà Nhiêu nước mắt nước mũi chàm ngoàm, bà đưa tay áo mà quẹt ngang và nói:
- Thằng Ðạt chết rồi chú tư à!
- Ủa sao mà chết? Chết hồi nào ở đâu?
- Chết bên Cổ Chi hồi hôm.
- Té ra chuyện người ta đồn có thiệt mà! Có chú Hai Ðạt trong đám đó hay sao? Ai nói với bà vậy?
- Con vợ nhỏ mới chạy vô cho hay đây.
Tư Ðịnh ngó Thị Dần chưng hửng. Chú nói: „Té ra có thím Hai nhỏ vô đây. Sao thím ở ngoài Mỹ mà thím hay nên vô báo tin vậy thím Hai? Thím thuật chuyện nghe coi“.
Thị Dần lấy khăn lau nước mắt mà nói: „Xế hôm qua anh Ðạt với Ðội Thành được lịnh mỗi người đem 10 tên lính vô Cổ Chi vây bắt nghĩa binh đang tụ tập lại dó. Ông quan Ba có cho tốp lính Tây theo sau mà ứng tiếp. Vô đó đánh với nhau thế nào không hiểu mà hồi khuya nầy tốp lính Tây trở về chỉ chở có một tên lính Mã tà bị thương. Theo lời tên lính đó thì sót có một mình nó, còn bao nhiêu chết hết.
Ông Quan Ba nghe tin thì thất kinh. Ông kêu anh tôi là Quản Tồn điểm lính Mã tà đi dẫn đường cho ông quan Hai vô Cổ Chi với hai trung đội lính Tây. Tôi xin đi theo đặng kiếm anh Ðạt, tôi tính cho ảnh bị thương chớ không đến nỗi chết. Xuống ghe đi hồi tảng sáng, đi đến nửa buổi vô mới tới chỗ. Thiệt quả thây chết nằm la liệt trong xóm. Tôi tìm được anh Ðạt trước hết. Anh bị đánh gãy chưn, mặt mày mình mẩy bầm hết. Ảnh chết đâu hồi hôm. Ðội Thành cũng chết. Còn lính chết 17 người. Có hai người còn thở hoi hóp, nhưng hết nói được, sợ chở về đây cũng sẽ chết nữa.“
Bà Nhiêu nóng nảy hỏi:
- Bây giờ thây thằng Ðạt còn để trong Cổ Chi hay sao?
- Thưa không! Lính võng hết ra Trấn Ðịnh đem xuống ghe chở về Mỹ Tho. Con có dặn anh Quản về trại coi tẩn liệm giùm anh Ðạt cho tử tế, để con ghé lại đây báo tin cho mẹ với chị Hai hay rồi con về sau.
Tư Dịnh hỏi Dần:
- Còn cụ Thủ Khoa với ông Nhiêu và cậu Linh đi đâu? Thím Hai có gặp ở trỏng hay không?
- Không có ai hết. Xóm vắng hoe, không có một con kiến. Chở tử thi đi rồi, ông quan Hai ra lịnh đốt cháy tiêu hết cả xóm.
- Kỳ dữ hôn! Hồi hôm có chuyện xung đột dữ tợn như vậy thì ông Nhiêu về chớ còn ở trỏng làm chi? Hồi sớm mơi Tây vô có ruồng bắt ai hay không?
- Có ai đâu mà bắt.
- Còn bên nghĩa binh có ai chết hay không?
- Tôi không biết. Họ gom thây lại mà đem về thì thấy lính Mã tà thôi chớ không có người ngoài.
Thị Ðậu hỏi bà Nhiêu:
- Chuyện như vậy, bây giờ mẹ tính làm sao mẹ?
- Tao có biết sao đâu mà tính.
- Phải có cha ở nhà cha ra xin xác anh Ðạt đem về vườn mình mà chôn.
- Ổng thù nó lắm. Ổng không nhận nó là con. Không cho đem xác về đây đâu mà mong. Tao biết mà, ổng mưu sự đặng ổng giết chết thằng Ðạt đó chớ ai.
Thị Dần nói: “Thưa mẹ, nhà binh chở hết tử thi về Mỹ đặng lo chôn cất. Vậy việc đó mẹ khỏi lo. Lại chôn anh Ðạt ngoài Mỹ có con chăm nom mồ mả cũng được. Bây giờ mẹ có muốn ra Mỹ đặng thấy mặt anh Ðạt lần chót, thì xin mẹ đi sớm sớm đặng ra tới trước khi người ta liệm”
Bà Nhiêu thở dài mà nói: “Thấy mặt nó càng thêm buồn chớ ích gì. Tao nhớ lại hôm qua nó ra về, bộ nó bịn rịn dường như không muốn đi. Có lẽ linh tánh mách nó sắp chết, nên khi ra đi nó buồn hiu. Thôi đứa nào muốn đi thì để tao ở nhà coi nhà”.
Thị Ðậu nói: “Vậy thì mẹ để con đi đặng đưa anh Ðạt đến phần mộ cho biết mộ chôn chỗ nào. Mẹ cũng cho con đem Tâm theo đặng nó để tang cho cha nó”.
Thị Trâm tiếp nói: “Xin mẹ cũng cho con đi với chị Hai để lấy ghe đi cho chị Dần về luôn. Ừa! Mà chị đi từ hồi khuya tới giờ chắc chị chưa ăn cơm. Cơm còn bộn. Ðể dọn cho chị ăn ba hột rồi sẽ đi”
Bà Nhiêu chịu Ðậu với Trâm đi. Tư Ðịnh nói chú cũng đi nữa. Chú biểu dọn cơm cho Dần ăn đi, để chú về thay áo rồi chú lại.
Trâm lo dọn cơm. Ðậu dắt Tâm vô buồng thay đồ. Bà Nhiêu ngồi khóc con. Bà trách ông Nhiêu bày chuyện theo cụ Thủ Khoa mà kháng chiến, nên Ðạt mới bị tình nghi, túng thế phải đi lính, rồi sanh họa đó. Nếu để cho Ðạt làm ruộng làm vườn yên thân, thì làm sao mà ra nông nổi như vầy. Bà nói bà khóc làm cho dâu con động lòng khóc hết cả nhà nữa.
Thị Dần rán ăn một chén cơm cho đỡ đói rồi bưng đồ dẹp đặng về cho sớm.
Chú Tư Ðịnh lại ngồi chờ nảy giờ. Ðậu với Trâm sửa soạn xong mới trình với mẹ đặng xuống ghe mà đi. Chú Tư Ðịnh vác hai cây chèo ra bến. Chú gay chèo lái chú chèo. Bà Nhiêu đưa dâu, con và cháu ra mé sông. Nước mắt tuông ra ngoài lau không ráo.
[1] giống là dụng cụ làm bằng mây để gánh những vật có dáy hình cầu như thúng, nồi lớn...
[2] sậy là loại cỏ có thân cao khỏi đầu người, thân rỗng, có mắt như cây trúc, lá dài không có răng cưa. Ðế giống như sậy,nhưng thân ít rỗng vì vậy chắc chắn hơn.
[3] xơ xác, tơi bời, rách nát
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!