1984 - Chương 13 (George Orwell)
Đặng Ngọc | Chat Online | |
06/07/2019 10:59:53 | |
Văn học nước ngoài | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
82 lượt xem
- * 1984 - Chương 14 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
- * 1984 - Chương 15 (George Orwell) (Văn học trong nước)
- * 1984 - Chương 12 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
- * 1984 - Chương 11 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
Khi anh tỉnh dậy anh có cảm giác anh đã ngủ một giấc dài, nhưng một cái liếc vào chiếc đồng hồ cũ kỹ cho anh biết mới có hai mươi giờ ba mươi. Anh nằm ngủ gà một lúc; rồi tiếng hát to vang thường lệ vọng từ dưới sân lên:
Đó chỉ là một giấc mơ vô vọng,
Thoáng qua như một ngày xuân,
Nhưng một cái nhìn, một tiếng nói với mộng vàng theo đó
Đã cướp đi mất trái tim tôi !
Bài hát lẩm cẩm có vẻ vẫn được ưa chuộng. Vẫn nghe thấy nó khắp nơi. Nó sống lâu hơn bản Hận Ca. Julia thức dậy với tiếng hát, khoan khoái vươn mình rồi ra khỏi giường.
"Em đói," nàng nói. "Mình làm thêm một ít cà phê đi. Chết chửa ? Bếp tắt rồi và nước lạnh nguyên." Nàng nhấc bếp dầu lên lắc. "Hết dầu bên trong."
"Anh nghĩ thường mình có thể xin già Charrington một ít."
"Lạ là em đã canh chừng cho bếp đầy dầu. Em phải mặc áo quần vào mới được," nàng nói tiếp. "Trời có vẻ lạnh hơn."
Winston cũng đứng dậy mặc quần áo. Tiếng hát không biết mệt tiếp tục:
Người ta nói thời gian hàn mọi sự,
Người ta nói mình luôn luôn quên được;
Nhưng nụ cười với nước mắt bao năm
Vẫn quặn đau phím sợi cõi lòng tôi.
Anh vừa buộc thắt lưng trên bộ áo liền quần vừa bước ra cửa sổ. Mặt trời chắc đã lặn sau dãy nhà; nó không còn chiếu xuống sân nữa. Các hòn đá lát ướt như thể chúng đã được lau rửa, và anh có cảm tưởng trời cũng đã được rửa vì màu xanh giữa các ống khói quá tươi lạt. Người đàn bà đi qua đi lại không thấy mệt, miệng hết ngậm lại há, khi hát khi im, lấy tã phơi thêm, càng lúc càng nhiều. Anh tự hỏi không hiểu bà ta giặt giũ vì kế sinh nhai hay bà chỉ làm nô lệ cho hai ba chục đứa cháu nhỏ. Julia đã đến cạnh anh, cả hai như bị thôi miên nhìn xuống thân hình vạm vỡ dưới sân. Ngó ngưòi đàn bà trong giáng điệu đặc biệt của bà ta, với đôi cánh tay ụ giương lên phía dây tã, với bộ mông lực lưỡng như mông ngựa, lần đầu tiên anh bỗng thấy bà ta đẹp. Trước đây anh chưa bao giờ nghĩ rằng thân thể một người đàn bà cỡ năm mươi tuổi, sồ sề tới mức quái đản vì sinh đẻ, bị chai cứng và sần sùi vì việc nặng đến độ phát thô tận thớ giống như một củ cải quá chín, lại có thể đẹp được. Nhưng sự thể là vậy, vả lại, anh nghĩ, sao lại không được ? Tấm thân rắn chắc không đường cong y như một tảng đá hoa cương, và làn da ráp đỏ, so với thân hình của một cô gái tựa như quả cây hoa hồng sánh với hoa hồng. Tại sao lại coi quả kém hoa ?
"Bà ta đẹp," anh lẩm bẩm.
"Dễ chừng mông bà ta đo được một thước," Julia nói.
"Đấy là kiểu sắc đẹp của bà ta," Winston đáp.
Anh vòng tay dễ dàng quanh tấm eo mảnh dẻ của Julia. Từ háng tới đầu gối, hông của nàng cọ sát người anh. Từ thân thể họ sẽ không nẩy ra một đứa nhỏ nào. Đó là điều đáng kể họ không bao giờ làm được. Họ chỉ có thể truyền điều bí mật bằng lời nói, từ tâm trí này qua tâm trí kia. Người đàn bà dưới sân không có tâm trí, bà ta chỉ có đôi cánh tay vạm vỡ, một trái tim đầy nhiệt tình, và một cái bụng mắn đẻ. Anh tự hỏi bà ta đã sinh được bao nhiêu con. Dễ thường mười lăm người. Bà ta đã từng có kỳ thanh sắc khai hoa nhất thời của đóa hồng dại, trong khoảng một năm, xong bà ta đã bỗng phình lên như một trái cây màu mỡ, và đâm cứng đỏ thô, để rồi đời sống của bà toàn là giặt giũ, kỳ cọ, vá mạng, bếp nước, quét dọn, lau chùi, gắn sửa, cọ chải, giặt giũ, trước là cho con, sau là cho cháu, suốt ba mươi năm liền. Rốt cuộc bà ta vẫn còn hát. Lòng tôn kính của anh đối với bà lẫn trộn sao đó với cảnh trời lạt không mây duỗi trên không gian vô tận sau các ống khói. Kể cũng lạ khi nghĩ rằng trời y hệt đối với mọi người, tại Âu Á hay ở Đông Á cũng như tại nơi đây. Và dưới bầu trời, dân chúng cũng thật y nhau — khắp nơi, khắp thế giới, hàng trăm ngàn triệu người như thế cả, những người không biết đến sự hiện hữu của nhau, bị ngăn cách nhau bởi bức tường thù hận và dối trá, tuy gần giống nhau như lột — những người dân không bao giờ học nghĩ nhưng tích trữ trong trong tim gan thớ thịt cái sức mạnh sẽ có ngày đảo lộn thế giới. Nếu có hy vọng, nó nằm nơi dân đen ! Không cần đọc đoạn kết của quyển sách, anh biết đó phải là lời ủy thác cuối cùng của Goldstein. Tương lai thuộc về dân đen. Liệu anh có chắc rằng, khi thời đến, thế giới do họ xây dựng sẽ không xa lạ đối với anh, Winston Smith, chẳng kém gì thế giới của Đảng không ? Có chứ, vì ít nhất nó sẽ là một thế giới lành mạnh. Nơi nào có sự bình đẳng, có thể có sự lành mạnh. Chẳng sớm thì muộn, chuyện đó sẽ xảy ra, sức mạnh sẽ biến thành ý thức. Dân đen bất tử, không thể nghi ngờ điều này được khi nhìn vào dáng vóc kiên cường dưới sân. Tận cùng giờ thức tỉnh của dân đen sẽ đến. Và cho tới khi đó, dù phải một nghìn năm nữa, họ sẽ giữ mình sống sót chống mọi vận rủi, như thể chim muông, truyền cho nhau từ thân xác này qua thân xác kia nguồn sinh lực mà Đảng không dự chia được và cũng không sao diệt nổi.
"Em còn nhớ con chim chích chòe hát cho chúng mình hôm đầu tiên đó không, tại ven rừng ấy ?" anh hỏi.
"Nó không hát cho chúng mình," Julia cãi. "Nó hát để tự chiều nó. Không phải thế nữa. Nó chỉ hát, thế thôi."
Chim hát, dân đen hát, Đảng không hát. Khắp quanh thế giới, Tại Luân Đôn hay Nữu Ước, ở Phi Châu hay Ba Tây, tại những đất cấm bí ẩn bên kia biên giới, ngoài phố Ba Lê hay Bá Linh, tại các làng trên đồng bằng Nga vô tận, trong các tiệm tạp hóa ở Trung Hoa và Nhật Bản — khắp nơi đứng sững một bóng người vững chắc không thể khắc phục được, một hình thù trở thành quái dị vì làm lụng và thai nghén, cực nhọc từ ngày sinh đến lúc chết, nhưng vẫn hát. Từ những bộ hông mạnh mẽ đó một giống người có ý thức sẽ có ngày ra đời. Mình là kẻ chết, tương lai thuộc về họ. Nhưng mình có thể tham dự tương lai đó nếu mình biết bảo tồn tinh thần như họ duy trì thể xác, và lưu truyền án lý mật bảo rằng hai cộng hai là bốn.
"Mình là kẻ chết," anh nói.
"Minh là kẻ chết," Julia ngoan ngoãn lặp lại.
"Các ngươi là kẻ chết," một giọng đanh thép cất tiếng đằng sau họ.
Họ nhẩy xa nhau. Ruột Winston như băng lại. Anh có thể thấy lòng trắng bao quanh mống mắt Julia. Mặt nàng quay vàng sữa. Vết phấn đỏ còn điểm má nàng bật hẳn lên làm như chúng không dính líu gì với làn da ở dưới.
"Các ngươi là kẻ chết," giọng đanh thép nhắc lại.
"Ở đằng sau bức tranh," Julia nói như thở.
"Ở đằng sau bức tranh," giọng kia nhái. "Đứng yên tại chỗ ! Không được đụng đậy trước khi có lệnh !"
Sự đã đến, cuối cùng sự đã đến ! Họ không thể làm gì được hơn là đứng nhìn vào mặt nhau. Chạy trốn, ra khỏi nhà trước khi quá muộn — không một ý nào tương tự hiện qua óc họ. Không thể tưởng tới việc bất tuân giọng đanh thép từ tường vọng ra. Có tiếng cách như thể một chốt cửa bị vặn ngược và có tiếng kính vỡ. Bức tranh rớt xuống đất để lộ ra chiếc máy truyền hình đằng sau.
"Bây giờ chúng nhìn thấy được mình," Julia nói.
"Bây giờ chúng ta nhìn thấy được các ngươi," giọng nói tiếp lời. "Đứng ra giữa phòng. Xây lưng lại nhau. Khoanh tay sau đầu. Không được đụng vào nhau."
Họ không đụng vào nhau, nhưng anh tuồng như cảm thấy được sự run rẩy của thân thể Julia. Hay có lẽ đó chỉ là sự run rẩy của chính người anh. Anh có đủ sức ngăn được răng anh khỏi đánh lập cập, nhưng anh không kiềm chế nổi đầu gối anh. Có tiếng giầy ống thình thịch ở dưới, trong nhà và ngoài nhà. Sân hình như đầy người. Có vật gì bị kéo lê trên đá lát. Tiếng hát của người đàn bà đã vụt tắt. Có tiếng lăn ầm dài như thể chậu giặt bị quẳng qua sân, rồi có tiếng giận dữ hỗn độn kết cục bằng một tiếng kêu đau đớn.
"Nhà bị vây," Winston nói.
"Nhà bị vây," giọng nói lặp lại.
Anh nghe thấy Julia nghiến răng lại: "Em nghĩ mình nên từ giã nhau đây cho phải," nàng nói.
"Các ngươi từ giã nhau đi là đúng," giọng nói tiếp lời. Rồi một giọng nói khác hẳn, một giọng nhẹ, có học, mà Winston có cảm tưởng đã nghe được trước đây, xen vào; "Và nhân tiện, đương lúc còn câu chuyện, "Đây là cây nến để đưa anh đi ngủ, đây là thanh đao để chém cái đầu anh." !"
Có vật gì đập vào giường sau lưng Winston. Đầu một cái thang được ném qua cửa sổ đã chạm phải khung giường. Có người chèo qua lối cửa sổ. Có tiếng giầy ống giẫm trên cầu thang. Căn phòng đầy đàn ông lực lưỡng mặc đồng phục đen, chân đi giầy ống bịt sắt, tay cầm dùi cui.
Winston không còn run rẩy nữa. Ngay mắt, anh cũng không chớp mấy. Chỉ có một điều hệ trọng: giữ bình tĩnh, giữ bình tĩnh, không cho chúng cớ để đánh mình ! Một tên có bộ quai hàm nhẵn của võ sĩ quyền thuật trên đó cái miệng chỉ là vết gạch, ra đứng trước mặt anh, lắc lư dùi cui giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ với một vẻ đăm chiêu. Winston bắt gặp mắt hắn. Cảm tưởng như ở truồng, với tay để sau đầu và mặt mũi cùng thân thể phơi ra đó, gần như quá sức chịu đựng. Tên võ sĩ lè đầu một cái lưỡi trắng ra liếm chỗ đáng nhẽ là môi hắn, rồi bước qua mặt anh. Có một tiếng ầm khác. Có kẻ đã nhấc tấm chặn giấy thủy tinh lên khỏi bàn và đập nó tan thành mảnh trên đá lò.
Mảnh san hô, một vật uốn hồng nhỏ bé như một nụ hồng bằng đường gắn trên bánh ngọt, lăn qua tấm chùi chân. Nó nhỏ bé làm sao, Winston nghĩ, nó vẫn nhỏ bé làm sao ! Có tiếng hổn hển và tiếng đấm đằng sau anh, và anh bị đá mạnh vào đầu gối suýt mất thăng bằng. Một tên đàn ông đã đấm vào nhật tùng Julia, làm nàng gấp người lại làm hai như một cái thước kẻ bỏ túi. Nàng dãy dụa trên sàn cố lấy lại hơi. Winston không dám quay đầu lại dù chỉ một ly nhỏ, nhưng thỉnh thoảng gương mặt tái mét hổn hển của nàng hiện trong góc thị giác anh. Ngay trong cơn hãi hùng, cơ hồ anh cảm thấy đau đớn trong chính người anh, nhưng nỗi đau chết điếng không khẩn cấp bằng sự tranh đấu lấy lại hơi. Anh biết thế là thế nào; nỗi đau đớn ghê gớm dồn dập vẫn nằm đó nhưng chưa được thấy đau vì trước hết phải thở được đã. Rồi có hai tên đàn ông nắm vai và đầu gối nàng kéo nàng dậy, lôi nàng như một cái bị ra khỏi phòng. Winston thoáng thấy mặt nàng rũ xuống, vàng và quẹo lại, đôi mắt nhắm nghiền, vết phấn đỏ vẫn nguyên trên má, và đó là hình ảnh cuối cùng của nàng mà anh được thấy.
Anh đứng chết lặng. Chưa ai đánh anh. Nhiều tư tưởng tự động nhưng hình như hoàn toàn vô tích sự bắt đầu xuyên qua óc anh. Anh tự hỏi không biết chúng đã bắt ông Charrington chưa. Anh tự hỏi chúng đã đối xử ra sao với người đàn bà ngoài sân. Anh thấy buồn đi tiểu hết sức, và hơi lạ vì anh mới đái hai ba giờ trước. Anh để ý thấy đồng hồ trên bàn sưởi chỉ vào số chín, có nghĩa là hai mươi mốt giờ. Nhưng ánh sáng có vẻ quá mạnh. Ánh sáng không giảm độ vào lúc hai mươi mốt giờ vào một buổi chiều tháng tám sao ? Anh tự hỏi liệu anh và Julia đã nhầm giờ chăng — đã ngủ cả thời gian kim đồng hồ quay tròn và nghĩ rằng bây giờ là hai mươi mốt giờ trong khi thực ra đã là tám giờ ba mươi sáng ngày hôm sau. Nhưng anh không nghĩ xa hơn. Không thú vị gì.
Có tiếng bước khác, nhẹ hơn, trong lối đi. Ông Charrington vào phòng. Bộ điệu của mấy tên đàn ông mặc đồng phục đen bỗng thuần hơn. Cũng có cái gì thay đổi trong dáng điệu của ông Charrington. Mắt ông nhìn vào những mảnh chặn giấy thủy tinh.
"Nhặt các mảnh kia lên !" ông nói sẵng.
Một tên cúi xuống tuân lệnh. Giọng nói bình dân đã biến mất; Winston chợt hiểu anh đã nghe thấy giọng nói của ai mấy lúc trước trong máy truyền hình. Ông Charrington vẫn mặc chiếc áo khoác nhung cũ, nhưng tóc ông, trước đây gần bạc, đã hóa ra đen. Thêm vào ông không còn đeo kính. Ông ta đưa mắt sắc bén nhìn Winston có một lần như để kiểm tra căn cước anh, rồi không thèm để ý đến anh nữa. Ông ta vẫn dễ nhận ra, nhưng không còn là người cũ nữa. Thân hình ông ta đã thẳng lại và có vẻ lớn hơn. Mặt ông ta thay đổi rất ít, song le những thay đổi nhỏ đã làm ông hóa dạng hẳn. Cặp lông mày đen ít rậm hơn, những nét nhăn đã biến mất, các nét mặt dường như đã khác biệt; ngay cả mũi trông như ngắn hơn. Đó là khuôn mặt lanh lợi, lạnh lùng của một gã đàn ông chừng ba mươi nhăm tuổi. Winston sực nghĩ rằng lần thứ nhất trong đời anh, anh nhìn thấy và nhận ra một viên Cảnh Sát Tư Tưởng.
Đó chỉ là một giấc mơ vô vọng,
Thoáng qua như một ngày xuân,
Nhưng một cái nhìn, một tiếng nói với mộng vàng theo đó
Đã cướp đi mất trái tim tôi !
Bài hát lẩm cẩm có vẻ vẫn được ưa chuộng. Vẫn nghe thấy nó khắp nơi. Nó sống lâu hơn bản Hận Ca. Julia thức dậy với tiếng hát, khoan khoái vươn mình rồi ra khỏi giường.
"Em đói," nàng nói. "Mình làm thêm một ít cà phê đi. Chết chửa ? Bếp tắt rồi và nước lạnh nguyên." Nàng nhấc bếp dầu lên lắc. "Hết dầu bên trong."
"Anh nghĩ thường mình có thể xin già Charrington một ít."
"Lạ là em đã canh chừng cho bếp đầy dầu. Em phải mặc áo quần vào mới được," nàng nói tiếp. "Trời có vẻ lạnh hơn."
Winston cũng đứng dậy mặc quần áo. Tiếng hát không biết mệt tiếp tục:
Người ta nói thời gian hàn mọi sự,
Người ta nói mình luôn luôn quên được;
Nhưng nụ cười với nước mắt bao năm
Vẫn quặn đau phím sợi cõi lòng tôi.
Anh vừa buộc thắt lưng trên bộ áo liền quần vừa bước ra cửa sổ. Mặt trời chắc đã lặn sau dãy nhà; nó không còn chiếu xuống sân nữa. Các hòn đá lát ướt như thể chúng đã được lau rửa, và anh có cảm tưởng trời cũng đã được rửa vì màu xanh giữa các ống khói quá tươi lạt. Người đàn bà đi qua đi lại không thấy mệt, miệng hết ngậm lại há, khi hát khi im, lấy tã phơi thêm, càng lúc càng nhiều. Anh tự hỏi không hiểu bà ta giặt giũ vì kế sinh nhai hay bà chỉ làm nô lệ cho hai ba chục đứa cháu nhỏ. Julia đã đến cạnh anh, cả hai như bị thôi miên nhìn xuống thân hình vạm vỡ dưới sân. Ngó ngưòi đàn bà trong giáng điệu đặc biệt của bà ta, với đôi cánh tay ụ giương lên phía dây tã, với bộ mông lực lưỡng như mông ngựa, lần đầu tiên anh bỗng thấy bà ta đẹp. Trước đây anh chưa bao giờ nghĩ rằng thân thể một người đàn bà cỡ năm mươi tuổi, sồ sề tới mức quái đản vì sinh đẻ, bị chai cứng và sần sùi vì việc nặng đến độ phát thô tận thớ giống như một củ cải quá chín, lại có thể đẹp được. Nhưng sự thể là vậy, vả lại, anh nghĩ, sao lại không được ? Tấm thân rắn chắc không đường cong y như một tảng đá hoa cương, và làn da ráp đỏ, so với thân hình của một cô gái tựa như quả cây hoa hồng sánh với hoa hồng. Tại sao lại coi quả kém hoa ?
"Bà ta đẹp," anh lẩm bẩm.
"Dễ chừng mông bà ta đo được một thước," Julia nói.
"Đấy là kiểu sắc đẹp của bà ta," Winston đáp.
Anh vòng tay dễ dàng quanh tấm eo mảnh dẻ của Julia. Từ háng tới đầu gối, hông của nàng cọ sát người anh. Từ thân thể họ sẽ không nẩy ra một đứa nhỏ nào. Đó là điều đáng kể họ không bao giờ làm được. Họ chỉ có thể truyền điều bí mật bằng lời nói, từ tâm trí này qua tâm trí kia. Người đàn bà dưới sân không có tâm trí, bà ta chỉ có đôi cánh tay vạm vỡ, một trái tim đầy nhiệt tình, và một cái bụng mắn đẻ. Anh tự hỏi bà ta đã sinh được bao nhiêu con. Dễ thường mười lăm người. Bà ta đã từng có kỳ thanh sắc khai hoa nhất thời của đóa hồng dại, trong khoảng một năm, xong bà ta đã bỗng phình lên như một trái cây màu mỡ, và đâm cứng đỏ thô, để rồi đời sống của bà toàn là giặt giũ, kỳ cọ, vá mạng, bếp nước, quét dọn, lau chùi, gắn sửa, cọ chải, giặt giũ, trước là cho con, sau là cho cháu, suốt ba mươi năm liền. Rốt cuộc bà ta vẫn còn hát. Lòng tôn kính của anh đối với bà lẫn trộn sao đó với cảnh trời lạt không mây duỗi trên không gian vô tận sau các ống khói. Kể cũng lạ khi nghĩ rằng trời y hệt đối với mọi người, tại Âu Á hay ở Đông Á cũng như tại nơi đây. Và dưới bầu trời, dân chúng cũng thật y nhau — khắp nơi, khắp thế giới, hàng trăm ngàn triệu người như thế cả, những người không biết đến sự hiện hữu của nhau, bị ngăn cách nhau bởi bức tường thù hận và dối trá, tuy gần giống nhau như lột — những người dân không bao giờ học nghĩ nhưng tích trữ trong trong tim gan thớ thịt cái sức mạnh sẽ có ngày đảo lộn thế giới. Nếu có hy vọng, nó nằm nơi dân đen ! Không cần đọc đoạn kết của quyển sách, anh biết đó phải là lời ủy thác cuối cùng của Goldstein. Tương lai thuộc về dân đen. Liệu anh có chắc rằng, khi thời đến, thế giới do họ xây dựng sẽ không xa lạ đối với anh, Winston Smith, chẳng kém gì thế giới của Đảng không ? Có chứ, vì ít nhất nó sẽ là một thế giới lành mạnh. Nơi nào có sự bình đẳng, có thể có sự lành mạnh. Chẳng sớm thì muộn, chuyện đó sẽ xảy ra, sức mạnh sẽ biến thành ý thức. Dân đen bất tử, không thể nghi ngờ điều này được khi nhìn vào dáng vóc kiên cường dưới sân. Tận cùng giờ thức tỉnh của dân đen sẽ đến. Và cho tới khi đó, dù phải một nghìn năm nữa, họ sẽ giữ mình sống sót chống mọi vận rủi, như thể chim muông, truyền cho nhau từ thân xác này qua thân xác kia nguồn sinh lực mà Đảng không dự chia được và cũng không sao diệt nổi.
"Em còn nhớ con chim chích chòe hát cho chúng mình hôm đầu tiên đó không, tại ven rừng ấy ?" anh hỏi.
"Nó không hát cho chúng mình," Julia cãi. "Nó hát để tự chiều nó. Không phải thế nữa. Nó chỉ hát, thế thôi."
Chim hát, dân đen hát, Đảng không hát. Khắp quanh thế giới, Tại Luân Đôn hay Nữu Ước, ở Phi Châu hay Ba Tây, tại những đất cấm bí ẩn bên kia biên giới, ngoài phố Ba Lê hay Bá Linh, tại các làng trên đồng bằng Nga vô tận, trong các tiệm tạp hóa ở Trung Hoa và Nhật Bản — khắp nơi đứng sững một bóng người vững chắc không thể khắc phục được, một hình thù trở thành quái dị vì làm lụng và thai nghén, cực nhọc từ ngày sinh đến lúc chết, nhưng vẫn hát. Từ những bộ hông mạnh mẽ đó một giống người có ý thức sẽ có ngày ra đời. Mình là kẻ chết, tương lai thuộc về họ. Nhưng mình có thể tham dự tương lai đó nếu mình biết bảo tồn tinh thần như họ duy trì thể xác, và lưu truyền án lý mật bảo rằng hai cộng hai là bốn.
"Mình là kẻ chết," anh nói.
"Minh là kẻ chết," Julia ngoan ngoãn lặp lại.
"Các ngươi là kẻ chết," một giọng đanh thép cất tiếng đằng sau họ.
Họ nhẩy xa nhau. Ruột Winston như băng lại. Anh có thể thấy lòng trắng bao quanh mống mắt Julia. Mặt nàng quay vàng sữa. Vết phấn đỏ còn điểm má nàng bật hẳn lên làm như chúng không dính líu gì với làn da ở dưới.
"Các ngươi là kẻ chết," giọng đanh thép nhắc lại.
"Ở đằng sau bức tranh," Julia nói như thở.
"Ở đằng sau bức tranh," giọng kia nhái. "Đứng yên tại chỗ ! Không được đụng đậy trước khi có lệnh !"
Sự đã đến, cuối cùng sự đã đến ! Họ không thể làm gì được hơn là đứng nhìn vào mặt nhau. Chạy trốn, ra khỏi nhà trước khi quá muộn — không một ý nào tương tự hiện qua óc họ. Không thể tưởng tới việc bất tuân giọng đanh thép từ tường vọng ra. Có tiếng cách như thể một chốt cửa bị vặn ngược và có tiếng kính vỡ. Bức tranh rớt xuống đất để lộ ra chiếc máy truyền hình đằng sau.
"Bây giờ chúng nhìn thấy được mình," Julia nói.
"Bây giờ chúng ta nhìn thấy được các ngươi," giọng nói tiếp lời. "Đứng ra giữa phòng. Xây lưng lại nhau. Khoanh tay sau đầu. Không được đụng vào nhau."
Họ không đụng vào nhau, nhưng anh tuồng như cảm thấy được sự run rẩy của thân thể Julia. Hay có lẽ đó chỉ là sự run rẩy của chính người anh. Anh có đủ sức ngăn được răng anh khỏi đánh lập cập, nhưng anh không kiềm chế nổi đầu gối anh. Có tiếng giầy ống thình thịch ở dưới, trong nhà và ngoài nhà. Sân hình như đầy người. Có vật gì bị kéo lê trên đá lát. Tiếng hát của người đàn bà đã vụt tắt. Có tiếng lăn ầm dài như thể chậu giặt bị quẳng qua sân, rồi có tiếng giận dữ hỗn độn kết cục bằng một tiếng kêu đau đớn.
"Nhà bị vây," Winston nói.
"Nhà bị vây," giọng nói lặp lại.
Anh nghe thấy Julia nghiến răng lại: "Em nghĩ mình nên từ giã nhau đây cho phải," nàng nói.
"Các ngươi từ giã nhau đi là đúng," giọng nói tiếp lời. Rồi một giọng nói khác hẳn, một giọng nhẹ, có học, mà Winston có cảm tưởng đã nghe được trước đây, xen vào; "Và nhân tiện, đương lúc còn câu chuyện, "Đây là cây nến để đưa anh đi ngủ, đây là thanh đao để chém cái đầu anh." !"
Có vật gì đập vào giường sau lưng Winston. Đầu một cái thang được ném qua cửa sổ đã chạm phải khung giường. Có người chèo qua lối cửa sổ. Có tiếng giầy ống giẫm trên cầu thang. Căn phòng đầy đàn ông lực lưỡng mặc đồng phục đen, chân đi giầy ống bịt sắt, tay cầm dùi cui.
Winston không còn run rẩy nữa. Ngay mắt, anh cũng không chớp mấy. Chỉ có một điều hệ trọng: giữ bình tĩnh, giữ bình tĩnh, không cho chúng cớ để đánh mình ! Một tên có bộ quai hàm nhẵn của võ sĩ quyền thuật trên đó cái miệng chỉ là vết gạch, ra đứng trước mặt anh, lắc lư dùi cui giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ với một vẻ đăm chiêu. Winston bắt gặp mắt hắn. Cảm tưởng như ở truồng, với tay để sau đầu và mặt mũi cùng thân thể phơi ra đó, gần như quá sức chịu đựng. Tên võ sĩ lè đầu một cái lưỡi trắng ra liếm chỗ đáng nhẽ là môi hắn, rồi bước qua mặt anh. Có một tiếng ầm khác. Có kẻ đã nhấc tấm chặn giấy thủy tinh lên khỏi bàn và đập nó tan thành mảnh trên đá lò.
Mảnh san hô, một vật uốn hồng nhỏ bé như một nụ hồng bằng đường gắn trên bánh ngọt, lăn qua tấm chùi chân. Nó nhỏ bé làm sao, Winston nghĩ, nó vẫn nhỏ bé làm sao ! Có tiếng hổn hển và tiếng đấm đằng sau anh, và anh bị đá mạnh vào đầu gối suýt mất thăng bằng. Một tên đàn ông đã đấm vào nhật tùng Julia, làm nàng gấp người lại làm hai như một cái thước kẻ bỏ túi. Nàng dãy dụa trên sàn cố lấy lại hơi. Winston không dám quay đầu lại dù chỉ một ly nhỏ, nhưng thỉnh thoảng gương mặt tái mét hổn hển của nàng hiện trong góc thị giác anh. Ngay trong cơn hãi hùng, cơ hồ anh cảm thấy đau đớn trong chính người anh, nhưng nỗi đau chết điếng không khẩn cấp bằng sự tranh đấu lấy lại hơi. Anh biết thế là thế nào; nỗi đau đớn ghê gớm dồn dập vẫn nằm đó nhưng chưa được thấy đau vì trước hết phải thở được đã. Rồi có hai tên đàn ông nắm vai và đầu gối nàng kéo nàng dậy, lôi nàng như một cái bị ra khỏi phòng. Winston thoáng thấy mặt nàng rũ xuống, vàng và quẹo lại, đôi mắt nhắm nghiền, vết phấn đỏ vẫn nguyên trên má, và đó là hình ảnh cuối cùng của nàng mà anh được thấy.
Anh đứng chết lặng. Chưa ai đánh anh. Nhiều tư tưởng tự động nhưng hình như hoàn toàn vô tích sự bắt đầu xuyên qua óc anh. Anh tự hỏi không biết chúng đã bắt ông Charrington chưa. Anh tự hỏi chúng đã đối xử ra sao với người đàn bà ngoài sân. Anh thấy buồn đi tiểu hết sức, và hơi lạ vì anh mới đái hai ba giờ trước. Anh để ý thấy đồng hồ trên bàn sưởi chỉ vào số chín, có nghĩa là hai mươi mốt giờ. Nhưng ánh sáng có vẻ quá mạnh. Ánh sáng không giảm độ vào lúc hai mươi mốt giờ vào một buổi chiều tháng tám sao ? Anh tự hỏi liệu anh và Julia đã nhầm giờ chăng — đã ngủ cả thời gian kim đồng hồ quay tròn và nghĩ rằng bây giờ là hai mươi mốt giờ trong khi thực ra đã là tám giờ ba mươi sáng ngày hôm sau. Nhưng anh không nghĩ xa hơn. Không thú vị gì.
Có tiếng bước khác, nhẹ hơn, trong lối đi. Ông Charrington vào phòng. Bộ điệu của mấy tên đàn ông mặc đồng phục đen bỗng thuần hơn. Cũng có cái gì thay đổi trong dáng điệu của ông Charrington. Mắt ông nhìn vào những mảnh chặn giấy thủy tinh.
"Nhặt các mảnh kia lên !" ông nói sẵng.
Một tên cúi xuống tuân lệnh. Giọng nói bình dân đã biến mất; Winston chợt hiểu anh đã nghe thấy giọng nói của ai mấy lúc trước trong máy truyền hình. Ông Charrington vẫn mặc chiếc áo khoác nhung cũ, nhưng tóc ông, trước đây gần bạc, đã hóa ra đen. Thêm vào ông không còn đeo kính. Ông ta đưa mắt sắc bén nhìn Winston có một lần như để kiểm tra căn cước anh, rồi không thèm để ý đến anh nữa. Ông ta vẫn dễ nhận ra, nhưng không còn là người cũ nữa. Thân hình ông ta đã thẳng lại và có vẻ lớn hơn. Mặt ông ta thay đổi rất ít, song le những thay đổi nhỏ đã làm ông hóa dạng hẳn. Cặp lông mày đen ít rậm hơn, những nét nhăn đã biến mất, các nét mặt dường như đã khác biệt; ngay cả mũi trông như ngắn hơn. Đó là khuôn mặt lanh lợi, lạnh lùng của một gã đàn ông chừng ba mươi nhăm tuổi. Winston sực nghĩ rằng lần thứ nhất trong đời anh, anh nhìn thấy và nhận ra một viên Cảnh Sát Tư Tưởng.
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!