1984 - Chương 12 (George Orwell)
Đặng Ngọc | Chat Online | |
06/07/2019 10:59:37 | |
Văn học nước ngoài | Sưu tầm | Tp cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
73 lượt xem
- * 1984 - Chương 13 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
- * 1984 - Chương 14 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
- * 1984 - Chương 11 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
- * 1984 - Chương 10 (George Orwell) (Văn học nước ngoài)
Winston keo người vì mệt. Dùng chữ keo là đúng. Từ đó nảy tự nhiên trong óc anh. Thân hình anh tuồng như không những nhũn như keo mà còn trong suốt giống keo nũa. Anh có cảm tưởng nếu anh giơ tay lên cao anh sẽ nhìn được ánh sáng xuyên qua nó. Hồng và bạch huyết của anh đã rút hết khỏi người anh vì sự làm việc quá lạm, chỉ chừa lại một cấu trúc mảnh dẻ gồm thần kinh, xương và da. Các cảm giác của anh hình như bị phóng đại. Bộ áo liền quần của anh cưa vai anh, mặt đưòng lát cào chân anh, ngay cả sự khép hay mở tay ra cũng là một sự cố gắng làm các khớp xương tay kêu rắc.
Anh đã làm việc hơn chín mươi tiếng trong năm ngày. Ai ở trong Bộ cũng làm việc như vậy. Nay việc đã xong và anh hoàn toàn không có gì để làm, không có việc Đảng nào trước sáng mai. Anh có thể đến ở sáu tiếng nơi chỗ trú ẩn và về nhà nằm giường chín tiếng. Dưới nắng chiều dịu, anh bước chân chậm chạp trên một con phố tồi tàn về phía cửa tiệm ông Charrington, một mắt canh chừng các đội tuần tra, tuy tin một cách phi lý trong lòng rằng chiều nay không có nguy có kẻ phiền nhiễu anh. Chiếc cặp nặng mà anh đang xách dập vào đầu gối anh mỗi khi anh bước, truyền từ trên xuống dưới da cẳng anh một cảm giác ngứa ngáy. Trong cặp là Quyển sách anh giữ từ sáu ngày nay nhưng chưa mở ra, chưa cả nhìn nữa.
Vào ngày thứ sáu của Tuần Lễ Hận Thù, sau các đám rước, các bài diễn văn, sau các trò hô hào, hát xướng, biểu ngữ, bích chương, phim ảnh, hình sáp, lăn trống, tru kèn, dậm chân thình thịch, sau xích xe tăng kèn kẹt, đoàn máy bay ồ ồ, súng pháo ầm ĩ — sau sáu ngày như vậy, khi đại nhục khoái bập bùng tới điểm cực lạc và nỗi oán hận chung đối với Âu Á sôi điên cuồng đến độ nếu đám đông tóm được cả hai ngàn tên tội phạm chiến tranh Âu Á sẽ bị xử treo trước công chúng vào ngày cuối quá trình, thế nào họ cũng sẽ xé tan xác chúng — đúng lúc ấy có tin sau rót Đại Dương không đánh nhau với Âu Á. Đại Dương đánh nhau với Đông Á. Âu Á là đồng minh.
Dĩ nhiên, không có lời công nhận nào về một sự thay đổi đã xảy ra. Chỉ thấy, bỗng thình lình lập tức khắp nơi, có tin Đông Á chứ không phải là Âu Á là kẻ thù. Winston đang tham gia một cuộc biểu tình tại một quảng trường ở trung tâm Luân Đôn khi sự kiện diễn biến. Lúc đó vào đêm, các khuôn mặt trắng và cờ xí đỏ sáng nhợt dưới đèn. Quảng trường đông nghẹt hàng ngàn người, kể cả một khu gồm khoảng một nghìn học sinh trong y phục của Đoàn Gián Điệp. Trên một bục phủ vải đỏ, một diễn giả thuộc Đảng Trong, một người đàn ông nhỏ gầy có tay dài quá khổ và một cái đầu to trên đó lún phún vài mớ tóc rễ tre, đang hô hào dân chúng. Như một người nộm nhỏ bé queo lại vì căm hờn, hắn đưa một tay nắm chặt cổ máy ghi âm, trong khi tay kia, kếch xù cuối một cánh tay xương xẩu, cào hăm dọa không khí trên đầu hắn. Giọng hắn đanh kim qua máy phóng thanh, gầm ra một bảng kê khai bất tận kể lể những sự ác nghiệt, giết chóc, giam đày, cướp bóc, hiếp hãm, tra tấn tù binh, oanh tạc thường dân, tuyên truyền dối trá, tấn công vô cớ, vi phạm thỏa ước. Nghe hắn nói hầu như không thể không bị thuyết phục và điên tiết lên. Cứ chốc chốc sự cuồng nhiệt của đám đông lại sôi lên sùng sục và tiếng của diễn giả bị chìm dưới tiếng thú dại gầm hét không kềm nổi bật ra từ hàng ngàn cuống họng. Những tiếng hét man dại nhất thoát ra từ đám học sinh. Bài diễn văn kéo dài được chừng hai mươi phút thì có một người đưa tin chạy đến bục nhét một mẩu giấy vào tay diễn giả. Hắn mở giấy ra đọc nhưng không ngưng diễn thuyết. Không có gì thay đổi trong giọng nói hay điệu bộ hắn cũng như trong nội dung câu văn hắn, nhưng đột nhiên danh tính khác hẳn. Không có lời giải thích nhưng sự hiểu biết lan trong đám đông. Đại Dương đánh nhau với Đông Á ! Phút chốc có một cuộc chấn động lớn. Các cờ xí và bích chương trang hoàng quảng trường đều sai cả ! Gần nửa vẽ mặt sai. Có sự phá hoại ! Cán bộ của Goldstein ra tay đó ! Thể là có một gian khúc náo động để giật bích chương khỏi tường, để xé và giẫm nát cờ xí. Đoàn Gián Điệp trổ tài lạ trong việc trèo lên mái nhà cắt cờ đuôi nheo phất phơ trên ống khói. Nhưng nội hai ba phút cuộc náo động chấm dứt. Một tay nắm chặt cổ máy ghi âm, vai ấn mình về phía trước, tay rảnh cào không khí, diễn giả từ nẫy vẫn tiếp tục diễn thuyết. Phút sau, những tiếng gầm giận dữ hung bạo lại bật lên từ đám đông. Cơn Hận Thù tiếp tục y như trước ngoại trừ sự thay đổi đối tượng.
Điều làm Winston xúc động khi nghĩ lại là việc diễn giả nhảy từ đường lối này sang đường lối khác giữa câu, mà không ngập ngừng, không cả phạm cú pháp. Nhưng lúc đó anh có nhiều chuyện bận lòng hơn. Đương lúc lộn xộn khi bích chương bị xé giật, có một người đàn ông anh không rõ mặt đập tay vào vai anh và nói: "Xin lỗi, dường như ông đã đánh rơi chiếc cặp này." Không nói gì, anh lơ đãng cầm lấy cặp. Anh biết phải lâu ngày nữa anh mới có cơ hội nhìn vào trong đó. Khi cuộc biểu tình chấm dứt anh trở về Bộ Sự Thật mặc dầu lúc ấy đã gần hai mươi ba giờ. Toàn thể nhân viên trong Bộ đều làm vậy. Lệnh đã ra trên máy truyền hình gọi họ về nơi làm việc gần như không cần thiết.
Đại Dương đánh nhau với Đông Á: Đại Dương vẫn đánh nhau với Đông Á. Một phần lớn văn thư chính trị từ năm năm nay bây giờ đâm thành hoàn toàn hủ lậu. Các bản tường trình và tài liệu các loại, báo chí, sách vở, văn đả kích, phim, băng đĩa, hình ảnh, mọi thứ phải được cấp tốc sửa lại. Tuy không có chỉ thị, ai cũng biết rằng các trưởng Cục muốn nội một tuần không một chứng cứ nào về chiến tranh với Âu Á hay hiệp ước với Đông Á được tồn tại bất cứ đâu. Công việc nặng nhọc, nhất là vì thêm vào đó không được gọi đúng tên quá trình phải thực hiện. Ai ở trong Cục Văn Khố cũng làm việc mười tám trên hai mươi tư tiếng với hai đoạn giấc ba tiếng. Nệm được khiêng lên từ hầm trải khắp hành lang: cơm nước gồm bánh mì kẹp nhân và cà phê Chiến Thắng do nhân viên quán ăn đẩy xe mang tới. Mỗi lần ngưng tay vì tới phiên anh đi ngủ, Winston cố thu xếp cho không còn việc trên bàn, nhưng khi anh bò về bàn với mắt còn dính và người nhức mỏi, đã thấy một xấp cuốn giấy phủ bàn anh như một đống tuyết, vùi nửa chừng máy ghi âm và tràn xuống sàn, thành thử công việc đầu tiên của anh bao giờ cũng là sắp giấy lại thành chồng ngăn nắp để có chỗ làm việc. Điều ngán nhất là công việc không đơn thuần máy móc chút nào. Có khi chỉ cần thay tên này vào tên khác, nhưng bản tường trình nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận và trí tưởng tượng. Ngay tầm hiểu biết về địa dư để chuyển chiến tranh từ địa phương này sang địa phận khác cũng cần phải lớn lao.
Ngày thứ ba mắt anh đau không thể chịu được và cứ vài phút anh lại phải lau kính. Cơ hồ anh đang đương đầu với một công việc thể chất nặng nề, một việc anh có quyền từ chối, song le anh cứ bồn chồn lo lắng hoàn tất nó. Theo như bấy nhiêu anh nhớ, anh không bị xúc động bởi sự mỗi chữ anh thì thầm trong máy ghi âm, mỗi dấu bút mực của anh là một điều quyết ý giả dối. Như mọi người khác trong Cục anh chỉ lo cho sự giả mạo được hoàn hảo. Vào sáng ngày thứ sáu mức tuôn cuộn giấy giảm xuống. Trong đến một nửa tiếng không có gì tuột ra khỏi ống; rồi thêm một cuộn, rồi không thấy gì. Khắp nơi khoảng cùng một lúc công việc nhẹ đi. Một hơi thở dài tuy thầm kín lan khắp Cục. Một công chuyện khổng lồ không bao giờ được nhắc tới đã kết thúc. Bây giờ không một ai có thể dẫn chứng bằng tài liệu sự chiến tranh với Âu Á đã từng xảy ra. Tới mười hai trăm có thông cáo bất ngờ cho phép mọi nhân viên trong Bộ được nghỉ tới sáng hôm sau. Winston về nhà, xách theo chiếc cặp được anh kẹp giữ dưới chân khi làm việc và đặt dưới người khi đi ngủ, cạo râu, rồi suýt ngủ gật trong khi tắm mặc dầu nước chẳng ấm gì.
Khớp xương anh bẻ rắc một cách thú vị khi anh leo cầu thang lên gác cửa tiệm ông Charrington. Anh mệt mỏi nhưng không còn buồn ngủ nữa. Anh mở cửa sổ ra, châm cái bếp dầu nhỏ bẩn, và đặt một xoong nước để làm cà phê lên. Julia sắp sửa tới. Trong khi chờ đợi có Quyển sách. Anh ngồi xuống cái ghế bành cũ rích và tháo đai cặp ra.
Một quyển sách dày đen, do một người không chuyên nghề đóng, không có tên tác giả hay nhan đề ngoài bìa. Chữ in cũng có vẻ không đều mấy. Trang bị nhàu ở mép và dễ rách rời làm như cuốn sách đã qua nhiều tay. Câu đề ghi trên trang đầu như sau:
LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH CỦA
CHỦ NGHĨA TẬP THỂ QUẢ ĐẦU
do
Emmanuel Goldstein soạn
Winston bắt đầu đọc:
Anh đã làm việc hơn chín mươi tiếng trong năm ngày. Ai ở trong Bộ cũng làm việc như vậy. Nay việc đã xong và anh hoàn toàn không có gì để làm, không có việc Đảng nào trước sáng mai. Anh có thể đến ở sáu tiếng nơi chỗ trú ẩn và về nhà nằm giường chín tiếng. Dưới nắng chiều dịu, anh bước chân chậm chạp trên một con phố tồi tàn về phía cửa tiệm ông Charrington, một mắt canh chừng các đội tuần tra, tuy tin một cách phi lý trong lòng rằng chiều nay không có nguy có kẻ phiền nhiễu anh. Chiếc cặp nặng mà anh đang xách dập vào đầu gối anh mỗi khi anh bước, truyền từ trên xuống dưới da cẳng anh một cảm giác ngứa ngáy. Trong cặp là Quyển sách anh giữ từ sáu ngày nay nhưng chưa mở ra, chưa cả nhìn nữa.
Vào ngày thứ sáu của Tuần Lễ Hận Thù, sau các đám rước, các bài diễn văn, sau các trò hô hào, hát xướng, biểu ngữ, bích chương, phim ảnh, hình sáp, lăn trống, tru kèn, dậm chân thình thịch, sau xích xe tăng kèn kẹt, đoàn máy bay ồ ồ, súng pháo ầm ĩ — sau sáu ngày như vậy, khi đại nhục khoái bập bùng tới điểm cực lạc và nỗi oán hận chung đối với Âu Á sôi điên cuồng đến độ nếu đám đông tóm được cả hai ngàn tên tội phạm chiến tranh Âu Á sẽ bị xử treo trước công chúng vào ngày cuối quá trình, thế nào họ cũng sẽ xé tan xác chúng — đúng lúc ấy có tin sau rót Đại Dương không đánh nhau với Âu Á. Đại Dương đánh nhau với Đông Á. Âu Á là đồng minh.
Dĩ nhiên, không có lời công nhận nào về một sự thay đổi đã xảy ra. Chỉ thấy, bỗng thình lình lập tức khắp nơi, có tin Đông Á chứ không phải là Âu Á là kẻ thù. Winston đang tham gia một cuộc biểu tình tại một quảng trường ở trung tâm Luân Đôn khi sự kiện diễn biến. Lúc đó vào đêm, các khuôn mặt trắng và cờ xí đỏ sáng nhợt dưới đèn. Quảng trường đông nghẹt hàng ngàn người, kể cả một khu gồm khoảng một nghìn học sinh trong y phục của Đoàn Gián Điệp. Trên một bục phủ vải đỏ, một diễn giả thuộc Đảng Trong, một người đàn ông nhỏ gầy có tay dài quá khổ và một cái đầu to trên đó lún phún vài mớ tóc rễ tre, đang hô hào dân chúng. Như một người nộm nhỏ bé queo lại vì căm hờn, hắn đưa một tay nắm chặt cổ máy ghi âm, trong khi tay kia, kếch xù cuối một cánh tay xương xẩu, cào hăm dọa không khí trên đầu hắn. Giọng hắn đanh kim qua máy phóng thanh, gầm ra một bảng kê khai bất tận kể lể những sự ác nghiệt, giết chóc, giam đày, cướp bóc, hiếp hãm, tra tấn tù binh, oanh tạc thường dân, tuyên truyền dối trá, tấn công vô cớ, vi phạm thỏa ước. Nghe hắn nói hầu như không thể không bị thuyết phục và điên tiết lên. Cứ chốc chốc sự cuồng nhiệt của đám đông lại sôi lên sùng sục và tiếng của diễn giả bị chìm dưới tiếng thú dại gầm hét không kềm nổi bật ra từ hàng ngàn cuống họng. Những tiếng hét man dại nhất thoát ra từ đám học sinh. Bài diễn văn kéo dài được chừng hai mươi phút thì có một người đưa tin chạy đến bục nhét một mẩu giấy vào tay diễn giả. Hắn mở giấy ra đọc nhưng không ngưng diễn thuyết. Không có gì thay đổi trong giọng nói hay điệu bộ hắn cũng như trong nội dung câu văn hắn, nhưng đột nhiên danh tính khác hẳn. Không có lời giải thích nhưng sự hiểu biết lan trong đám đông. Đại Dương đánh nhau với Đông Á ! Phút chốc có một cuộc chấn động lớn. Các cờ xí và bích chương trang hoàng quảng trường đều sai cả ! Gần nửa vẽ mặt sai. Có sự phá hoại ! Cán bộ của Goldstein ra tay đó ! Thể là có một gian khúc náo động để giật bích chương khỏi tường, để xé và giẫm nát cờ xí. Đoàn Gián Điệp trổ tài lạ trong việc trèo lên mái nhà cắt cờ đuôi nheo phất phơ trên ống khói. Nhưng nội hai ba phút cuộc náo động chấm dứt. Một tay nắm chặt cổ máy ghi âm, vai ấn mình về phía trước, tay rảnh cào không khí, diễn giả từ nẫy vẫn tiếp tục diễn thuyết. Phút sau, những tiếng gầm giận dữ hung bạo lại bật lên từ đám đông. Cơn Hận Thù tiếp tục y như trước ngoại trừ sự thay đổi đối tượng.
Điều làm Winston xúc động khi nghĩ lại là việc diễn giả nhảy từ đường lối này sang đường lối khác giữa câu, mà không ngập ngừng, không cả phạm cú pháp. Nhưng lúc đó anh có nhiều chuyện bận lòng hơn. Đương lúc lộn xộn khi bích chương bị xé giật, có một người đàn ông anh không rõ mặt đập tay vào vai anh và nói: "Xin lỗi, dường như ông đã đánh rơi chiếc cặp này." Không nói gì, anh lơ đãng cầm lấy cặp. Anh biết phải lâu ngày nữa anh mới có cơ hội nhìn vào trong đó. Khi cuộc biểu tình chấm dứt anh trở về Bộ Sự Thật mặc dầu lúc ấy đã gần hai mươi ba giờ. Toàn thể nhân viên trong Bộ đều làm vậy. Lệnh đã ra trên máy truyền hình gọi họ về nơi làm việc gần như không cần thiết.
Đại Dương đánh nhau với Đông Á: Đại Dương vẫn đánh nhau với Đông Á. Một phần lớn văn thư chính trị từ năm năm nay bây giờ đâm thành hoàn toàn hủ lậu. Các bản tường trình và tài liệu các loại, báo chí, sách vở, văn đả kích, phim, băng đĩa, hình ảnh, mọi thứ phải được cấp tốc sửa lại. Tuy không có chỉ thị, ai cũng biết rằng các trưởng Cục muốn nội một tuần không một chứng cứ nào về chiến tranh với Âu Á hay hiệp ước với Đông Á được tồn tại bất cứ đâu. Công việc nặng nhọc, nhất là vì thêm vào đó không được gọi đúng tên quá trình phải thực hiện. Ai ở trong Cục Văn Khố cũng làm việc mười tám trên hai mươi tư tiếng với hai đoạn giấc ba tiếng. Nệm được khiêng lên từ hầm trải khắp hành lang: cơm nước gồm bánh mì kẹp nhân và cà phê Chiến Thắng do nhân viên quán ăn đẩy xe mang tới. Mỗi lần ngưng tay vì tới phiên anh đi ngủ, Winston cố thu xếp cho không còn việc trên bàn, nhưng khi anh bò về bàn với mắt còn dính và người nhức mỏi, đã thấy một xấp cuốn giấy phủ bàn anh như một đống tuyết, vùi nửa chừng máy ghi âm và tràn xuống sàn, thành thử công việc đầu tiên của anh bao giờ cũng là sắp giấy lại thành chồng ngăn nắp để có chỗ làm việc. Điều ngán nhất là công việc không đơn thuần máy móc chút nào. Có khi chỉ cần thay tên này vào tên khác, nhưng bản tường trình nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận và trí tưởng tượng. Ngay tầm hiểu biết về địa dư để chuyển chiến tranh từ địa phương này sang địa phận khác cũng cần phải lớn lao.
Ngày thứ ba mắt anh đau không thể chịu được và cứ vài phút anh lại phải lau kính. Cơ hồ anh đang đương đầu với một công việc thể chất nặng nề, một việc anh có quyền từ chối, song le anh cứ bồn chồn lo lắng hoàn tất nó. Theo như bấy nhiêu anh nhớ, anh không bị xúc động bởi sự mỗi chữ anh thì thầm trong máy ghi âm, mỗi dấu bút mực của anh là một điều quyết ý giả dối. Như mọi người khác trong Cục anh chỉ lo cho sự giả mạo được hoàn hảo. Vào sáng ngày thứ sáu mức tuôn cuộn giấy giảm xuống. Trong đến một nửa tiếng không có gì tuột ra khỏi ống; rồi thêm một cuộn, rồi không thấy gì. Khắp nơi khoảng cùng một lúc công việc nhẹ đi. Một hơi thở dài tuy thầm kín lan khắp Cục. Một công chuyện khổng lồ không bao giờ được nhắc tới đã kết thúc. Bây giờ không một ai có thể dẫn chứng bằng tài liệu sự chiến tranh với Âu Á đã từng xảy ra. Tới mười hai trăm có thông cáo bất ngờ cho phép mọi nhân viên trong Bộ được nghỉ tới sáng hôm sau. Winston về nhà, xách theo chiếc cặp được anh kẹp giữ dưới chân khi làm việc và đặt dưới người khi đi ngủ, cạo râu, rồi suýt ngủ gật trong khi tắm mặc dầu nước chẳng ấm gì.
Khớp xương anh bẻ rắc một cách thú vị khi anh leo cầu thang lên gác cửa tiệm ông Charrington. Anh mệt mỏi nhưng không còn buồn ngủ nữa. Anh mở cửa sổ ra, châm cái bếp dầu nhỏ bẩn, và đặt một xoong nước để làm cà phê lên. Julia sắp sửa tới. Trong khi chờ đợi có Quyển sách. Anh ngồi xuống cái ghế bành cũ rích và tháo đai cặp ra.
Một quyển sách dày đen, do một người không chuyên nghề đóng, không có tên tác giả hay nhan đề ngoài bìa. Chữ in cũng có vẻ không đều mấy. Trang bị nhàu ở mép và dễ rách rời làm như cuốn sách đã qua nhiều tay. Câu đề ghi trên trang đầu như sau:
LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH CỦA
CHỦ NGHĨA TẬP THỂ QUẢ ĐẦU
do
Emmanuel Goldstein soạn
Winston bắt đầu đọc:
Tác phẩm mới nhất:
- Kỉ niệm với 1 người thân (Văn học trong nước)
- Bốn mùa trong vườn (Văn học trong nước)
- Tặng cô (Hoàng Phương Linh) (Văn học trong nước)
- Miền trung anh dũng (Dương Tùng Lâm) (Văn học trong nước)
- Mai xa trường - Thời học sinh bước qua (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Lời dặn (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Suy Ngẫm (Lê Vũ Anh) (Văn học trong nước)
- Bạch Tuyết (Văn học trong nước)
- Lớp em (Đào Gia Như) (Văn học trong nước)
- Đồng quê tôi (Văn học trong nước)
- Xem tất cả tác phẩm >>
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Bạn có tác phẩm văn học, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi tác phẩm
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!